Tiểu Luận Dựa trên bốn nội dung đã học các thầy/cô hãy cho biết người giáo viên dạy nghề cần phải như thế nào

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học sinh, sinh viên học nghề thường bao gồm những thanh niên đã tốt nghiệp phổ thông trung học, một số ít sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có tham gia lao động ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hoặc vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự để được vào học các trường dạy nghề (độ tuổi khoảng từ 17 đến 20). Đó là những người ở độ tuổi sung sức, có thể chất phát triển nhất trong cuộc đời.Trong gia đình, vị trí của thanh niên hoàn toàn khác trước. Ở lứa tuổi này thanh niên được tham gia bàn bạc với cha mẹ, các anh chị về nội dung của một số việc chủ yếu trong gia đình. Ở ngoài xã hội, ở lứa tuổi này người thanh niên bắt đầu trở thành công dân một nước. Trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội của mỗi cá nhân đã được xác định. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với thanh niên học nghề cũng cao hơn và phong phú hơn trước đây. Quá trình học tập ở các trường dạy nghề đòi hỏi các em phải tách khỏi cuộc sống gia đình và gắn liền với tập thể trong mọi hoạt động từ học tập, sinh hoạt, ăn ở đến lao động, hội họp. Vì vậy, trong mọi hoạt động, các em phải điều chỉnh các hành vi, cử chỉ của mình cho thích hợp với cuộc sống tập thể. Thời gian học tập 2 năm đến 3 năm trong các trường dạy nghề chính là thời kỳ thay đổi lớn lao về nhiều mặt trong đời sống tâm lý của các em như: sự tự ý thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, ước mơ kỹ thuật và định hướng tương lai được thể hiện rõ ràng; đặc biệt, mặt nhận thức, mặt tình cảm và các đặc điểm tính cách được phát triển cho phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật - nghề nghiệp trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do sự hoàn thiện của hệ thần kinh mà khả năng nhận thức của thanh niên học nghề rất phát triển. Sự tiếp thu tri thức nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp được gắn liền với việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức của thanh niên học nghề. Được sống và học tập trong trường dạy nghề với điều kiện mới mà ở các em động cơ học tập và khuynh hướng nghề nghiệp được ình thành, phát triển, biểu hiện một cách tích cực. Trong thanh niên học sinh học nghề, còn có một loại tình cảm mới chớm nở nhưng khác hẳn thanh niên học sinh phổ thông một lòng yêu nghề. Nhìn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...