Tiểu Luận Dựa trên cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục anh/chị hãy phân tích cơ cấu tổ chức của cơ quản quản lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dựa trên cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục anh/chị hãy phân tích cơ cấu tổ chức của cơ quản quản lý hoặc cơ sở giáo dục nơi anh/chị đang công tác và đề xuất một kiểu cấu trúc hợp lý.
    Bài làm:

    Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ - BGDĐT ngày 14 tháng 01 năm 2008 trên cơ sở trường Quản lý kinh tế công nghiệp.
    Trường Quản lý kinh tế công nghiệp lại là trường được hợp nhất từ năm 1994 theo Quyết định số 849/QĐ - TCCB-ĐT ngày 12 tháng 11 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng bao gồm các trường.
    Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh. Từ phong trào thi đua, nhiều tập thể và cá nhân Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý.
    Nhiều cá nhân và tập thể được Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen. Đặc biệt Nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì và Hạng Nhất vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.
    Về cơ cấu tổ chức hành chính của Nhà trường
    * Lãnh đạo.
    - Hiệu trưởng.
    - Các phó hiệu trưởng.
    * Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
    - Phòng Đào tạo.
    - Phòng Nghiên cứu khoa hoc và hợp tác quốc tế.
    - Phòng Tổ chức - Hành chính.
    - Phòng Tài chính - Kế toán.
    - Phòng Quản trị Đời sống.
    - Phòng Công tác học sinh - sinh viên.
    * Các khoa và trung tâm:
    - Khoa Tài chính - Kế toán
    - Khoa Quản trị kinh doanh.
    - Khoa Công nghệ thông tin.
    - Khoa Điện.
    - Khoa Công nghệ May- Thời trang.
    - Khoa Khoa học cơ bản.
    - Khoa lý luận chính trị.
    - Trung tâm ngoại ngữ -Tin học.
    Ngành nghề đào tạo
    [TABLE="width: 634"]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Cao đẳng
    chuyên nghiệp[/TD]
    [TD]Trung cấp
    chuyên nghiệp[/TD]
    [TD]Cao đẳng
    nghề[/TD]
    [TD]Trung cấp
    nghề[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]7 ngành[/TD]
    [TD]4 ngành[/TD]
    [TD]5 ngành[/TD]
    [TD]6 ngành[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Tài chính - Ngân Hàng[/TD]
    [TD]Kế toán doanh nghiệp[/TD]
    [TD]Hàn[/TD]
    [TD]Hàn[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Kế toán[/TD]
    [TD]Tin học quản lý[/TD]
    [TD]Điện công nghiệp[/TD]
    [TD]Điện công nghiệp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Quản trị kinh doanh[/TD]
    [TD]Điện tử[/TD]
    [TD]Điện tử công nghiệp[/TD]
    [TD]Điện tử công nghiệp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Công nghệ thông tin[/TD]
    [TD]Điện công nghiệp và dân dụng[/TD]
    [TD]May thời trang[/TD]
    [TD]May thời trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD]Hệ thống thông tin quản lý[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Kế toán doanh nghiệp[/TD]
    [TD]Điện dân dụng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6[/TD]
    [TD]Cộng nghệ kỹ thuật điện, điện tử[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Điện tử dân dụng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7[/TD]
    [TD]Công nghệ may[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [​IMG]Sơ đồ mô tả tổ chức hành chính của Nhà trường
    [​IMG]




















    PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC .
    * Hiệu trưởng
    Trực tiếp tổ chức và điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT, Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành địa phương về toàn bộ các hoạt động trong nhà trường.
    Là người quản lý điều hành các công việc chuyên môn trong công tác giáo dục và đào tạo.
    Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển về công tác tổ chức, hoạt động khoa học công nghệ và định hướng phát triển của Nhà trường. Phụ trách chung, Chủ tài khoản, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-khen thưởng-Kỹ luật, Chủ tịch Hội đồng Khoa học-Đào tạo và Chủ tịch các Hội đồng tuyển sinh, HĐ tuyển dụng giảng viên.
    Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Kế hoạch - tài vụ; Tổ chức cán bộ; Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Đối ngoại và hợp tác Quốc tế; Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường. Xây dựng qui chế, qui định và các văn bản pháp lý của trường; Phòng chống lụt bão và thiên tai.
    Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng kế hoạch tài vụ, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng CTCT và thanh tra giáo dục, Trung tâm Đào tạo - Phát triển công nghệ.
