Thạc Sĩ Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


    1.1. Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người cũng như đối
    với khả năng học tập của học sinh. Không có khả năng ghi nhớ, con người không thể
    hoạt động một cách bình thường. Nhờ tích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm và
    vận dụng chúng vào cuộc sống mà con người không ngừng cải tạo tự nhiên và xã hội
    nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân. I.M. Xêtrênốp cho rằng trí
    nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lí” là “cơ sở của sự phát triển tâm lí”,
    “nếu không có trí nhớ thì các cảm giác, tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại
    dấu vết gì và do đó đẩy con người ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh” [15,
    tr.133]. Theo ông, không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có bất cứ một
    hoạt động có ý nghĩa nào. Sự phát triển của trí nhớ như một trong những nhân tố
    trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức và hoạt động của con người, “trí nhớ là
    một điều kiện quan trọng để quá trình nhận thức lí tính diễn ra và làm cho quá trình
    này đạt được kết quả hợp lí” [76, tr.106]. Do đó, khi nghiên cứu phải chú ý đến dung
    lượng trí nhớ (DLTN) thể hiện ở khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại số lượng
    thông tin khi tiếp nhận chúng. “Chỉ số khối lượng ghi nhớ còn quan trọng ở chỗ nó là
    cơ sở để phát triển các quá trình tâm lí nhận thức phức tạp khác (như tư duy)” [33,
    tr.3].

    1.2. Xuất phát từ nguyên tắc phương pháp luận về sự thống nhất giữa nhận thức
    và hoạt động của con người thì, toàn bộ các phẩm chất tâm lí và nhân cách trong đó
    có trí nhớ của cá nhân được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động
    của họ. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), hoạt động học tập và lĩnh hội tri
    thức là một trong những hoạt động chủ đạo. Chất lượng học tập của các em trong giai
    đoạn này phần lớn phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tri thức tiếp
    thu được. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động trí nhớ của học sinh THCS có sự tiến
    bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, các em học được cách ghi nhớ phù hợp với
    nội dung, tính chất của tài liệu học tập do tiếp xúc với nhiều môn học và nhiều tri
    thức phong phú đa dạng. Tuy nhiên, các hình thức ghi nhớ của học sinh phát triển đầy

    đủ ở các mức độ khác nhau, đặc biệt đối với học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS), khi có
    sự tác động củng cố tài liệu học tập.

    1.3. Tìm hiểu khả năng phát triển trí nhớ của học sinh nói chung, DLTN và
    những biến đổi của DLTN ở học sinh THCS nói riêng là một trong những nhiệm vụ
    nghiên cứu của khoa học tâm lí-giáo dục hiện nay, vì nó là những vấn đề có liên quan
    mật thiết và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động dạy học.

    1.4. Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (trên 200,000
    người), xếp thứ 3 về số lượng so với cả nước (sau hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng)
    [63, tr.6]. Do đó, nghiên cứu DLTN cho phép phát hiện khả năng thu nhận thông tin
    cũng như nắm bắt những điều kiện tâm lí thuận lợi hoặc cản trở đến quá trình ghi nhớ
    không chỉ đối với học sinh dân tộc Kinh mà còn học sinh dân tộc Khmer. Vì vậy, việc
    khám phá và nắm bắt các quy luật trí nhớ đang diễn ra ở học sinh sẽ giúp cho các nhà
    sư phạm có cơ sở để phát triển tốt trí nhớ của các em, góp phần nâng cao chất lượng
    dạy học trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THCS
    hiện nay.

    1.5. Nghiên cứu DLTN của học sinh THCS còn là một vấn đề có ý nghĩa ở các
    mặt sau:
    - Về lý luận: góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm về trí nhớ của học sinh THCS.
    - Về thực tiễn: qua điều tra thực trạng và nguyên nhân cũng như thử nghiệm tác
    động trong dạy học, góp phần hình thành và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.
    Từ những lí do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Dung luợng trí nhớ của học
    sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Tìm hiểu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7 ở một số trường trung
    học cơ sở tỉnh Kiên Giang và biến đổi của nó khi có tác động củng cố tài liệu. Từ đó
    đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng ghi nhớ ở học sinh đầu cấp trung học cơ
    sở.

    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Dung lượng trí nhớ của học sinh đầu cấp trung học cơ sở.

