Tài liệu Đừng gửi CV cho nhà tuyển dụng khi bạn chưa đọc 25 điều này và bộ sựu tầm CV từ công ty nước ngoài c

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chào các bạn,

    Qua công tác tại công ty nước ngoài, phụ trách bên tuyển dụng nhân viên hơn 2 năm, tôi thấy các bạn khi xin việc đa số mắc phải 25 lổi bên dưới.
    Ngoài ra tôi đã sưu tầm và phân loại ra các CV và thư xin việc cho các đối tượng sau :
    + Các CV của Giám đốc, kế toán trưởng,
    + Các CV của Nhân viên Kinh doanh, kế toán tổng hợp, trợ lý kinh doanh,
    + Các CV không đạt
    + Các CV của sinh viên mới ra trường.
    Sẽ là nguồn tài liệu để bạn kham khảo tuyệt vời để có một CV thật tốt cho cuộc mời phỏng vấn.

    1. Từ khóa!

    Vì nhà tuyển dụng phân loại hồ sơ bằng hệ thống mạng máy tính nên các từ khóa và từ mô tả năng lực, thành tích và kinh nghiệm làm việc của bạn góp phần rất quan trọng thu hút sự chú ý của họ.
    Ví dụ: nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu, thủy sản, v.v

    2. Gắn kết những công việc liên quan

    Nếu bạn đã từng làm trong một nhà hàng khi còn đang đi học nhưng hiện tại bạn không phải nộp hồ sơ xin việc trong lĩnh vực ăn uống thì không nên đưa chúng vào trong CV. Nhiều ứng viên cố gắng đưa các kinh nghiệm không liên quan vào CV vì họ nghĩ rằng họ không có đủ kinh nghiệm cho công việc đang xin tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều đó chỉ làm mất thời gian của bạn mà thôi bởi nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng công việc và kinh nghiệm liên quan với một CV ngắn gọn, rõ ràng chỉ từ một đến hai trang.

    3. Trình bày thành tích

    Các công ty muốn thấy được bạn có khả năng đảm nhiệm vị trí họ đăng tuyển. Tóm tắt việc bạn đã làm và kết quả đạt được, lưu ý những lợi ích mà công ty bạn đã/đang làm thu được từ đó. Dùng các con số và tỷ lệ phần trăm để phản ánh số tiền và thời gian tiết kiệm được. Ví dụ: Điều phối hội nghị hàng năm, bổ sung các chương trình sáng tạo mới, tất cả điều đó giúp tăng thêm 17% số người tham dự và 18% doanh số.

    4. Ngắn gọn, súc tích

    Một hay hai trang – ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề là hiệu quả nhất. Hãy là biên tập viên của chính bạn, vứt bỏ mọi phần không liên quan hoặc không hữu ích cho công việc đang nhắm tới. Nhấn mạnh vào các kinh nghiệm gần nhất – cách đây từ 5-7 năm. Mô tả chi tiết các nhiệm vụ chính từng thực hiện.

    5. Đúng mục tiêu

    Tập trung nội dung của các hồ sơ bạn gửi đi theo đúng tên công việc đang ứng tuyển. Sẽ hiệu quả hơn nếu mỗi vị trí dự tuyển có một hồ sơ (ví dụ, một hồ sơ cho vị trí “Chuyên viên đào tạo”, một cái khác cho “Giám đốc chương trình”) và chỉ đưa vào các thông tin phù hợp với công việc đó, đừng suy nghỉ gửi tất cả các cty với một CV duy nhất.

    6. Dễ nhìn, dễ đọc

    Định dạng của một hồ sơ trực tuyến cần phải dễ đọc, cô đọng, rõ ràng và chuyên nghiệp. Tránh dùng các font chữ điệu đà, in nghiêng hay in đậm. Tốt nhất là dùng font Times New Roman hay Arial với cỡ chữ từ 12 – 14. Nhớ sử dụng dấu đầu dòng cho mỗi ý quan trọng.

