Tài liệu Du lịch hướng tới chuyên nghiệp hóa

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [COLOR=#]Rate This[/COLOR]​
    Chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực du lịch là một trong những trọng tâm ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới, thay thế cho phương cách đào tạo thiếu bài bản từ trước tới nay.
    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11/2009 tăng trở lại sau khi sụt giảm trong tháng 10 – Ảnh minh họa[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Cuối tuần qua, hội thảo toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hoá - Du lịch trong xu thế và hội nhập” đã được tổ chức tại ĐH Sài Gòn. Tại đây, thực trạng đào tạo “sứ giả du lịch” cho chúng ta thấy còn nhiều “lỗ hổng” khiến cho du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
    Cần cả người quản lý và nhân viên giỏi
    Về vấn đề này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cũng cho rằng du lịch cũng như bất kỳ ngành kinh tế khác đều vì con người và do con người.Vì vậy, nguồn nhân lực du lịch cần đáp ứng được 3 yêu cầu chính là tri thức, nghiệp vụ và văn hoá.
    “Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà”, ông Huỳnh Quốc Thắng – Hiệu trưởng CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM nói.
    “Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng không sẵn sàng chi vài chục triệu đồng đào tạo nhân viên dẫn đến phải thuê nhân sự thiếu tay nghề bị khách hàng chê bai ”, ông Hà Kim Vọng – Hiệu trưởng trường Du lịch và Ngoại ngữ Khôi Việt TP HCM nhận xét về thực trạng đào tạo nhân lực du lịch trong những năm qua.
    Cũng theo ông Vọng, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn có khuynh hướng xem trọng nhân viên quản lý, xem thường nhân viên phục vụ tiếp tân.
    Theo bà Phạm Thu Nga, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch ĐH Sài Gòn, hiện sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nên khi doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực du lịch “thừa nhưng vẫn thiếu”.
    Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.
    Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề nhân lực ngành du lịch vẫn còn yếu về chuyên môn ngoại ngữ. Chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức, số hướng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số 5.000 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ của cả nước. Ngay cả tiếng Anh là loại ngoại ngữ thông dụng nhất nhưng hướng dẫn viên thạo ngoại ngữ này vẫn còn hạn chế.
    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Ảnh minh họa[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Triển vọng từ các dự án, chương trình quốc gia
    Trong quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2010, Chính phủ đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm trong công cuộc phát triển ngành công nghiệp Du lịch Việt Nam.
    Việt Nam đã hợp tác với Cộng đồng Châu Âu thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu Euro). Theo đó, Dự án khởi động từ năm 2004 đã giúp đào tạo lực lượng lao động của ngành Du lịch, các trường đào tạo và khách du lịch. Dự án hoàn tất trước 30/6/2008 theo thời hạn đã nêu trong Hiệp định tài chính. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” Việt Nam đã được gia hạn tới hết tháng 1 năm 2010.
    Được biết, Dự án đã đào tạo giúp cho Việt Nam 2.500 huấn luyện viên ngành du lịch, thuộc thành phần cán bộ từ các doanh nghiệp. Những nhân viên này là hạt nhân có trách nhiệm đào tạo chuyên môn lại cho những người khác, theo đúng tiêu chuẩn của Châu Âu, về nguồn nhân lực có trình độ cao.
    Dự án còn hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, tham gia các hội thảo, hội nghị của ASEAN, APEC, PATA, ASEANTA nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.
    Mới đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo “Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015 và tầm nhìn đến 2020″ đã định hướng: Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất 500.000 lao động trực tiếp và 1,3 – 1,5 triệu lao động gián tiếp.
    Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới năm 2015 là 2.400 tỉ đồng.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Kết quả thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam: Nhóm kết quả thứ nhất: Xây dựng một “Hệ thống công nhận kỹ năng nghề cấp quốc gia”. Mười trung tâm đào tạo và thẩm định đặt tại các trường đào tạo du lịch, nằm trong hệ thống này đã được trang bị các phòng thực hành. 18 phòng trong tổng số 28 phòng đã sẵn sàng để tiến hành thẩm định cho các kỹ năng nghề lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng, an ninh khách sạn. Sáu kỳ thẩm định kỹ năng nghề đầu tiên đã được tổ chức trong hai tháng gần đây tại sáu trung tâm thẩm định mới thành lập, sau đó sẽ tiếp tục từ tháng 01/2008 trở đi.
    Nhóm kết quả thứ hai: Xây dựng một khung thể chế quốc gia hỗ trợ tăng cường năng lực trong việc triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.
    Nhóm kết quả thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bởi một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như PATA, ASEANTA.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    (Theo Vũ Trọng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...