Luận Văn du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/1/14.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục:

    Lời mở đầu 1
    Chương I : Phát triển du lịch bền vững 5
    1.1. Lý luận về phát triển bền vững 5
    1.2. Lý luận về phát triển du lịch bền vững 5
    1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững .5
    1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch bền vững 7
    1.2.2.1. Nhóm điều kiện chung .7
    1.2.2.2. Nhóm điều kiện đặc trưng 8
    1.2.2.3, Các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch .9
    1.2.2.4, Phải đảm bảo tính hiệu quả .11
    1.2.2.5, Phải đảm bảo tính công bằng 11
    1.2.2.6, Đảm bảo tính cộng đồng .12
    1.2.2.7, Bản sắc văn hóa 12
    1.2.2.8, Sự phát triển .13
    1.2.3, Các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững 13
    1.2.3.1, Sử dụng nguồn lực một cách bên vững. .13
    1.2.3.2, Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường 13
    1.2.3.3, Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm thiểu chất thải 14
    1.2.3.4, Hợp nhất phát triển du lịch bền vững với hoạch định chiến lược .16

    Chương II. Phát triển du lịch bền vững với Làng cổ Đường Lâm 17
    2.1. Giới thiệu chung về làng cổ Đường lâm 17
    2.2.Điều kiện phát triển du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm 19
    2.2.1. Điều kiện phát triển du lịch 19
    2.2.1.1. Nhóm điều kiện chung .19
    2.2.1.2. Nhóm điều kiện đặc trưng .20
    2.2.1.3, Các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch 27
    2.2.2. Ngoài những yếu tố nội tại có sãn, để phát triển bễn vững du lịch ở Đường Lâm cần đáp ứng thêm những yếu tố sau: 28
    2.2.2.1. Tính hiệu quả .28
    2.2.2.2. Tính công bằng và tính cộng đồng 29
    2.2.2.3. Đảm bảo giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương .29

    Chương III. Thực trạng giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm 30
    3.1. Thực trạng bảo tồn làng cổ 30
    3.2. Đề xuất giải pháp 33


    Kết luận .37.

    Danh mục tài liệu tham khảo .38.













    Lời mở đầu.

    1, Lí do chọn đề tài.
    Là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, với 14 huyện, thị xã, dân số 2,5 triệu người, diện tích tự nhiên 2.192km2, lại nằm kề cận Thủ Đô Hà Nội, Hà Tây đang cố gắng khai thác tiềm năng ấy , đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một tỉnh giàu đẹp. Lợi thế lớn nhất cả Hà Tây là nằm ngay cửa ngõ thủ đô - trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước- thị trường lớn tiêu thụ nguồn hàng hóa, dịch vụ lớn cho cả vùng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối phát triển thuận tiện cho sự giao thông trong cả nước. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều danh nam thắng cảnh nổi tiếng được du khách trong ngoài nước biết đến như Động Hương tích - Chùa Hương, Ba Vì, Đồng Mô, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương .và gần đây nhát là sự kiên làng cổ Đường Lâm được bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận "di tích lịch sử cấp quốc gia" đang trở thành một điểm đến lí tưởng. Vì vậy du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Một trong những điểm du lịch mà chính quyền nhân dân tỉnh cũng như chính quyền nhân dân thành phố Sơn Tây để ý và dành nhiêu sự quan tâm là bảo tồn và phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm - một ngôi làng cổ mang nhiều giá tri văn hóa lịch sử, sau Hội An, sau Phố Cổ Hà nội là những phố cổ nơi đô thị, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên ( tính đến năm 2008) được bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng "di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia". Sau lễ công nhận, Cục Di sản văn hóa phấn đấu gửi đơn đề nghị UNESCO công nhận làng cổ Đường Lâm vào danh sách di sản văn hóa thế giới.
    Lúc sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét: "Đường Lâm là vùng đất cổ người xưa. Tựa lưng vào núi Tản, mặt ngoảnh nhìn sông nước Tích Đà, Đường Lâm sẽ trường tồn và phồn vinh cùng non sông đất nước". Chính bởi các giá trị văn hóa lịch sử - tiềm năng khai thác du lịch của Làng Cổ mà em đã chọn nơi đây làm đối tượng nghiên cứu trong bài đề án của mình. Phát triển du lịch là đúng đắn, nhưng phải bảo tồn để gìn giữ cho đời sau những giá trị quí giá mà chúng ta đang được hưởng.
    Vì vậy em quyết định chọn du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm làm đề tài nghiên cứu cho bài đề án môn học của mình, với mục đích tìm hiểu thực trạng bảo tồn, tôn tạo làng cổ như thế nào, đã và đang khai thác phục vụ du lịch ra sao, mặt nào phát huy tích cực, và đâu là hạn chế để đề ra giả pháp khắc phục? Làng cổ đang đứng trước nhiều thực tại đáng buồn, và nó cần nhiều hơn thế sự quan tâm không chỉ của các cấp chính quyền, mà còn của những ai thật sự biết quí giá những giá trị quí giá mà chỉ Làng Cổ có được.

    2, Phạm vi nghiên cứu.
    Làng cổ Đường Lâm, chiều dài niên đại hơn 400 trăm năm hình thành và phát triển. Thuộc thành phố sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Di sản văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.
    Quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò của du lịch bền vững, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững tại Làng Cổ Đường Lâm, thực tại và đề xuất giải pháp.

    3, Phương pháp nghiên cứu.
    Tiếp cận vấn đề thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp, kết hợp với quá trình thực tế tại Làng Cổ.

    4, Nội dung đề tài.
    Nội dung của đề tài bao gồm những khái niệm cơ bản lý luận về du lịch bền vững, các điều kiện phát triển bền vững, các nghuyên tắc, thực trạng, và giải pháp.
    Kết cấu đề tài gồm 3 chương :
    Chương I: Phát triển bền vững.
    Chương II: Phát triển bền vững với Làng Cổ Đường lâm.
    Chương III: Thực trạng,giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm.
    kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...