Tiểu Luận Dựa vào những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập học kỳ: ĐỀ BÀI SỐ 14 (9 điểm)



    Đà Lạt là địa phương nổi tiếng với sản phẩm rau quả do có điều kiện khí hậu, địa lý thuận lợi. Ở đây có 38 doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau quả để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này và UBND thành phố Đà Lạt muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” để sử dụng độc quyền cho sản phẩm rau quả do Đà Lạt sản xuất. Dựa vào những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho “Rau Đà Lạt”, ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức bảo hộ.


    BÀI LÀM:



    I, ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trước hết, để có định hướng giải quyết đúng đắn tình huống trên, em xin được phân tích tình huống để xác định các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho “Rau Đà Lạt”:

    “Rau Đà Lạt” là tên gọi được thiết kế gồm hai phần:

    - Rau: Hiểu một cách đơn giản là sản phẩm nông nghiệp Đà Lạt.

    - Đà Lạt: Tên gọi của địa danh trồng sản phẩm rau này.

    “Rau Đà Lạt” là một loại hàng hóa đặc trưng cho sản phẩm rau quả do Đà Lạt sản xuất. Để lựa chọn hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho sản phẩm rau này, trước tiên, ta cần xét xem những hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ nào có chức năng chính là nhằm phân biệt hàng hóa của các chủ thể, các nhà sản xuất khác nhau trên thị trường? Có thể thấy, các đối tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dẫn thương mại có những đặc điểm cho thấy sự phù hợp của nó trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ cho sản phẩm rau Đà Lạt đã nêu trên. Các đối tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dẫn thương mại bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Đây là những dấu hiệu, yếu tố đặc trưng gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ trong thương mại để cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, tạo nên hình ảnh và danh tiếng của các doanh nghiệp trong con mắt của người tiêu dùng.

    Sở dĩ bài viết không đề cập đến việc các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định về tính sáng tạo - nhóm đối tượng có tính sáng tạo (bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh) có thể trở thành hình thức bảo hộ cho sản phẩm “Rau Đà Lạt” hay không là vì ta có thể nhận thấy ngay rằng việc bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh là hoàn toàn không hợp lý, vì “Rau Đà Lạt” là một loại sản phẩm rau quả, còn các đối tượng kể trên hầu hết đều liên quan đến vấn đề kỹ thuật, yêu cầu tính sáng tạo cao. Nhóm đối tượng này thường là kết quả của quá trình đầu tư nghiên cứu sáng tạo thực sự nhằm mang lại những hậu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là nhằm mục đích sử dụng độc quyền cho sản phẩm rau quả cho quá trình sản xuất, khía cạnh sáng tạo trí tuệ cho đối tượng này có thể có nhưng không phải là một yêu cầu có tính chất bắt buộc.

    Trở lại với vấn đề: dấu hiệu “Rau Đà Lạt” có thể được đăng ký dưới hình thức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...