Thạc Sĩ Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế
    hệ mai sau, tức là Phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn
    nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững được tổ chức tại
    Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát
    triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể.
    Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động Chính trị
    nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
    Vấn đề giáo dục môi trường cũng đang là vấn đề Phát triển trước mắt và lâu dài
    của mọi Xã hội trên con đường Phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có thể được
    thông qua nhiều hình thức khác nhau, song giáo dục môi trường ở trường phổ thông
    chiếm vị trí đặc biệt, vì đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của
    đất nước.
    Một khi ống khói của các nhà máy, xí nghiệp ngày càng vươn cao nhiều hơn trên
    bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hoá và tập trung dân cư đông đúc, khói
    bụi giao thông đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với thiên nhiên là điều tất yếu. Vì
    thế Du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng đang Phát triển mạnh mẽ trên thế
    giới, và Việt nam cũng nằm trong xu thế đó.
    Trong nhà trường, hoạt động du lich hiện nay cũng đang Phát triển rất mạnh. Đây
    là hoạt động ngoại khoá rất hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều học sinh.
    Đây có thể là một công cụ khá tốt để có thề ***g vào những nội dung giáo dục môi
    trường, nâng cao nhận thức thực tế cho học sinh; đồng thời qua đó kết hợp với việc
    ứng dụng các bài học lý thuyết trên lớp và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự
    nhiên lẫn môi trường nhân văn cho học sinh. Bên cạnh các hình thức khác, giáo dục
    môi trường qua hoạt động Du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức hấp dẫn, sinh
    động, lý thú, và đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do của đề tài nghiên cứu.
    2. Lịch sử đề tài
    Vấn đề DLST đối với mọi người nói chung và đối với học sinh nói riêng không
    còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhưng qua các tour DLST, học Sinh học được điều gì, và

    có ý thức, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các yếu tố
    sinh thái vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Nhiều học sinh vẫn nghĩ đi Du lịch là để giải trí,
    vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đề tài này muốn nghiên cứu sâu
    hơn tác động của DLST với việc giáo dục môi trường đối với đối tượng đặc biệt là
    học sinh, để từ đó có những cách thức tổ chức phù hợp và có hiệu quả.
    3. Mục đích nghiên cứu
    _ Đề tài củng cố cơ sở lý luận cho việc Xây dựng các tour DLST phục vụ việc giáo
    dục môi trường cho học sinh THPT.
    _ Nghiên cứu hiện trạng một số điểm DLST với việc giáo dục môi trường cho học
    sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh.
    _ Xây dựng và định hướng Phát triển các điểm, tour DLST để thực hiện giáo dục
    môi trường cho học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
    chung.
    4. Phạm vi đề tài
    Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng từ TP.Hồ Chí Minh ra một số điểm
    DLST ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, phù hợp với đối tượng học sinh THPT tại TP.Hồ
    Chí Minh.
    5. Nhiệm vụ của đề tài
    _ Tìm hiểu các điểm, các tour DLST điển hình trong cả nước nói chung và ở thành
    phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận nói riêng.
    _ Kết hợp các tour DLST tiêu biểu với việc giáo dục môi trường cho đối tượng du
    lịch là học sinh phổ thông.
    _ Qua hoạt động DLST, bổ sung kiến thức, hình thành ý thức và trách nhiệm bảo
    vệ môi trường cho học sinh ở khu DLST nói riêng và môi trường sống nói chung.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp luận: dựa trên quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan
    điểm Phát triển bền vững.
    6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
    Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và Xã hội không hiện diện riêng lẻ mà có
    liên quan mật thiết với nhau. Vì thế nghiên cứu bất cứ lãnh vực nào trong tự nhiên, xã

    hội cũng phải xem xét trên quan điểm tổng hợp với những mối liên hệ đan xen, nhân
    quả. Vấn đề Phát triển Du lịch sinh thái với giáo dục môi trường là hai mặt không thể
    tách rời và đều được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường chung
    quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
    6.1.2. Quan điểm hệ thống:
    Du lịch nói chung, Du lịch sinh thái nói riêng bản thân nó đã là một hệ thống phức
    tạp từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa. Một điểm đến không bao giờ tồn tại riêng rẽ mà kết
    Hợp đồng thời với nhiều yếu tố khác: tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
    triển Vì thế sử dụng quan điểm hệ thống để nghiên cứu đề tài là điều kiện cần thiết
    để giải quyết vấn đề.
    6.1.3. Quan điểm Phát triển bền vững:
    Phát triển bền vững cho hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai là yêu cầu bức
    thiết của mọi quốc gia và lãnh thổ hiện nay. Nghiên cứu Du lịch sinh thái là hướng tới
    sự Phát triển Du lịch bền vững và bản thân nó cũng bao gồm cả vấn đề giáo dục môi
    trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và Phát triển cộng đồng.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý tài liệu;
    phương pháp điều tra Xã hội học; phương pháp thống kê; phương pháp bảng biểu, bản
    đồ; phương pháp khảo sát thực địa.
    6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
    Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập,
    thanh lọc những đề tài theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề
    mục, so sánh, đối chiếu các tài liệu và chọn lọc, xử lý.
    6.2.2. Phương pháp điều tra Xã hội học
    Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc thu thập thông tin
    qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát nhiều đối tượng, nhiều trường giúp cho việc thực
    hiện đề tài được khách quan mà quan sát của một người không thể có được.

    6.2.3. Phương pháp thống kê
    Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần
    nghiên cứu.

    6.2.4. Phương pháp bảng biểu, bản đồ
    Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa, một số nội dung được trình bày trên
    các bảng biểu, các địa danh được thể hiện trên bản đồ để làm rõ hơn những nội dung
    được đề cập đến trong đề tài.
    6.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
    Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
    Tuy vậy, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa chỉ được
    tiến hành ở một số nơi tiêu biểu (như Thảo Cầm Viên, Củ Chi, Bình Châu, Vũng Tàu,
    Tiền Giang, Vĩnh Long, Ma đa gui ).

    7. Cấu trúc Luận văn
    Luận Văn gồm:
    Mở đầu
    Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
    Chương 2: Thực trạng Phát triển Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường
    cho học sinh THPT ở TP.Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Định hướng tổ chức các tour Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi
    trường cho học sinh THPT.
    Kết luận
     
Đang tải...