Tiểu Luận “ Dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài”

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi thực hiện nghị định 184/CP năm 1994 đến nay thì tổng số công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày 1 tăng lên.
    Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong 3 năm gần đây đã có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài. Theo phân tích quốc gia, những năm trước đây, công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kì chiếm tỷ lệ nhiều nhất (68%). Kế tiếp là các quốc gia như: Canada, Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc Nhưng những năm gần đây, kết hôn với công dân Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan) lại trở thành xu hướng chủ yếu.
    Một số phụ nữ Việt Nam nghĩ đơn giản rằng lấy chồng “ngoại” cuộc sống sẽ toàn màu hồng, giàu sang, nhàn hạ, thậm chí có tiền gửi về giúp gia đình. Trên thực tế, họ đang phải đối mặt với những bi kịch từ chính hôn nhân xuyên biên giới.
    Trong số những người phụ nữ đó, chỉ có một số ít tìm được đức lang quân như ý, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự. Phần lớn những người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc thông qua con đường môi giới hôn nhân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
    Thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phanh phui rất nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của các cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc. Từ những cô dâu Việt trên đất đài bị sát hại như TRần Thị Hồng thắm hay trở về Việt Nam trong tình trạng người không ra người như Trần Thị Bích My, Cao Thị Hồng Nương Đến những cái chết thương tâm của những cô dâu Việt trên đất Hàn như Huỳnh Mai, Kim Đồng chính là những hình ảnh bề nổi của phận Việt làm dâu trên đất khách. Họ không thể và không có khả năng để chạy trốn khỏi những nguy cơ có thể tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là chính mạng sống của mình. Một cái giá, một sự đánh đổi quá đắt khi chấp nhận làm dâu trên đất khách khi không có tình yêu để mong có cuộc sống đầy đủ, sung túc cho gia đình và bản thân. Họ không thể tìm thấy thiên đường cho mình mà rơi vào địa ngục và thủ phạm chính là những trung tâm môi giới hôn nhân.
    Có thể nói hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thật sự. Và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ văn hóa để hội nhập văn hóa xứ người.
    Tình hình Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã và đang trở thành một hiện tượng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Rất nhiều các trang báo, bài báo phản ánh hiện tượng này. Cũng như một số cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước. Thế nhưng những cuộc nghiên cứu được tiến hành để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về vấn đề này trong xã hội thì lại rất ít. Nếu có thì cũng đã được tiến hành cách đây khá lâu.
    Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật. Chính vì vậy việc định hướng dư luận xã hội là vô cùng quan trọng.
    Hiện nay dư luận xã hội về vấn đề này ra sao? Cần có một cuộc khảo sát đánh giá để chúng ta thấy được điều đó. Đề tài “ Dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài” được tiến sẽ giúp chúng ta thấy được thực trạng dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài ra sao. Trên cơ sở đó, phân tích các yếu tố tác động và cơ chế hình thành dư luận xã hội trong nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Và đề suất một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho những người phụ nữ khi kết hôn với người nước ngoài, phát huy công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...