    7. Không nên nghĩ mình quá ít kinh nghiệm

    Bạn nghĩ rằng mình không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực định xin tuyển nhưng thực tế thì bạn có thể có nhiều hơn mình nghĩ. Công việc là công việc, dù bạn có phải trả tiền để làm nó hay không thì đó cũng là việc bạn đã làm được (các hoạt động tính nguyện chẳng hạn). Chính vì thế, không có lý do gì mà bạn không liệt kê chúng vào danh sách kinh nghiệm của mình, và cuối cùng là đừng quên các kỹ năng linh hoạt mà bạn học được từ những vị trí trước.


    8. Thời gian

    Cần biết chính xác thời gian công tác và loại công việc đã làm
    Trình bày các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm một cách tích cực mà không thổi phồng hay nói sai sự thật. Nếu chức danh công việc không mô tả đầy đủ trách nhiệm công việc, hãy chỉ ra các khả năng của bạn bằng từ ngữ phù hợp (ví dụ: Điều phối sự kiện thay vì điều phối nhân viên). Liệt kê công việc, các nhà tuyển dụng và ngày tháng làm việc trước đây.

    9. Địa chỉ email

    Trên thực tế, nhiều người đã mắc quá nhiều lỗi khi viết CV mà không hề để ý. Một ví dụ đơn giản cho trường hợp này là địa chỉ email dài loằng ngoằng và không chuyên nghiệp như: >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    . Hãy thử so sánh với mail >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    . Nhà tuyển dụng sẽ chú ý và trả lời mail nào đầu tiên? Chắc chắn là địa chỉ thứ hai.
    Tránh dùng địa chỉ mail không nghiêm túc, bạn nên nhớ bạn bắt đầu tiếp xúc những người đi làm trong cty. Không phải với bạn của bạn, bạn không thể để trong CV của bạn như >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    hay >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    tốt nhất lúc này là tên của bạn, hoặc tên tiếng anh, hay cách nào đó mà mang tính nghiêm túc

    10. Đầy đủ

    Viết đầy đủ tên trường, thành phố, các chức danh vì không phải ai cũng hiểu các chữ viết tắt.

    11. Từ ngữ chuyên môn

    Có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để chứng tỏ mình đã biết qua hay ít nhất là có kiến thức về lĩnh vực mình tham gia.

    12. Chứng minh kinh nghiệm

    Trong tiếng Anh, sử dụng thì quá khứ có nghĩa bạn đã từng làm việc đó. Điều này khẳng định với công ty bạn có thể đảm đương những việc này.

    13. Hoàn hảo

    Hồ sơ của bạn đăng lên phải thật hoản hảo. Không được mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Các giám đốc nhân sự và nhà tuyển dụng hay phàn nàn nhất về các lỗi đánh máy và nói như đinh đóng cột là sẽ không tuyển những người mắc lỗi này.

    14. Chủ động ?

    Trong quá trình tuyển dụng, có rất nhiều ứng viên gửi đến cty, vì thế bạn chủ động gọi và hỏi thông tin về mail của bạn họ đã nhận được chưa, xin họ cho một mail phản hồi hoặc hỏi ý kiến của họ trực tiếp về hồ sơ của bạn.

    15. Hồ sơ phải dễ đọc

    Những hồ sơ dài dòng, dày đặc chữ sẽ không thể đọc được. Hãy mạnh dạn xóa bớt câu chữ nếu cần. Sử dụng các khoảng trống, nhấn mạnh các ý quan trọng bằng gạch đầu dòng và loại bỏ những từ, ý thừa.

    16. Không dùng hình họa

    Các trình bày phức tạp sẽ làm cho người đọc bị xao nhãng. Không dùng các đường gạch, hình hộp, các đường viền hoa hòe hay các hình họa vì chúng sẽ trở thành lỗi khi gửi bằng phương tiện điện tử.

    17. Thông tin cá nhân

    Nhà tuyển dụng đôi khi chú ý các thông tin về tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe v.v để xem xét cho một số vị trí đặt thù và kế hoạch. Ví dụ nếu bạn mới kết hôn, người ta sẽ suy nghĩ bạn sẽ sớm có baby, và thời gian làm việc chưa lâu thì nghỉ hậu sản, công việc bị ngưng trệ, v.v .

