Tài liệu đưa kinh doanh vào quy củ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    56. Đưa mọi người vào quy củ:
    Công ty của bạn có thể được tổ chức một cách có nề nếp
    và trật tự, nhưng còn các đối tác kinh doanh, cộng sự và trợ lý của bạn thì sao? Dù mức
    độ quy củ của bạn có thế nào, thì sự tùy tiện hay thiếu tổ chức của các người khác có thể
    tác động xấu tới công ty bạn. Bạn hãy thử một vài việc sau để “xếp đặt” những người
    xung quanh vào đúng các vị trí mà bạn muốn:
    - Sử dụng những biện pháp tích cực: Thay vì chỉ tập trung phê phán sự thiếu tổ chức
    của mọi người, bạn hãy khen ngợi những nỗ lực của họ trong việc tuân thủ các quy
    định. Họ luôn biết rõ sự thiếu tổ chức của mình và, theo tâm lý chung, không thích
    nghe những lời chỉ trích.
    - Hãy là tấm gương cho mọi người. Bạn không thể mong đợi một ai đó lắng nghe bạn
    và rút kinh nghiệm từ những lời khuyên của bạn, nếu bạn không thể hiện mình là một
    người ngăn nắp, có tổ chức. Nếu bạn thay đổi kiểu làm việc tùy hứng sang phong
    cách làm việc có tổ chức, mọi người xung quanh bạn cũng sẽ nhận ra và làm theo
    bạn.
    - Hãy kiên nhẫn, bởi vì mọi người có thói quen làm việc khác nhau. Bạn cần biết rằng
    nếu một ai đó thay đổi thói quen làm việc buông tuồng, cẩu thả, hiệu suất lao động
    của họ chắc chắn sẽ gia tăng. Bạn cần cho họ thời gian để thay đổi.
    57. Dần dần từng bước: Các kế hoạch tổ chức lại công việc phải được thực hiện từng
    phần trong một khoảng thời gian phù hợp. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn từng
    bước thực hiện quy trình này:
    - Xác định đâu là nơi cần được tổ chức, sắp xếp lại, và đưa chúng vào danh sách công
    việc cần làm hàng ngày.
    - Phân tách công việc tổ chức, sắp xếp lại thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, và bổ sung
    những nhiệm vụ này vào danh sách. Bạn nên làm cho các nhiệm vụ đủ nhỏ để chúng
    có thể được quản lý và thực thi dễ dàng, nhưng không quá nhỏ đến nỗi chúng trở nên
    không còn quan trọng.
    - Đặt ra thời hạn phải hoàn thành cho từng nhiệm vụ.
    - Khi bạn hoàn thành việc tổ chức, sắp xếp lại mỗi khu vực, hãy gạch bỏ nhiệm vụ đó
    trong bản danh sách công việc cần làm của bạn.
    - Tránh khuynh hướng lan man từ khu vực này sang khu vực khác trong khi cố gắng
    sắp xếp, tổ chức lại công việc. Khi bạn tập trung vào một khu vực, bạn sẽ có thể hoàn
    thành mọi việc nhanh chóng và chuẩn xác hơn, sau đó hãy dành thời gian cho những
    khu vực khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...