Tiểu Luận Đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi phức tạp, tình hình trong nước cũng đang có nhiều biến chuyển to lớn, một đòi hỏi bức thiết đặt ra với Nhà nước ta là phải tìm ra được những đường lối, chính sách hợp lý để phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh chính trị. Ngoài kiên định đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng vạch, tiếp thu những thành tựu chính trị - pháp lý của các nước khác, thì việc học hỏi nghiên cứu những phương cách xa xưa của cha ông cũng là một cách thức rất quan trọng.

    Chịu ảnh hưởng rất lớn từ những quan điểm, tư tưởng chính trị - pháp lý của phong kiến Trung Hoa, đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam cũng là sự vận dụng hài hoà giữa nhân trị và pháp trị. Nhưng đó không đơn thuần chỉ là sự cộng gộp các tư tưởng về cai trị của người Trung Hoa, mà là sự vận dụng có chọn lọc các quan điểm có nguồn gốc ngoại lai, và rồi dần biến đổi sao cho phù hợp với các đặc điểm văn hoá bản địa. Có thể nói đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam - kết quả của sự vận dụng cả nhân trị và pháp trị là một quan điểm có màu sắc Trung Hoa nhưng thực chất lại rất Việt Nam.

    1. Quan điểm nhân trị của nhà nước phong kiến Việt Nam bắt nguồn từ quan điểm đức trị của Nho giáo cũng như từ tư tưởng nhân ái của Đạo giáo, từ bi của Phật giáo.


    Tư tưởng đức trị của Nho giáo:


    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước áp dụng Nho giáo như là một phương thức quan trọng hàng đầu để xây dựng và củng cố vương quyền, mà nền tảng chủ yếu của nó là sử dụng tư tưởng Đức trị như một công cụ để đảm bảo tính hợp với lòng dân, với ý trời, với Thiên Mệnh.

    Về cái lợi của đức trị, Khổng Tử đã viết: " Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Hơn nữa, bề trên trọng lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng"(1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...