    * Phó hiệu trưởng
    Giúp Hiệu trưởng trong một số nhiệm vụ được phân công, Thay mặt Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ của Hiệu trưởng khi vắng mặt, Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết các công việc chung của trường khi Hiệu trưởng không có điều kiện trực tiếp giải quyết hoặc các công việc được Hiệu trưởng ủy quyền, phân công.
    Chủ trì việc chuẩn bị và phối hợp điều hành giao ban định kỳ hàng tháng của Trường theo kế hoạch công tác và chỉ đạo của Hiệu trưởng.
    Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Quản lý đào tạo; Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên; Công tác SVHS; Nghiên cứu khoa học; Đảm bảo chất lượng giáo dục; Cảỉ cách hành chính; Chỉ đạo và phát triển công nghệ thông tin;
    Trực tiếp phụ trách Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trường và các đơn vị : Phòng Đào tạo, Phòng HC-TH, Khoa Kỹ thuật, Khoa Kinh tế, Khoa Khoa học Cơ bản.
    Tham gia các công tác khác: Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; Ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn, thương tích, an toàn trường học;
    * Phòng Đào tạo
    Giúp Hiệu trưởng xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học; tổ chức tuyển sinh, kế hoạch thi tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
    Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
    Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ.
    Tổ chức đào tạo liên thông các ngành học của Nhà trường
    Liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.
    * Phòng Tổ chức hành chính
    Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng theo quy định của pháp luật.
    Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý công tác tổ chức, hành chính, văn phòng.
    * Phòng Tài chính kế toán
    Quản lý tài chính theo Luật Ngân sách Nhà nước và theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
    * Phòng Quản trị đời sống
    Xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, sửa chữa, cải tạo những cơ sở vật chất hiện có
    Làm công tác vệ sinh môi trường, theo dõi tình hình sức khỏe và cấp phát thuốc y tế cho cán bộ công chức, giáo viên và học sinh, phục vụ điện, nước sinh hoạt và các phương tiện cho đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường.
    Duy trì thường xuyên công tác bảo vệ nhà trường. Hàng năm hoàn thành tốt công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng cho học sinh nội trú trong nhà trường.
    Liên hệ chặt chẽ với công an địa phương làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nhà trường và khu vực.

    * Phòng Công tác học sinh - sinh viên
    Quản lý, giáo dục, giúp đỡ học sinh, sinh viên thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường đề ra.
    Tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên sau khi đã trúng tuyển vào trường.
    Sắp xếp học sinh, sinh viên vào học theo đúng chuyên ngành đã đăng ký dự tuyển, tổ chức làm thẻ học sinh, sinh viên, thẻ bảo hiểm
    Sắp xếp học sinh đăng ký ở nội trú, liên hệ với nhân dân địa phương cho học sinh đăng ký ở ngoại trú.
    Tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập chính trị đầu khoá, cuối khoá.
    Tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập nội quy, quy chế, và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.
    Tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, sinh viên khi mới nhập trường và khám sức khoẻ định kỳ theo từng năm học.
    Tổ chức họp bầu Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn để quản lý lớp và duy trì nề nếp học tập.
    Cùng BCH đoàn trường tổ chức đại hội lớp, chi đoàn để kiện toàn bộ máy lãnh đạo của lớp của đoàn sau mỗi năm học.
    Quản lý học sinh, sinh viên trong giờ học tập trên lớp cũng như giờ tự tu tại KTX theo đúng nội quy, quy chế.
    Thu nhận, lưu giữ hồ sơ học sinh, sinh viên theo từng khoá học.
    Lập hồ sơ trích ngang học sinh, sinh viên theo danh sách lớp, học sinh, sinh viên ở nội trú, ngoại trú.
    Lập danh sách học sinh, sinh viên được hưởng chế độ ưu đãi, trợ cấp xã hội .
    Lập danh sách học sinh, sinh viên được khen thưởng, kỷ luật.
    Quản lý điểm học tập, điểm rèn luyện theo học kỳ và năm học.
    Lập danh sách học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí đối với con thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ, con bị nhiễm chất độc hoá học . con dân tộc vùng cao, con mồ côi, con thuộc diện hộ đói, nghèo theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.
    Liên hệ với ngân hàng chính sách xã hội để học sinh, sinh viên có khó khăn về kinh tế được vay tiền của quỹ tín dụng đào tạo.
    Phối hợp với Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể để học sinh, sinh viên tham gia và được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
    Tổ chức xét điểm rèn luyện, xét học bổng theo quy định.
