Sách Dược lý học - Tập 1

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành:Bác sĩ Đa khoa

    Tác giả: GS.TS. Đào Văn Phan

    Sơ lược:


    Lời giới thiệu



    Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa khoa. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.


    Sách DƯỢC LÝ HỌC được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại học Y Hà Nội trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được các tác giả PGS.TS. Nguyễn Trần thị Giáng Hương, GS.TS. Đào Văn Phan, PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.


    Sách DƯỢC LÝ HỌC đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy - học chuyên ngành Bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế thẩm định năm 2007. Bộ Y tế quyết định ban hành là tài liệu dạy - học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.


    Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền, PGS.TS. Mai Phương Mai đã đọc và phản biện để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.


    Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

    VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ




    Nguồn: Bộ Y tế

    ISBN:Đ.01.Y.14

    Tài liệu tham khảo:


    1. Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội (2000): Dược lâm sàng đại cương - NXBYH.

    2. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội (1998): Dược lý học – NXBYH.

    3. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội (2005): Dược lý học lâm sàng - tái bản lần thứ nhất – NXBYH.

    4. Bộ Y tế - Dược thư Quốc gia Việt Nam - lần xuất bản thứ nhất – Hà Nội 2002.

    5. Bộ Y tế - Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V (2005).

    6. Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội (1997): Ký sinh trùng Y học - NXBYH.

    7. Các bộ môn Nội Trường Đại học Y Hà Nội (2000): Điều trị học Nội khoa - NXBYH.

    8. American Medical Association (1993): Drug evaluation annual.

    9. Bart Chernow (1994): The pharmacologic approach to the critically ill patient, 3rd edition - Williams & Wilkins.

    10. Bertram G. Katzung (2007): Basic and clinical pharmacology. 10th edition Appleton & Lange USA.

    11. British national formulary (2004). BNF 47th. British Medical Association and Royal pharmaceutical society of Great Britain.

    12. Bradley R. Williams (1994): Essentials of clinical pharmacology in nursing, 2nd edition - Springhouse corporation Pennsylvania.

    13. Cohen Y (2001): Pharmacologie. Masson.

    14. Eric J. Nestler (2001): Molecular neuropharmacology - McGraw - Hill Companies, Inc.

    15. Drug information (2002) American hospital formulary service (AHFS)

    16. Goodman & Gilman’s (2006): The pharmacological basis of therapeutics.

    11th edition - McGraw - Hill.

    17. Graham Smith D.G (2002) Aronson J.K: Oxford textbook of clinical pharmacology and drug therapy. 3rd edition - Oxford university press. ’s principles of internal medicine (1998), 14th edition - McGraw - Hill.

    18. Harrison

    19. Ingeborg C. Radde (1993): Pediatric pharmacology & therapeutics - Mosby.

    20. Lechat P (2002): Phamacologie médicale - Masson. Paris

    21. Martindale (2005). The complete drug reference, 34th edition.

    22. Michael J. Neal (2002): Medical pharmacology at a glance, 4th edition. Blackwell science.

    23. Page Cl., M. Cintis, M. Walker, B. Hoffman (2007): Integrated pharmacology - 3rd edition - Mosby Elsevier.

    24. PDR (2003). Physical desk references. Edward R. Barnhart.

    25. Rang and Dale''''''''s (2007): Pharmacology - 6th edition - Churchill Livingstone. Elsevier.

    26. Smith and Reynard (1992): Textbook of pharmacology - W.B. Saunders company.

    27. Wingard, L.B (1991): Human pharmacology. Mosby.

    28. Yakoub Aden Abdi (1995): Handbook of drugs for tropical parasitic infections. 2nd edition - Taylor & Francis.



    LỜI NÓI ĐẦU



    Cuốn sách này được biên soạn dùng để giảng dạy môn DƯỢC LÝ HỌC cho các Trường Đại học Y, đào tạo Bác sĩ đa khoa định hướng cộng đồng.


    Ngày nay, trên thị trường Việt Nam có tới hơn mười nghìn mặt hàng thuốc đang lưu hành. Các thầy thuốc luôn đứng trước thử thách rất lớn trong việc lựa chọn thuốc cho điều trị nhằm thực hiện phương châm "sử dụng thuốc an toàn và hợp lý".


    Thầy thuốc điều trị không "chạy" theo từng tên thuốc mà cần phải hiểu rõ tác dụng của từng nhóm thuốc để có hướng sử dụng cho đúng. Cuốn sách này được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ chế tác dụng của từng nhóm thuốc phân theo tác dụng sinh lý - bệnh lý - điều trị học. Trên cơ sở hiểu rõ cơ chế tác dụng, các thầy thuốc sẽ hiểu rõ các áp dụng lâm sàng của thuốc như chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn. Từ những kiến thức cơ bản này, trong quá trình thực hành, cùng với sự phát triển của các thuốc mới, người đọc hoàn toàn có thể hiểu thêm đặc điểm của các thuốc cụ thể để sử dụng được "an toàn và hợp lý".


    Khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển. Các loại thuốc mới đang liên tục xuất hiện. Thậm chí còn có thuốc bị loại trừ sau vài năm được phép lưu hành. Vì vậy các thầy thuốc cần luôn cập nhật thông tin bằng các nguồn khác nhau. Cuốn sách giáo khoa không thể làm được việc này vì sau vài năm mới tái bản một lần.


    Các tác giả cố gắng biên soạn những kiến thức dược lý học cơ bản cho sinh viên theo đúng chương trình quy định của Bộ Y tế. Những kiến thức này đủ để làm cơ sở cho sinh viên y đa khoa thực hành và tự học sau khi ra trường.


    Các tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc và các đồng nghiệp trong ngành y dược.

    CÁC TÁC GIẢ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...