Luận Văn dụng lý thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương từ trường vật lý 11 nâng cao THPT

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cám ơn . iii
    Mục lục . 1
    Danh mục các chữ viết tắt 4
    Danh mục các hình, sơ đồ và bảng 5
    MỞ ĐẦU . 6
    1. Lý do chọn đề tài . 6
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 8
    3. Mục tiêu đề tài . 9
    4. Giả thuyết khoa học 9
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
    6. Đối tượng nghiên cứu 9
    7. Phạm vi nghiên cứu . 9
    8. Phương pháp nghiên cứu 9
    9. Cấu trúc luận văn 10
    10. Đóng góp mới của đề tài 10
    NỘI DUNG 11
    Chương 1. Cơ sở lý luận tổ chức dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo . 11
    1.1. Hoạt động dạy học . 11
    1.1.1. Bản chất hoạt động học . 11
    1.1.2. Bản chất hoạt động dạy . 12
    1.1.3. Sự tương tác trong hệ dạy học . 12
    1.1.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh . 13
    1.2. Lý thuyết kiến tạo nhận thức . 14
    1.2.1. Luận điểm cơ bản của J.Piaget vàVygotsky về nhận thức 14
    1.2.2. Kiến tạo cơ bản . 17
    1.2.3. Kiến tạo xã hội 18
    1.2.4. Lý thuyết kiến tạo và dạy học 19
    1.2.5. Vai trò quan niệm riêng của người học đối với dạy học . 25
    1.3. Dạy học kiến tạo trong môn vật lý trung học phổ thông 26
    1.3.1. Dạy học kiến tạo với mục tiêu dạy học vật lý trung học phổ thông . 26
    1.3.2. Tổ chức dạy học kiến tạo trong môn vật lý trung học phổ thông 28
    1.4. Phương pháp thực nghiệm vật lý trong dạy học kiến tạo ở môn vật lý trung học phổ thông 29
    1.4.1. Phương pháp thực nghiệm . 29
    1.4.2. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý . 29
    1.4.3. Phương pháp thực nghiệm vật lý trong dạy học kiến tạo ở môn vật lý trung học phổ thông 30
    1.5. Đề xuất mô hình dạy học kiến tạo trong môn vật lý trung học phổ thông dựa trên phương pháp thực nghiệm 32
    Kết luận chương 1 36
    Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học kiến tạo một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao . 38
    2.1. Đặc điểm chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao . 38
    2.1.1. Cấu trúc và mục tiêu dạy học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao. 38
    2.1.2. Những khó khăn gặp phải khi dạy học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 39
    2.1.3. Khả năng giải quyết những khó khăn trên của việc vận dụng dạy học kiến tạo vào dạy học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 40
    2.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị . 41
    2.3. Điều tra quan niệm riêng của HS về một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 45
    2.3.1. Điều tra quan niệm riêng của HS trước khi học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 45
    2.3.2. Điều tra quan niệm riêng của HS sau khi học chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 46
    2.4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học kiến tạo một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 47
    2.4.1. Xác định các đơn vị kiến thức có thể triển khai dạy học kiến tạo 47
    2.4.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học trực quan . 48
    2.5. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 54
    2.5.1. Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về khái niệm từ trường, tương tác từ 54
    2.5.2. Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản P27
    2.5.3. Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song P33
    2.5.4. Thiết kế tiến trình kiến tạo kiến thức về lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện P39
    Kết luận chương 2 70
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm . 71
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 71
    3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm . 71
    3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 71
    3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 71
    3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 72
    3.3.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành thực nghiệm sự phạm 72
    3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm . 73
    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 73
    3.4.1. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm . 73
    3.4.2. Kiểm định giả thuyết thống kê 77
    Kết luận chương 3 78
    KẾT LUẬN CHUNG 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82
    PHỤ LỤC . P1









    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Viết tắt
    [/TD]
    [TD]Viết đầy đủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DHKT
    [/TD]
    [TD]Dạy học kiến tạo
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐC
    [/TD]
    [TD]Đối chứng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GD
    [/TD]
    [TD]Giáo dục
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV
    [/TD]
    [TD]Giáo viên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HS
    [/TD]
    [TD]Học sinh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LTKT
    [/TD]
    [TD]Lý thuyết kiến tạo
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PPDH
    [/TD]
    [TD]Phương pháp dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PPTN
    [/TD]
    [TD]Phương pháp thực nghiệm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SGK
    [/TD]
    [TD]Sách giáo khoa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THCS
    [/TD]
    [TD]Trung học cơ sở
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THPT
    [/TD]
    [TD]Trung học phổ thông
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TN
    [/TD]
    [TD]Thực nghiệm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TNg
    [/TD]
    [TD]Thí nghiệm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TNSP
    [/TD]
    [TD]Thực nghiệm sư phạm
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]













    DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
    Hình 1.1. Cấu trúc tâm lý của họat động học . 12
    Hình 1.2. Mô hình tương tác trong hệ dạy học . 13
    Hình 1.3. Sơ đồ mô tả PPTN 29
    Hình 2.1. Tiến trình dạy học thường thấy ở GV THPT 42
    Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN 74
    Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm ĐC và TN 74
    Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TN 75
    Hình 3.4. Biểu đồ phân loại theo học lực của HS . 75
    Sơ đồ 1.1. Con đường hình thành tính tích cực nhận thức của HS . 14
    Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kiến tạo kiến thức của nhóm CLIS 24
    Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kiến tạo kiến thức áp dụng PPTN 32
    Sơ đồ 2.1. Cấu trúc lôgic chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao 38
    Bảng 3.1. Bảng sĩ số của HS được chọn làm mẫu TN 72
    Bảng 3.2. Bảng số liệu về học lực của HS . 72
    Bảng 3.3. Bảng thống kê các điểm số (X[SUB]i[/SUB]) của bài kiểm tra 73
    Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất . 74
    Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất tích lũy . 75
    Bảng 3.6. Bảng phân loại theo học lực của HS . 75
    Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số 76









    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện.
    Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định: “ ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ” [7].
    Trên tinh thần đó, ngành giáo dục nước ta đã có chủ trương đổi mới toàn diện: từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK đến PPDH, phương tiện, hình thức kiểm tra – đánh giá. Với nội dung chương trình, sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thật sự cần thiết.
    Điều 28 Luật giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [14].
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo QĐ số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tích cực, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập .”[2].
    Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, phải phát huy được tính tích cực của người học, phải đặt người học vào tình huống có vấn đề, ở đó người học được hoạt động nhiều nhất để phát huy vai trò và khả năng của mình.
    Trên thực tế, có nhiều phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng ở các trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, . nhưng việc vận dụng các phương pháp đó chưa thật phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng một cách hợp lý vào trong quá trình dạy học của mình.
    Trong các lý thuyết hiện đại về dạy học tôi đặc biệt quan tâm đến lý thuyết kiến tạo. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết kiến tạo là giúp người học xây dựng kiến thức trên cơ sở sử dụng và xem xét lại kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của mình. Những hiểu biết, kinh nghiệm có thể được bổ sung hoàn thiện, phát triển hoặc có thể phải thay đổi trong quá trình học tập, từ đó giúp người học nắm được hệ thống tri thức một cách bền vững và có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Lý thuyết kiến tạo cũng đề cao vai trò chủ động của người học. Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm dạy học đổi mới của nước ta hiện nay là dạy học tập trung vào người học, vì người học. Lý thuyết kiến tạo còn quan tâm đến quan niệm riêng trước khi học của người học. Trong thời đại bùng nổ thông tin, người học được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, thầy giáo và sách giáo khoa không còn là nguồn thông tin duy nhất như cách đây vài ba chục năm trước. Dạy học tập trung vào người học, xuất phát từ người học trước hết là phải dựa trên chính các quan niệm riêng, tổ chức cho người học vận hành các quan niệm riêng để giải quyết vấn đề trong sự tương tác trao đổi với bạn học để đồng hóa hoặc điều ứng, đưa kiến thức mới vào trong hệ thống các tri thức kỹ năng kinh nghiệm của mình. Đó là con đường tốt nhất để lĩnh hội kiến thức kỹ năng và hình thành nhân cách.
    Trong chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao có một số nội dung kiến thức được đánh giá là khó đối với HS. Đó cũng là những kiến thức nhiều GV cho là “khó dạy”. Vì vậy vấn đề đặt ra là khi dạy học các kiến thức đó, làm thế nào để tổ chức cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả. Có thể có những cách khác nhau nhưng việc tổ chức dạy học dựa trên vốn kinh nghiệm của HS thông qua hoạt động sống và những kiến thức mà họ đã được trang bị là một trong những cách thức tốt để đạt được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế dạy học tôi thấy một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao có đặc điểm như trên.
    Chính vì các lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Vận dụng lý thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương “từ trường” vật lý 11 nâng cao” THPT.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...