    18. Không đưa thông tin bất lợi

    Hồ sơ không phải là nơi bạn nói rằng bạn bị đuổi việc hay từng bị bệnh lâu dài. Đừng nêu lý do vì sao bạn bỏ một chỗ làm; chỉ đưa ra thời gian làm việc. Không nên đề cập mức lương bạn muốn trừ phi được yêu cầu. Nhưng có thể để mức lương hiện tại, nhà tuyển dụng sẽ xem xét khả năng của bạn với mức lương đó có tương xứng không? nếu không họ sẽ hỏi kỹ bạn hơn về công việc của bạn.

    19. Hãy cập nhật

    Cập nhật các thông tin định kỳ ít nhất là ba tháng một lần. Bạn nên tạo một resume trên mạng Vietnamworks.com và đăng ký nhận thông báo việc làm để được cập nhật về các vị trí còn trống bằng email mỗi ngày.

    20. Kiểm tra

    Hồ sơ của bạn có hiệu quả không? Nó có giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng thấy bạn có thể đảm nhiệm được công việc đó không? Các điểm mạnh của bạn có đáp ứng yêu cầu công việc đó không? Mọi thông tin có giúp hỗ trợ hồ sơ của bạn không? Có cần phải bỏ bớt thông tin gì không? Nếu câu trả lời là không, hãy nhờ ai đó có kinh nghiệm xem giúp hay bạn có thể liên hệ với tôi, tôi có thể check giúp bạn.

    21. Vị trí địa lý ?

    Địa chỉ cố định thì thường giống trên hộ khẩu, còn địa chỉ thường trú thì sao? Cẩn thận điều này khi bạn nộp đơn vào cty quá xa chổ bạn đang ở, cty không muốn nhân viên của họ khi đến nơi thì đã mệt đừ, giải pháp cho vấn đề này là bạn có thể ghi thêm là có thể thay đổi chỗ ở.
    Ví dụ bạn không thể để địa chỉ tạm trú ở bên Q.Thủ Đức, trong khi cty nằm ở Q.Tân Bình.

    22. Mục tiêu nghề nghiệp ?

    Hãy coi chừng mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ uy hiếp vị trí người nào đó trong Cty nhất là người đang tuyển dụng bạn, hoặc sếp bạn.
    Ví dụ: trong 5 năm tới tôi đặt kế hoạch làm giám đốc kinh doanh (bạn nghĩ sao nếu bạn là giám đốc?)
    Tôi sẽ lập cty riêng trong 5 năm, và cty của mình sẽ đi đầu trong ngành này (bạn nghĩ sao khi cty đào tạo 1 đối thủ sau này?)
    Mục tiêu của tôi là phấn đấu trở thành nhân viên bán hàng giỏi, giúp cty mở rộng thị phần, và quảng bá hình ảnh cty đến nhiều khách hàng hơn (là 1 ví dụ tốt cho bạn, khi bạn làm tốt công việc, thì việc lên chức và lương là không thiếu phần bạn đâu).

    23/ Thời gian công tác.

    Nếu bạn là người nhảy việc thường xuyên, thì đừng đề cập đến vấn đề đó làm gì, điều này cực kỳ cấm kỵ, bạn hãy gôm lại các công việc làm vài tháng thành một cty thôi, thời gian tối thiểu cho hoạt động trong cty là 9 tháng, nên có lý do tại sao nghỉ nếu cần thiết.

    24/ Gửi mail cho nhà tuyển dụng?

    Nhiều bạn phạm lổi này khi tôi tuyển dụng bạn không thể gửi mail không viết gì, chỉ để file đính kèm là xong, không thể gửi mail cho hàng loạt cty với nội dung CC, ít nhất thì cũng là BCC; nhưng điều đó cũng không khuyến khích, thể hiện bạn chả xem trọng nhà tuyển dụng là ai, vậy tại sao chúng tôi phải xem trọng và mở CV của bạn ra xem ??

    25/ File đính kèm,

    Bạn không cần gửi tất cả giấy tờ và file đính kèm cùng 1 lúc, nếu CV của bạn ok, họ sẽ yêu cầu bạn gửi, tiết kiệm thời gian của bạn.

    Vì bộ sưu tầm có dung lượng trên 8 M, nên các bạn liên hệ với tôi để nhận nhé.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...