Luận Văn Dùng liều kế nhiệt huỳnh quang (TLD) để đánh giá liều bức xạ nghề nghiệp

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dùng liều kế nhiệt huỳnh quang (TLD) để đánh giá liều bức xạ nghề nghiệp Năm 1895 nhà bác học Roentgen người Đức phát hiện ra tia X, lúc này bức xạ duy nhất tồn tại là bức xạ tự nhiên . Mãi đến năm 1934 các chất phóng xạ nhân tạo đầu tiên được tạo ra . Từ đó nhiều chất phóng xạ được sử dụng trong nhiều ngành: y học, kinh tế , văn hoá để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu và ứng dụng .Song bên cạnh tính ưu việt đó còn có các tác hại mà bức xạ ion hoá gây ra đối với con người ( người tiếp xúc với chất phóng xạ).
    Thiết bị xác định liều lượng phóng xạ và kiểm tra liều lượng cá nhân để cảnh báo cho người làm việc trong trường bức xạ hạt nhân là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.
    Từ năm 1990 Uỷ ban An Toàn Bức Xạ Quốc Tế ( ICRP ) đã ban hành khuyến cáo liên quan tới các qui định mới về liều giới hạn nhằm nâng cao mức an toàn cho dân chúng . Từ mức 50 mSv/năm giảm xuống còn 20mSv/năm lấy trung bình cho 5 năm đối với con người .
    Việt Nam , việc kiểm tra liều bức xạ cá nhân dựa trên khuyến cáo của ICRP và được theo luật an toàn bức xạ của nước ta.
    Hiện nay có khoảng 10 máy xạ trị tập trung ở các bệnh viện lớn Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Hải Phòng , khoảng 1000 máy X quang có ở hầu hết các bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước , Ngoài ra các chất phóng xạ dùng trong nghiên cứu công nghiệp Người làm việc ở những nơi này cần được kiểm tra độ nhiễm xạ bằng các loại liều kế nào đó.
    Mục tiêu chính của việc kiểm tra an toàn cá nhân là để kiểm soát một giá trị về liều hiệu dụng trung bình , liều lượng ở những tổ chức quan trọng bị nhiễm xạ và giới hạn liều chiếu cho ngưòi tiếp xúc với bức xạ . Ngoài việc kiểm tra liều bức xạ cá nhân còn cung cấp những thông tin trong trường hợp có sự cố hoặc tai nạn liên quan tới những vẫn đề an toàn bức xạ
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1 : Tiêu chuẩn an toàn cho bức xạ nghề nghiệp
    Chương 2 : Phương pháp chuẩn , sử dụng liều kế cá nhân cho
    Chương 3 : Các hiệu ứng sinh hoá với bức xạ
    Chương 4 : Số liệu thực nghiệm
    Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
     
Đang tải...