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    - Khách thể nghiên cứu thực trạng là 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 học tại bốn
    trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
    + Trường THCS Hùng Vương: 127 học sinh (lớp 6: 70 học sinh, lớp 7: 57 học
    sinh).
    + Trường THCS Long Thạnh: 77 học sinh (lớp 6: 39 học sinh, lớp 7: 38 học
    sinh).
    + Trường phổ thông dân tộc nội trú Hà Tiên: 78 học sinh (lớp 6: 37 học sinh, lớp
    7: 41 học sinh).
    + Trường phổ thông dân tộc nội trú Giồng Riềng: 88 học sinh (lớp 6: 42 học
    sinh, lớp 7: 46 học sinh).
    - Khách thể nghiên cứu thử nghiệm là 60 học sinh lớp 6 (nhóm đối chứng: 30 và
    nhóm thử nghiệm: 30) học tại trường THCS Long Thạnh.

    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    4.1. Dung lượng trí nhớ của học sinh có những biến đổi chưa phù hợp với tác
    động củng cố tài liệu ghi nhớ.

    4.2. Dung lượng trí nhớ của học sinh phụ thuộc vào dân tộc, lứa tuổi, năng lực
    học tập, kiểu nhân cách, điạ điểm học tập.

    4.3. Có thể nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh bằng cách dạy học theo
    nhóm.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: Trí nhớ, dung
    lượng trí nhớ, tác động củng cố v.v

    5.2. Điều tra thực trạng số lượng và chất lượng về dung lượng trí nhớ, tác động
    của các bài tập củng cố đến dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường
    trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.

    5.3. Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ ở
    học sinh đầu cấp trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.

    6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

    6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

    Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng của dung lượng trí nhớ
    (khả năng nhớ từ, nhớ số, nhớ hình) và những biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có
    tác động củng cố tài liệu liên quan mật thiết và trực tiếp đến việc học tập của học sinh
    đầu cấp trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.

    6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên ở 370 học sinh dân
    tộc Kinh và Khmer đang học lớp 6 và lớp 7.

    6.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu
    Số liệu được thu thập tại 4 trường trung học cơ sở nội và ngoại thành, thành phố
    Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu


    Việc nghiên cứu được tiến hành theo các quan điểm và cách tiếp cận như sau:

    7.1.1. Quan điểm hoạt động
    Nghiên cứu dung lượng trí nhớ trong điều kiện dạy học thường ngày.

    7.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

    Xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ về nhiều mặt: các yếu tố ảnh hưởng
    đến dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7, giữa các yếu tố chủ quan (kết quả
    học tập, kiểu nhân cách, giới tính, lứa tuổi) và khách quan (địa điểm học tập) trực tiếp
    chi phối việc dạy và học.

    7.1.3. Cách tiếp cận của thuyết xử lý thông tin
    Dung lượng trí nhớ được nghiên cứu trên cơ sở tiếp nhận và xử lý thông tin.

    7.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể

    7.2.1. Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu

    Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên
    cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề
    nghiên cứu và rút kinh nghiệm.

    7.2.2. Phương pháp bài tập trắc nghiệm

    Tiến hành soạn các bài tập nhớ từ theo phương pháp của A.R. Luria, các bài tập
    nhớ số theo phương pháp của A.P. Nhechaiep và các bài tập nhớ hình theo phương
    pháp của T.D. Martxinkovxkaia.
    Phương pháp bài tập trắc nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận
    văn.

    7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
    Tiến hành trắc nghiệm kiểu nhân cách của học sinh lớp 6, 7 bằng trắc nghiệm về
    kiểu nhân cách của H.J. Eysenck.

    7.2.4. Phương pháp tác động thử nghiệm
    Thử nghiệm phương pháp học tập theo nhóm nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ ở
    học sinh đầu cấp trung học cơ sở.

    7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
    Dùng các công thức thống kê để phân tích và xử lý số liệu điều tra nhằm định
    lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài.

    8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    - Đây là một trong những công trình luận văn thạc sĩ đầu tiên về dung lượng trí
    nhớ và biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có tác động củng cố tài liệu ở học sinh
    đầu cấp trung học cơ sở của nước ta.
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm về trí nhớ của học sinh trung
    học cơ sở.
    - Kết quả thử nghiệm tác động trong dạy học, góp phần hình thành và nâng cao
    khả năng ghi nhớ của học sinh.

    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn gồm: phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận, kiến nghị và phụ
    lục.
    - Mở đầu: khái quát những vấn đề chung.
    - Nội dung nghiên cứu:
    Chương 1: Cơ sở lí luận: sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái
    niệm cơ bản của luận văn.
    Chương 2: Nội dung, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

    - Kết luận và kiến nghị.
    - Tài liệu tham khảo.
    - Phụ lục
    .


    [​IMG]

     
Đang tải...