Tài liệu Du lịch ảo – món khai vị kích cầu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DU LỊCH ẢO – MÓN “KHAI VỊ” KÍCH CẦU Posted on 29/11/2009 by tailieudulich






    [COLOR=#]Rate This[/COLOR]​
    Du lịch ảo là một hình thức xuất hiện đã lâu nhưng trong những năm gần đây người ta mới nhận ra bản chất và vai trò mà nó mang lại. Đối với với các nhà kinh doanh lữ hành, du lịch ảo được nhìn nhận như một công cụ quảng cáo thông qua việc quảng bá các sản phẩm danh lam thắng cảnh trên các thông tin đại chúng tới quảng đại quần chúng để thăm dò nhu cầu, xác định mục tiêu và khai thác nguồn khách. Còn đối với khách, đơn thuần du lịch ảo là cách giải trí “tại chỗ” với những hình ảnh danh lam thắng cảnh, các di sản nổi tiếng, phục tục tập quán, các món ăn ngon .v.v. của các vùng lãnh thổ trong nước cũng như các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm thỏa mãn trí tò mò, lòng ham hiểu biết của mình sau những phút giây làm việc mệt nhọc. Phương tiện mà khách muốn tìm tới để thỏa mãn loại hình du lịch này chính là tìm hiểu và thưởng thức qua truyền hình, báo chí, tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, văn học, điện ảnh, internet .v.v Tìm hiểu bản chất và vai trò của du lịch ảo cũng chính là cách để những người làm du lịch kết nối “tính liên vùng, liên ngành” và đề ra chiến lược kích thích “cầu” du lịch hiểu quả nhất.
    Gia vị đầu tiên của món “du lịch ảo” xuất phát từ các tác phẩm của hội họa, nhiếp ảnh. Những quốc gia như Italy, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc với thế mạnh về hội họa và những bức tranh đáng giá hàng chục triệu đô la trưng bày trong các bảo tàng nổi tiếng được xem như là “nguồn lực” để phát triển du lịch. Bằng cách “du lịch ảo” qua các phương tiện truyền thông, thậm chí những bức tranh “copycat”, mọi người biết được giá trị và khao khác được tận mắt nhìn ngắm nàng Mosalina thì tất nhiên phải du lịch thực tế nước Pháp. Thử hỏi, nếu như bảo tàng Lui-vơ không có bức tranh của nàng Mosalina thì hàng năm có thu hút được hàng triệu khách tới tham quan không? Qua những bức tranh, bức ảnh đẹp về hoa tulip, tháp nghiêng Pisa, Vạn lý trường thành .v.v. con người lại muốn khám đất nước Hà Lan, Italy, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp của thiên nhiên, của những lúc hoàng hôn buông xuống, của truyền thuyết, của những huyền thoại được các hoạ sỹ, các nghệ sỹ nhiếp ảnh tôn vinh qua cái nhìn nghệ thuật của mình. Những “sản phẩm” của cái nhìn nghệ thuật đó được “truyền tải” đến mọi người và thôi thúc cuộc hành trình của mình tới khám phá Vịnh Hạ Long vào một ngày gần nhất. Những bức tranh dân gian Đông Hồ với vẻ đẹp truyền thống văn hóa từ lâu đã được nhiều khách du lịch trong ngoài nước biết và luôn mong muốn tìm tới thăm quan, mua làm kỷ niệm. Bên cạnh những “slogan” (khẩu hiệu) độc đáo, ấn tượng thì những bức tranh, ảnh đẹp luôn tiêu thức để ngành du của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp du lịch chọn làm biểu tượng để quảng cáo, tiếp thị thu hút khách.
    Các tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng là một trong những món gia vị không thể thiếu đối với loại hình du lịch ảo. Văn học chính là cuộc đời, nó chứa đựng tiếng nói của lịch sử, giới thiệu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán các vùng, miền, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Xu hướng đi du lịch của con người là tới những nơi “đối lập” với không gian sinh sống hàng ngày của mình để thoả mãn sự hiểu biết về tính cách dân tộc, văn hóa xã xã hội cũng như phong tục tập quán. Qua những tác phẩm văn học nổi tiếng như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) người nước ngoài hiểu hơn về truyền thống văn hóa, tinh thần yêu nước, sự thân thiện, hiếu khách nên trong ý thức của họ tất nhiên xuất hiện ý tưởng tới du lịch Việt Nam. Tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” viết về Đồng bằng Sông Cửu Long của nhà văn Sơn Nam khiến độc giả hiểu hơn, yêu mến, có cảm tình với vùng đất này với những miệt vườn trái cây, chợ nổi và con người bộc trực nhưng hiền lành, hiếu khách. Và khách du lịch khi đến vùng đất này luôn xem nhứng tác phẩm của nhà văn Sơn Nam viết về vùng đất này như một cuốn “cẩm nang về hướng dẫn”. Thực tế ĐBSCL với thế mạnh là du lịch miệt vườn, sinh thái hàng năm đón nhận hàng ngàn du khách tới tham quan.
    Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình TPHCM (HTV) và nhiều đài khác trong nước đã và đang xây dựng những chương trình truyền hình, phim tài liệu mang nội dung du lịch sâu sắc. Chúng ta có thể kể ra các chương trình như “Du lịch qua màn ảnh nhỏ”, “Sức sống mới”, “Mê Kông ký sự”, “Ký sự hỏa xa” .v.v Được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, hình ảnh và vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam đã được ngành du lịch quảng bá trên một trong những kênh truyền hình lớn của thế giới CNN (Mỹ). Đó được xem là một trong những hình thức du lịch ảo được khán giả đón nhận nồng nhiệt và nó cũng góp phần làm động lực thúc đẩy nhu cầu và lay chuyển bước chân của khách du lịch. Không chỉ qua phim tài liệu, qua những chương trình truyền hình, một số quốc gia khác thể hiện hình thức du lịch ảo qua những bộ phim của nước mình và Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Khán giả Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực và châu lục thích phim Hàn không chỉ vì nội dung hay mà còn còn thích bở diễn viên đẹp, cảnh quay đẹp .Thế mạnh về phong cảnh, bản sắc văn hóa, vẻ đẹp con người Hàn Quốc được nhiều người đón nhận và đưa vào sở thích và mục tiêu du lịch của mình. Như vậy khi xem phim, khán giả không chỉ lĩnh hội nội dung và cảm xúc mà mong muốn và khát vọng đi du lịch tới vùng đất mà mình đã thấy. Nếu các bộ phim của Việt Nam làm tốt như Hàn Quốc thì đó quả là “gia vị” rất tốt và làm phong phú hơn cho món “khai vị” du lịch ảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
    Xác định được gia vị của loại hình du lịch ảo đã khó, kết hợp tạo nên công cụ quảng bá và vận dụng được nó có hiểu quả cho ngành du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng càng khó hơn. Công việc này đỏi hỏi người làm công tác quản lý du lịch có cái nhìn chiến lược, biết phát huy thế mạnh của các yếu tố “vệ tinh” của các ngành liên quan. Đó âu cũng là cách đưa du lịch đến với mọi người và mọi người đến với du lịch.
    Hy vọng loại hình du lịch ảo hoàn thành sứ mệnh mà những nhà lữ hành kỳ vọng.
    Phạm Trọng Lê Nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...