    Giải quyết mọi thủ tục, giấy tờ liên quan đến học sinh, sinh viên một cách nhanh chóng và chính xác.

    * Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế
    Lập kế hoạch và quản lý công tác NCKH cấp Trường, cấp Bộ. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch NCKH. Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động NCKH lên Ban giám hiệu;
    Phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan trong và ngoài Trường để triển khai hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ, liên kết và hợp tác phát triển;
    Xây dựng các quy định thông nhất về quản lý NCKH trong phạm vi toàn Trường; đề xuất các biện pháp, chế độ, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy trong CBCNV và HSSV.
    Xây dựng các quy định và hướng dẫn thủ tục thực hiện các đề tài NCKH, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy thống nhất trong Nhà trường;
    Điều phối và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi hoặc chuyển giao kết quả NCKH và công nghệ, tài liệu khoa học, tạp trí . phục vụ công tác NCKH với các đối tác trong và ngoài nước;
    Phối hợp cùng các đơn vị triển khai ứng dụng kết quả NCKH nhằm phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và công tác khác trong và ngoài Trường.
    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Tài chính - Kế toán
    - Đào tạo cử nhân cao đẳng Kế toán doanh nghiệp.
    - Đạo tạo cử nhân cao đẳng Tài chính - Ngân hàng.
    - Đào tạo cao đẳng nghề Kế toán.
    - Đào tạo TCCN ngành Kế toán doanh nghiệp.
    - Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính ngân hàng, thuế .
    - Quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.
    - Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy, học tập.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng
    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Quản trị kinh doanh
    - Đào tạo cử nhân bậc cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh.
    - Quản lý về nội dung khoa học và chuyên môn các môn học đuợc nhà trường giao quản lý.
    - Phân công cán bộ giảng dạy các môn học do khoa chịu trách nhiệm quản lý theo kế hoạch đào tạo của Nhà trường.
    - Tham gia viết giáo trình và các đề tài khoa học của Nhà trường.
    - Chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên thực tập cuối khóa.
    - Phối hợp với đơn vị chức năng trong trường trong công tác quản lý đào tạo.
    - Tổ chức học văn bằng 2 Cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh cho các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế.
    - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh cho cán bộ trong doanh nghiệp.

    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Công nghệ thông tin
    - Quản lý, tổ chức đào tạo theo các bậc học Cao đẳng, THCN ngành Tin học
    - Quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.
    - Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
    - Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch học tập, giảng dạy.
    - Đào tạo tin học cơ bản cho các chuyên ngành thuộc các khoa trong toàn trường.
    - Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà trường.
    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Điện
    - Quản lý, tổ chức đào tạo theo các bậc học Cao đẳng, THCN, TCN ngành Điện - Điện tử, Gò - Hàn .
    - Quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.
    - Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
    - Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch học tập, giảng dạy.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Khoa học cơ bản
    - Quản lý và tổ chức giảng dạy các môn khoa học cơ bản như văn hoá, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ, tạo tiền đề lý luận, kiến thức để nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành.
    - Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển của khoa và của nhà trường trên tất cả các lĩnh vực thuộc chuyên môn do khoa quản lý.
    - Xây dựng thời khoá biểu, quản lý điểm các bộ môn do khoa quản lý.
    - Biên soạn chương trình, giáo trình các môn khoa học cơ bản
    - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, viên chức của nhà trường.
    - Liên kết đào tạo cấp chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C.
    - Giảng dạy các học phần tiếng Anh chuyên ngành.
    - Tham gia thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo của nhà trường.
    - Quản lý các phòng thực hành, phòng thí nghiệm của khoa.
    - Quản lý toàn diện cán bộ, giáo viên trong khoa, đề nghị khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà trường.
    - Chịu trách nhiệm chính trước Hiệu trưởng về phong trào thể dục thể thao, phong trào rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên .
    * Chức năng nhiệm vụ của khoa Công nghệ may và thời trang
    - Quản lý, tổ chức đào tạo theo các bậc học Cao đẳng, HCN, TCN ngành May
    - Quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.
    - Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch học tập, giảng dạy.
    - Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà trường.
    * Chức năng, nhiệm vụ của khoa Lý luận chính trị
    - Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.
    - Đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của học sinh, sinh viên và các môn học thuộc khoa quản lý
    - Quản lý giảng viên thuộc khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng, tham gia phối hợp trong công tác quản lý học sinh, sinh viên.
    - Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao.
    - Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
    - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa.
    - Tổ chức và tham gia các hội thảo chuyên đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn được giao, tham gia Hội giảng, dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên thuộc khoa.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng
    MỘT SỐ ĐỀ XUẤT.
    - Cơ cấu các phòng chức năng nên có thêm phòng: Tuyển sinh và giới thiệu việc làm và phòng Khảo thí với chức năng và nhiệm vụ:
    + Phòng Tuyển sinh và giới thiệu việc làm
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD] Là đơn vị chức năng giúp Hiệu trưởng và Hội đồng cổ đông hoạch định và tổ chức công tác tuyển sinh cho nhà trường; tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp.
    Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm của trường trình Hiệu trưởng phê duyệt, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định.
    Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và TCCN hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định về tuyển sinh.
    Tổ chức triển khai công tác tuyển sinh trên địa bàn cả nước đặc biệt là tất cả các tỉnh khu vực phía bắc. Giới thiệu công tác tuyển sinh với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, học sinh các lớp 12 biết về các nội dung tuyển sinh, chỉ tiêu cụ thể từng năm của các hệ đào tạo, các ngành nghề đào tạo của nhà trường.
    Thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể hàng năm trên các phương tiện thông tin và đăng tải trên cuốn thông tin những điều cần biết về tuyển sinh đại học – cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh dự thi đại học – cao đẳng, xử lý các thông tin của thí sinh nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính để làm dữ liệu lưu của nhà trường và báo cáo Bộ Giáo dục.
    Chuẩn bị các công tác để tổ chức tốt kỳ thi đại học – cao đẳng hàng năm như chuẩn bị phòng thi, cán bộ coi thi, tổ chức đi nhận đề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức in sao đề đảm bảo đúng nguyên tắc bí mật quốc gia, kết hợp với các phòng ban liên quan đảm bảo tốt an ninh cho kỳ thi.
    Tổ chức xét tuyển và công bố kết quả thi tuyển sinh đại học - cao đẳng và công bố kết quả trúng tuyển của thí sinh dự thi trên các phương tiện thông tin.
    Tổ chức thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi liên thông Trung cấp - Cao đẳng, Cao đẳng - Đại học các ngành nghề nhà trường đang đào tạo. Kết hợp cùng các Phòng, Khoa liên quan tổ chức kỳ thi liên thông theo đúng quy chế tuyển sinh và các quy định của Bộ Giáo dục.
    Tổ chức xét tuyển và công bố kết quả thi liên thông các cấp, thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết kết quả dự thi và làm các thủ tục để nhập học.
    Liên kết tuyển sinh đào tạo liên thông tại các cơ sở liên kết với nhà trường, tổ chức thi ngay tại đơn vị liên kết, thông báo kết quả thi, kết quả trúng tuyển và thông báo cho thí sinh trúng tuyển làm các thủ tục nhập học.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    + Phòng Khảo thí.
    Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức triển khai, quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng, thanh tra giám sát đào tạo trong nhà trường.

    Xây dựng các văn bản hướng dẫn về khảo thí và đảm bảo chất lượng trên cơ sở các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định và kiểm định chất lượng.
    Tổ chức làm đề thi, thẩm định đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi, in ấn đề thi cho tất cả các kỳ thi do trường tổ chức.
    Tổ chức thanh tra giám sát đào tạo và giám sát các kỳ thi, Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng.
    Tổ chức tập huấn và tư vấn các hoạt động đảm bảo chất lượng cho cán bộ, giảng viên, hướng dẫn các khoa/bộ môn cách xây dựng các công cụ đánh giá, ngân hàng câu hỏi, cải tiến các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học cho các hệ đào tạo khác nhau.
    Nghiên cứu các tiêu chí và xây dựng công cụ đánh giá: giáo trình, chương trình, việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập của sinh viên, việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
    Tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khảo thí và đảm bảo chất lượng.
    Cập nhật, cung cấp các thông tin về mảng công tác của đơn vị mình cho Website của nhà trường.
    Thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật hồ sơ, dữ liệu và công tác báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước.
    Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
    - Các Khoa, các Ngành học cần chú ý đến giáo dục nhân cách và phương pháp tự học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên. Cần giáo dục cho học sinh, sinh viên có lòng ham mê khoa học và rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tìm thông tin để nâng cao sự hiểu biết. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quản lý giáo dục, nhất là việc quản lý chất lượng đào tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...