Thạc Sĩ Du lịch biển, đảo ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Du lịch biển, đảo ở Việt Nam hiện nay


    Luận văn dài 100 trang
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước trên thế giới. Kinh tế du lịch ngày càng phát triển, mở rộng tới các khu vực và đa dạng hóa về các hình thức. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Việt Nam được đánh giá là một trong những nước giàu tiềm năng để phát triển ngành du lịch. Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy nhu cầu phát triển kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết. Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhấn mạnh:
    Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước [13].
    Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều hòn đảo lớn nhỏ chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã xác định chiến lược kinh tế biển trong đó du lịch biển, đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển.
    Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thiết thực hơn, việc khai thác du lịch biển, đảo ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tài nguyên thiên nhiên cũng như những di sản văn hóa của khu vực biển, đảo.
    Nhìn nhận đầy đủ, chính xác những thành tựu, hạn chế của du lịch biển, đảo của Việt Nam và đề xuất những giải pháp phát triển là nhu cầu cấp bách.
    Vì thế tác giả chọn đề tài "Du lịch biển, đảo ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    4
    1.1.
    Du lịch biển đảo, xu hướng phát triển của nó
    4
    1.2.
    Vai trò của du lịch biển, đảo đối với sự phát triển của đất nước
    24
    1.3.
    Kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo của một số nước
    29

    Ch­¬ng 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM
    34
    2.1.
    Những lợi thế của du lịch biển, đảo ở Việt Nam
    34
    2.2.
    Thực trạng của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian qua
    51

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
    75
    3.1.
    Xu thế phát triển của du lịch biển, đảo và một số mục tiêu của du lịch biển, đảo Việt Nam
    75
    3.2.
    Phương hướng đẩy mạnh phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam
    79
    3.3.
    Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam
    86

    KẾT LUẬN
    96

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    98
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Số hiệu bảng
    Tên bảng
    Trang
    1.1
    Giai đoạn (1995 - 2002) khách du lịch quốc tế đến các nước Đông Nam Á
    11
    1.2
    Tác động tích cực của văn hóa - xã hội ở các khu du lịch
    27
    2.1
    So sánh 3 vùng ven biển (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ)
    về xây dựng sản phẩm du lịch giữa các vùng với nhau theo mức độ (thuận lợi - hạn chế)
    50
    2.2
    Số lượng khách du lịch quốc tế đến các vùng du lịch ven biển giai đoạn từ năm 2005 - 2008
    52
    2.3
    Số lượng khách nội địa đi du lịch biển đảo giai đoạn 2005 - 2008
    52
    2.4
    Doanh thu từ hoạt động du lịch biển, đảo giai đoạn 2005 -2008
    53
    2.5
    Đánh giá số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
    64
    2.6
    Nguồn vốn đầu tư trong nước để nâng cấp hạ tầng du lịch ở các địa phương ven biển giai đoạn 2005 - 2008
    66
    3.1
    Các thị trường khách du lịch quốc tế trong những năm tới
    77
    3.2
    Các loại hình du lịch và hướng khai thác tại các vùng trọng điểm
    78
    3.3
    Tiêu chuẩn, diện tích cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng khu du lịch và khách sạn ven biển
     
Đang tải...