Luận Văn Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài:
    “Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi Ých, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Do vậy bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục”.[15]
    Trên thế giới trong kế hoạch phát triển giáo dục của nhiều nước phát triển và đang phát triển như: Mỹ, Canađa, Nhật, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan . đều coi việc tạo ra một môi trường giáo dục năng động, phong phú là động lực phát triển của kinh tế xã hội.
    ở Việt nam, sau Đại hội Đảng VI (1986) sự phát triển KT – XH của đất nước ta bước vào một thời kỳ mới: xoá bỏ nền kinh tế bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước tình hình đó ngành Giáo dục - Đào tạo phải khẳng định được vị thế của mình, thể hiện vai trò đột phá cho cuộc cách mạng trí tuệ đang dần được hình thành và khởi sắc, dẫn đến nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng lớn ở phạm vi toàn cầu. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển KT – XH giai đoạn 2001 – 2010 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại . “thì ngành giáo dục - đào tạo phải đi trước một bước, phải thực hiện tốt các mục tiêu chung mà chiến lược giáo dục đã đề ra, đó là: tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao.
    Nền kinh tế thị trường cùng nhiều chính sách đổi mới của nhà nước đòi hỏi đa dạng về trình độ học vấn, làm cho đại đa số thanh niên nhận thức được rằng: ngày nay học là để tạo ra cho mình một vốn tri thức nhất định, cần thiết, thì mới có cơ hội tìm kiếm việc làm, học còn để biết sống hoà nhập, biết tự khẳng định mình và để thích ứng với thời đại . Điều này tạo ra mét nhu cầu ngày càng lớn của xã hội đối với giáo dục và cũng tạo ra một sức Ðp không nhỏ cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, các trường công lập không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, vì vậy các trường ngoài công lập ra đời là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển, quy luật cung cầu của xã hội. Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII, với việc khẳng định sự cần thiết “đa dạng hoá các loại hình trường lớp”, đã tạo ra động lực để phát triển các cơ sở trường học nói chung và phát triển các trường ngoài công lập nói riêng. [28]
    Loại hình các trường ngoài công lập ở cấp trung học phổ thông hiện nay đã được hình thành ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học, đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, tiến tới mục tiêu cơ bản là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời cũng đáp ứng quyền được học của mọi người dân, mọi học sinh muốn được học ở bất cứ hoàn cảnh nào.
    Các trường trung học phổ thông ngoài công lập ra đời có những thuận lợi do chủ trương sáng suốt của nhà nước, do nhu cầu thực tế của nhân dân. Nhưng loại hình này cũng gặp nhiều khó khăn vì cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ giáo viên thường yếu và không ổn định. Thực tế hiện nay các trường THPT NCL đang gặp nhiều vướng mắc cần tháo gỡ về công tác quản lý giáo viên. Có thể thấy nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ nhiều góc độ: từ hình thức tổ chức và nguồn hình thành đội ngũ giáo viên, từ cơ chế hoạt động và đặc thù của trường ngoài công lập. Đội ngũ giáo viên các trường NCL có nguồn hình thành đa dạng dẫn đến sự không đồng đều về năng lực sư phạm, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy. Mặt khác ở các trường THPT NCL hầu hết không có giáo viên trong biên chế (trừ một số nhỏ biên chế ở các trường bán công) giáo viên được tuyển dụng chủ yếu do hiệu trưởng nhà trường trực tiếp ký hợp đồng giảng dạy, họ có thể là giáo viên trong biên chế hoặc đang hợp đồng giảng dạy ở những cơ sở giáo dục khác, việc quản lý khó thực hiện theo quy chế như ở các trường công lập. Vì vậy quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT NCL nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu phát triển nhà trường là việc làm rất quan trọng, đây là một trong những vấn đề cấp thiết không chỉ đối với cán bộ quản lý nhà trường THPT NCL mà còn đối với các tổ chức xã hội quan tâm đến loại hình này.
    Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 khoá IX (tháng 11/ 04) Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo nhấn mạnh: “Khâu quan trọng nhất là người thầy. Tất cả hoạt động của chúng ta sẽ triển khai sắp tới phải xoay quanh vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên; bởi thầy giáo giỏi, tâm huyết với sự nghiệp mới có trò giỏi; có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu hợp lý, có chất lượng về chuyên môn, đạo đức thì mới có thể đưa giáo dục phát triển”. Chỉ thị 40- CT/ TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: “Trước những yêu cầu mới . đội ngũ nhà giáo có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều . cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học . Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ . chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT – XH”. Do đó nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT NCL là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, có ý nghĩa chung trong sự phát triển của cả một loại hình nhà trường, nhằm góp phần tìm ra các giải pháp thoả đáng tháo gỡ các vướng mắc đã nêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...