Luận Văn Du lịch Hải Dương - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    PHẦN NỘI DUNG 6
    Chương I: Vai trò của Du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội .6
    1.1. Khái quát chung về du lịch 6
    1.1.1. Một số khái niệm trong du lịch 6
    1.1.2. Tài nguyên du lịch .8
    1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch .9
    1.1.4. Các loại hình du lịch .10
    1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 13
    1.1.6.Chức năng của hoạt động du lịch 16
    1.2.Vai trò của hoạt động du lịch 17
    1.2.1.Vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội .17
    1.2.2.Vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội HD .19
    Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Hải Dương 20
    2.1.Tiềm năng phát triển du lịch Hải Dương .20
    2.1.1.Giới thiệu chung về Hải Dương 20
    2.1.2.Tài nguyên du lịch Hải Dương 22
    2.1.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên 22
    2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .27
    2.1.2.3. Văn hóa ẩm thực .39
    2.1.2.4. Kết cấu hạ tầng .40
    2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch .43
    2.1.3.1. Thuận lợi .43
    2.1.3.2. Khó khăn .45
    2.2. Thực trạng phát triển du lịch Hải Dương .45
    2.2.1. Thị trường khách du lịch ở Hải Dương .45
    2.2.1.1. Thị trường khách quốc tế .46
    2.2.1.2. Thị trường khách nội địa .47
    2.2.2. Các hoạt động dịch vụ du lịch của Hải Dương .49
    2.2.2.1. Dịch vụ lưu trú .49
    2.2.2.2. Dịch vụ ăn uống .50
    2.2.2.3. Hoạt động vận chuyển .51
    2.2.2.4. Hoạt động lữ hành 52
    2.2.2.5. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khác (Dừng chân, mua
    sắm, vui chơi, giải trí, thể thao ) 53
    2.2.3. Đầu tư trong du lịch 57
    2.2.4. Lao động trong du lịch 59
    2.2.5. Những thành công và hạn chế 61
    2.2.5.1. Những thành công 61
    2.2.5.2. Một số hạn chế 61
    2.2.5.3. Nguyên nhân .62
    Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển . .64
    3.1. Phương hướng phát triển du lịch Hải Dương .64
    3.2. Các giải pháp phát triển .68
    3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, quản lý nhà nước về du
    lịch và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch 68
    3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .69
    3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du
    lịch đặc thù .71
    3.2.4. Khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
    lịch nhân văn theo quan điểm phát triển bền vững 72
    3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường .74
    3.2.6. Giải pháp về vốn 76
    3.3 Một số kiến nghị 77
    3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch 77
    3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương .77
    3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương .78
    KẾT LUẬN .79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Du lịch được coi là một hiện tượng kinh tế xã hội xuất hiện từ rất sớm.
    mới đầu chỉ là những hoạt động di chuyển thường như những cuộc hành
    hương theo tín ngưỡng từ nơi này đến nơi khác, thăm viếng người thân, hội
    họp Ngày với sự phát triển của kinh tế xã hội, du lịch đang dần dần trở
    thành một nhu cầu không thể thiếu của con người, ngành du lịch trở thành
    một ngành kinh tế quan trọng. Du lịch được coi là ngành kinh tế tổng hợp,
    ngành công nghiệp không khói, nó đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế
    khác phát triển như: giao thông vận tải, xây dựng, thông tin liên lạc, ngân
    hàng, y tế Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng
    của nền kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn, đối với nhiều
    quốc gia trên thế giới nó được coi là ngành kinh tế trọng điểm. Đối với các
    nước đang phát triển, du lịch càng có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ mang
    lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hòa bình, đẩy
    mạnh giao lưu, tăng cường khả năng hội nhập giữa các vùng miền, các nước
    trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới,
    ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong
    quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
    Là một tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
    Quảng Ninh, Hải Dương cũng là một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển du
    lịch, có điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hơn nữa Hải Dương cũng là
    một tỉnh có nhiều điểm tham quan hấp dẫn và có ý nghĩa với các khu di tích
    lịch sử, thắng cảnh gắn liền với nhiều danh nhân dân tộc như: Nguyễn Trãi,
    Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Thị Bưởi, thu hút khách du lịch trong
    nước và quốc tế, đặc biệt trong các tour du lịch văn hóa và lễ hội. Trong
    những năm gần đây, du lịch Hải Dương đac có những bước phát triển đáng
    kể, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên du lịch Hải Dương vẫn
    chưa thực sự được quan tâm phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có
    của nó, nhiều khu du lịch, điểm du lịch chưa có sự quy hoạch hợp lý, cụ thể,
    du khách vẫn chưa biết nhiều đến du lịch Hải Dương. Do vậy nghiên cứu tiềm
    năng, thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển là vấn đề cần thiết.
    2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài.
    Mục đích nghiên cứu.
    Nghiên cứu tiềm năng du lịch của Hải Dương đồng thời đánh giá hiện trạng
    đầu tư du lịch, khả năng khai thác tiềm năng đó cho phát triển du lịch, và trên
    cơ sở đó có những đề xuất về giải pháp phát triển du lịch của tỉnh trong tương lai.
    Giới hạn.
    Đề tài khóa luận giới hạn trong phạm vi tỉnh Hải Dương. Tập trung vào việc
    nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch.
    Nhiệm vụ
    Giới thiệu tiềm năng du lịch Hải Dương.
    Đánh giá hiện trạng khai thác, phát triển du lịch của tỉnh.
    Đề ra một số giải pháp cho việc phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp điều tra thực địa.
    Phương pháp dự báo
    Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.
    4. Kết cấu của khóa luận.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài khóa luận gồm
    3 chương.
    Chương I: Vai trò của du lịch đối vói sự phát triển kinh tế xã hội.
    Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương.
    Chương III: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...