Luận Văn Du lịch Sơn La: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngày nay, trên phạm vi toàn cầu, thuật ngữ "Du lịch" đã trở thành thân thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi thành phần.
    Không chỉ bởi một mối quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng cho phép các dân tộc xích lại gần nhau, tìm hiểu giá trị văn hoá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn bởi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã cho phép giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. Người dân khoẻ mạnh và thọ hơn, khả năng chi tiêu cao hơn, sẵn sàng du lịch dài hơn. Gia tăng các hoạt động du lịch như là đòi hỏi khách quan của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy trên thế giới ngày nay gần như không nước nào lại không phát huy thế mạnh của loại hình kinh doanh có hiệu quả này. Cuối những năm 90, bình quân mỗi năm nửa tỉ người nước ngoài đi du lịch, theo ông Geoffrey Lipmanr, Chủ tịch Tổ chức Lữ hành và Du lịch thế giới: Ngành kinh doanh du lịch đã tạo nên 11,7% tổng sản phẩm xã hội và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Ước tính, mỗi năm có thêm 5,5 triệu chỗ làm trên toàn thế giới nhờ du lịch và đến năm 2010 ngành du lịch thế giới sẽ tạo ra 6.771 tỉ USD.
    Ở nước ta, cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang phát triển. Mỗi chủ thể kinh doanh luôn luôn vươn ra tiếp cận với thị trường để thực hiện lợi nhuận tối đa, thì du lịch là thị trường mới được khai phá, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Với một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, với nền văn hoá truyền thống độc đáo, hàng nghìn di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều tài nguyên du lịch khác, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Du lịch Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào du lịch khu vực và du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch đã được Nhà nước ta ban hành, trong đó khẳng định: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt và vượt chỉ tiêu đón 3 triệu khách quốc tế và 11 triệu khách nội địa, thu hút hàng chục vạn lao động, doanh thu hàng nghìn tỉ đồng, đã khẳng định được vị trí của ngành trong nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
    Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 3 cả nước, nhưng Sơn La lại là một trong 7 tỉnh nghèo nhất nước. Du lịchViệt Nam lấy ngày 9/7/1960 là ngày thành lập của mình, so với tổ chức Du lịch thế giới (WTO) được thành lập từ năm 1915, thì sự muộn mằn, bé nhỏ ấy cũng ví như du lịch Sơn La so với du lịch Việt Nam để khai sinh cho mình. Cũng từ đó mới bắt đầu có những hoạt động du lịch đầu tiên, ít ỏi của tỉnh. Đã 15 năm qua, có thể nói du lịch Sơn La vẫn là một ngành nghèo của một tỉnh nghèo. Những năm gần đây doanh thu từ du lịch còn quá mức khiêm tốn (hơn chục tỷ mỗi năm). Cả tỉnh chưa có một đơn vị thực sự kinh doanh lữ hành, chưa có một hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ Mặc dù quy hoạch phát triển Thương mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2001 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào đầu năm 2001, nhưng việc thực hiện, phát triển của du lịch Sơn La còn rất nhiều khó khăn, phức tạp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...