Thạc Sĩ Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN Y DƯỢC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DƯỢC PHẨM VÀ NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 4
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DƯỢC PHẨ
    M 4
    1. Khái niệm dược phẩm 4
    2. Vị trí, vai trò của dược phẩm 6
    3. Đặc điểm của dược phẩm 7
    II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 10
    1. Sự hình thành và phát triển 10
    2. Đặc điểm của ngành dược phẩm Việt Nam 13
    3. Quản lí của Nhà nước về dược phẩm 14
    III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH 17
    1. Ngành dược phẩm Pháp 18
    2. Ngành dược phẩm Ấn Độ 19
    3. Ngành dược phẩm Trung Quốc 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI NHẬP 23
    I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 23
    1. Hệ thống doanh nghiệp dược Việt Nam 24
    2. Thực trạng sản xuất dược phẩm 27
    2.1 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sản xuất dược phẩm 27
    2.1.1 Cơ sở vật chất – kĩ thuật 27
    2.1.3 Nguồn nhân lực 31
    2.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 31
    2.1.5 Các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất dược phẩm 32
    2.2. Tình hình sản xuất dược phẩm ở Việt Nam 35
    2.3 Thực trạng phân phối dược phẩm 48
    2.3.1 Tổng quan về hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam 48
    2.3.2 Thực trạng phân phối dược phẩm sản xuất trong nước 51
    II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI 57
    1. Môi trường cạnh tranh 57
    2. Thực trạng phát triển của dược phẩm ngoại tại thị trường Việt Nam 63
    2.1 Đặc điểm của dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam 63
    2.2 Tác động của dược phẩm ngoại nhập đến thị trường dược phẩm Việt Nam 70
    2.2.1 Sự biến động của giá thuốc 70
    2.2.2 Tình hình cung ứng thuốc nội cho bệnh viện 70
    3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập 71
    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI NHẬP 74
    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM. 74
    1. Những cơ sở để định hướng phát triển ngành dược 74
    1.1 Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm thế giới 74
    1.2 Tiềm năng của thị trường Việt Nam 75
    2. Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam 78
    II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI. 79
    1. Giải pháp từ các cấp quản lý 79
    1.1 Giải pháp từ Chính phủ 80
    1.1.1 Xây dựng đồng bộ, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về dược phẩm 80
    1.1.2. Tăng cường điều tiết thị trường dược phẩm cho phù hợp 81
    1.2. Giải pháp từ ngành dược phẩm 84
    1.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược 84
    1.2.2. Tăng cường quản lý hành nghề, đăng kí kinh doanh và chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 85
    1.2.3. Thường xuyên công bố danh mục thuốc thiết yếu và thuốc hiếm 86
    2. Giải pháp từ các doanh nghiệp 86
    2.1 Nâng cao năng lực sản xuất 86
    2.1.1 Thay đổi tư duy đầu tư và chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý 86
    2.1.2. Tăng cường vốn đầu tư và đổi mới công nghệ 89
    2.1.3. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất 90
    2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90
    2.1.5. Đẩy mạnh khai thác thông tin 91
    2.2 Giải pháp về sản phẩm 92
    2.2.1 Đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm 92
    2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 93
    2.2.3. Kiểm soát chi phí hạ giá thành sản phẩm 93
    2.2.4. Phát triển sản phẩm Đông dược 94
    2.3. Xây dựng hệ thống phân phối mạnh 95
    2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu dược phẩm Việt Nam 96
    2.5 Đẩy mạnh liên kết 96
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Với hơn 84 triệu dân thì việc phát triển ngành dược phẩm là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam. Nước ta là nước nhiệt đới nhiều bệnh tật phát sinh nên nhu cầu sử dụng thuốc hàng năm là rất lớn. Theo thống kê của Cục quản lí dược Việt Nam, tiêu dùng thuốc hàng năm của người dân đã tăng nhanh: năm 2005 là 9.85 USD/người, năm 2006 là 11.28 USD/người và năm 2007 là 13.28 USD/người. Dự kiến con số này sẽ còn tăng cao trong những năm tới đây khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
    Hiện nay thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính là thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Trong những năm qua, ngành công nghiệp dược trong nước đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của ngành là 12%/năm. Sản xuất trong nước đã đáp ứng được trên 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Toàn ngành phấn đấu sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% trị giá tiền thuốc vào năm 2010 và 70% năm 2015. Tuy nhiên, trên thực tế ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thử thách gay gắt. Thị trường trong nước bị thuốc ngoại chiếm giữ (chiếm tới 60% thị phần). Các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng sản xuất ra các loại thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là thuốc thông thường chủng loại chưa phong phú. Nhiều loại thuốc trong nước có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu do đó khả năng cạnh tranh là chưa cao. Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, mối quan hệ nước ngoài ngày càng tăng đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dược phẩm theo cam kết ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Chính vì thế để có thể phát triển, chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì việc ngành dược phẩm Việt Nam đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh thay thế hàng nhập khẩu là điều tất yếu. Đó cũng chính là lí do vì sao em chọn đề tài “Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập” làm đề tài khóa luận của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về ngành dược phẩm Việt Nam, thực trạng phát triển và khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại tại thị trường nội địa đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường dược phẩm khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển của dược phẩm Việt Nam và dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập. Trong đó đi sâu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của dược phẩm Việt Nam và dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra những giải pháp cho dược phẩm Việt Nam trong những năm tới.
    Phạm vi nghiên cứu là thị trường dược phẩm Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc thu thập tài liệu thực tế kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu và tạo cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đã được đưa ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...