Luận Văn Du lịch sinh thái rừng - biển Cần Giờ Tp.HCM theo định hướng phát triển thân thiện với môi trường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố có rừng ngập mặn với mạng
    lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co rất đặc trưng vùng sông nước. Cần Giờ hoàn toàn có
    thể trở thành đô thị du lịch sinh thái biển hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu
    tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, của
    một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển bền vững ngành du
    lịch Cần Giờ cần thiết đầu tư bảo vệ môi trường (giới hạn trong báo cáo này chỉ trình bày
    nước thải và chất thải rắn) và sự đầu tư bảo vệ môi trường đó chính là sự đầu tư cho phát
    triển du lịch.
    1.ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ
    Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm án ngữ ở
    vùng cửa biển phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Bán
    đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi
    Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.361 ha (chiếm trên 30% diện tích
    của toàn thành phố), trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33.129 ha)
    là đất rừng và rừng. Dân số huyện Cần Giờ năm 2003 có khoảng 60.000 người.
    Cần Giờ là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái: rừng, biển,
    thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá
    lễ hội dân gian, , và không quá xa trung tâm thành phố; là huyện duy nhất của thành phố có
    rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc, khu di tích lịch sử cách
    mạng Rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và nuôi trồng
    thủy hải sản, và khu Lâm viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Trong đó
    rừng và biển là hai yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng
    và phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Một lợi thế khác nữa của khu vực
    này là tuyến đường Rừng Sác là tuyến đường chính xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi
    Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.
    Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
    Science & Technology Development, Enviroment &Resources, Vol 9 - 2006
    Trang 36
    1.1.Tiềm năng Rừng ngập mặn
    Nói đến du lịch Cần Giờ, yếu tố đầu tiên hấp dẫn du khách là cảnh quan tuyệt vời của khu
    rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ. Cảnh quan này không chỉ nổi tiếng từ rất lâu mà ngày nay
    nó còn là niềm tự hào, niềm vinh dự lớn lao của hàng triệu người dân thành phố. Ngày
    10/12/2000, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức được UNESCO công nhận đưa vào danh
    sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích 10.734,95 ha. Đây là khu dự trữ sinh quyển
    đầu tiên ở Việt Nam và là một trong 368 khu dự trữ sinh quyển của toàn thế giới.
    Từ̀ trước đến nay, vùng đất ngập nước ven biển Cần Giờ luôn là nơi sinh trưởng, phát
    triển của nhiều loài thủy sản đa dạng và quý giá. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng, là
    nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, nuôi dưỡng và sinh sản của các loài thủy sinh và nhiều nhóm
    động vật có xương sống trên cạn. Với vị trí trung gian giữa trên cạn và dưới nước, giữa nước
    ngọt và nước mặn, vùng ven biển trở thành nơi hứng đọng chất dinh dưỡng và sản sinh ra lưới
    thức ăn đa dạng, phong phú, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên cạn và dưới
    nước, duy trì nguồn tài nguyên sinh học giàu có, đặc biệt là tài nguyên thủy sản: cá, tôm, cua,
    nghêu, sò,
    Về mặt môi trường, hệ sinh thái RNM vùng cửa sông Sài Gòn, Đồng Nai vừa là “lá phổi
    xanh”, góp phần đáng kể vào việc thanh lọc không khí cho khu vực và giảm thiểu ô nhiễm
    nước thải từ thượng nguồn, đồng thời là lá chắn phòng chống lũ lụt và nước triều dâng xâm
    nhập từ biển Đông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...