Tiểu Luận Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ




    Xu hướng hội nhập là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam thì hội nhập là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện để phát huy tốt hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam không phải là có hội nhập hay không mà là hội nhập như thế nào?, tiến trình và cách thức để áp dụng tốt, nắm lấy được những thời cơ và nhận rõ được những thách thức của xu thế trên.
    Thực tế cho thấy không có một quốc gia nào có thể tự lực xây dựng một nền kinh tế nội địa có hiệu qủa mà không cần đến bên ngoài. Hội nhập trong giai đoạn hiện nay được bao trùm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên hội nhập trên lĩnh vực kinh tế được coi là trung tâm, là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế hội nhập quốc tế. toàn cầu hoá.
    Vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là gì?, các vấn đề lí luận của xu thế này sẽ được đề cập tới trong bài viết này.
    Du lịch Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Đảng và Nhà nước coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế xã hội. Muốn thực hiện được mục tiêu chiến lược này cũng không thể tự lực mà làm được, không thể không tham gia vào trào lưu hội nhập khu vực và quốc tế trên thế giới.
    Hội nhập khu vực và quốc tế sẽ mở ra những điều kiện thuận lợi cho các quan hệ quốc tế từ đó có thể tận dụng các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.
    Việc nghiên cứu xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế và vận dụng vào kinh doanh du lịch ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ tạo cơ hội lớn cho Du lịch Việt Nam phát triển, bởi du lịch là ngành kinh tế liên vùng, liên ngành và xã hội hoá cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội đất nước.
    Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu tác giả đề cập tới các nội dung sau:
    Đặt vấn đề.
    Phần 1: Phân tích xu hướng phát triển của các quốc gia theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
    Phần 2: Phân tích về thực trạng du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập.
    Phần 3: Một số định hướng để ngành du lịch Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
    Kết luận.
    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề. 2
    Nội dung: 4
    Phần 1: Xu hướng phát triển của các quốc gia theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. 4
    1.Thế nào là hội nhập? 6
    2.Các lĩnh vực tham gia hội nhập. 11
    3.Các hình thức tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế. 13
    Phần 2: Thực trạng của du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập. 17
    1. Tiềm năng của du lịch Việt Nam. 17
    2. Thực trạng hội nhập của du lịch Việt Nam hiện nay: thành công và tồn tại. 21
    Phần 3: Một số định hướng để ngành du lịch Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. 32
    Kết luận. 35
    Danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...