Thạc Sĩ Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Từ xa xưa, trong Lịch sử nhân lọai Du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa Xã hội của các nước. Trong những năm gần đây, Thế Giới đã chứng kiến sự bùng nổ của họat động Du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đóng góp một phần không nhỏ vào sự Phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng quốc gia hay từng địa phương nói riêng. Theo số liệu của Tổ Chức Du lịch Thế Giới (WTO) trong báo cáo “ Triển vọng Du lịch toàn cầu năm 2020” cho thấy năm 2000 có 697triệu lượt khách Du lịch Quốc tế trên phạm vi toàn Thế Giới và đến năm 2005 lần đầu tiên đạt 808 triệu lượt, tăng 116 lần so với năm 2000. Thu nhập của ngành Du lịch Thế giới năm 2001 là 462.2 tỷ USD và đã đạt 6.2 nghìn tỷ USD vào năm 2005 (chiếm 10.6 % GDP toàn Thế Giới) và có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành Du lịch Thế Giới là 4.1%, riêng năm 2005 có tốc độ trung bình là 5.5 %.Đồng thời tạo thêm cho hơn 221.6 triệu công ăn việc làm, chiếm 8.3 % Lao động toàn cầu. Ở Việt Nam, trong chiến lược Phát triển kinh tế Xã hội chung thời kì từ 1996 – 2000, 2001 – 2010, 2020 Du lịch là ngành có tiềm năng Phát triển mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần cho Việt Nam quảng bá và hợp tác Phát triển với các quốc gia và khu vực trên Thế Giới. Du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc từ đầu thập niên 90 đến nay. Năm 2000, khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam 2,1 triệu lượt khách, đạt doanh thu 11,2 tỷ đồng; năm 2002 cả nước đón 2,6 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 17,7 tỷ đồng; Năm 2005 khách Du lịch quốc tế đạt 3,4 triệu lượt, doanh thu đạt
    30 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 là 61,9 % về khách và 167,8 % về doanh thu. Khách nội địa cũng tăng đều qua các năm, từ 11,2 triệu lượt năm 2000 đến 2002 là
    12,5 triệu lượt và 15,3 triệu lượt năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng Du lịch trung bình hàng năm đạt 6.4%.
    Và năm 2003, Việt Nam được Báo chí nước ngoài đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện nhất. Nắm rõ điều đó, Du lịch Việt Nam đang từng bước hội nhập bằng cách tự kiện toàn, quảng bá, mời gọi Theo chủ trương và đường lối của Nhà Nước cũng như Chính Quyền Tỉnh. An Giang đã mạnh dạng chọn Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn phát triển, là một ngành đầy triển vọng và khả năng đóng góp GDP rất lớn cho tỉnh nhà. An Giang là tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là có núi và phong cảnh tự nhiên hấp dẫn cùng với nhiều di tích Lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng. Ngoài ra còn có cửa khẩu quốc gia là nơi thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Du lịch An Giang vẫn chưa thực sự Phát triển đúng với quy mô và chức
    năng so với tiềm năng của mình. Việc Phát triển Du lịch phụ thuộc nhiều vào các ngành kinh tế khác nhau. Do vậy, cần phải định hướng đúng đắn dựa vào nguồn tài nguyên Du lịch phong phú nhằm tạo tiền đề cho việc Đầu tư Phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững. Chính vì lẽ đó: đề tài “DU LỊCH AN GIANG, TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG” được nghiên cứu thực hiện để có thể góp phần cho việc gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan Du lịch cũng như vấn đề an ninh trật tự, văn hóa, văn minh trong hoạt động Du lịch cũng cần được quan tâm. Hoạt động Du lịch An Giang theo đó khởi sắc và Phát triển trên con đường hội nhập.

    2. Lịch sử VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    2.1. Trên Thế Giới

    Đối với việc nghiên cứu Du lịch thì thường có ba hướng chính, đó là: nghiên cứu
    phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu
    tổ chức lãnh thổ du lịch.
    Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc nghiên
    cứu Du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu sức chứa và ổn định của các địa điểm du
    lịch (Kadaxkia,1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng
    trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà Du lịch cảnh quan Đại Học Tổng Hợp Maxcova
    (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ Du lịch của I.I.Pirojnic
    (Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các tụ điểm Du lịch và vùng Du lịch.
    Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu Địa lý về lãnh vực Du lịch để Xây dựng
    phân tích tổng hợp các yếu tố Phát triển Du lịch tại vùng được xác định.

    2.2. Ở Việt Nam

    Du lịch bắt đầu được thực hiện nghiên cứu và mới quan tâm từ thập niên 90 trở lại
    đây. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho Du lịch như: Dự án VIE/ 89/ 003 về kế
    hoạch chỉ đạo Phát triển Du lịch Việt Nam do tổ chức Du lịch Thế Giới (OMT) thực hiện, Quy
    hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện Nghiên Cứu Phát
    Triển Du lịch tiến hành (1994) và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du
    lịch Việt Nam, Cơ sở Địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch Du lịch
    những vấn đề lý luận và thực tiễn, kinh tế Du lịchDu lịch học đã tập trung nghiên cứu lý
    luận và thực tế trên phạm vi khác nhau.
    Du lịch An Giang vốn đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay cũng đang
    được nghiên cứu từ các hãng thông tấn Báo chí hay đài truyền hình Tỉnh và đài Quốc Gia, hoặc
    của sinh viên của các trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Đại Học Văn Lang, Đại Học Cần
    Thơ hay Trường Nghiệp Vụ Du Lịch .Tuy nhiên, những công trình đó chưa đi sâu khai thác
    và nghiên cứu kỹ trên cơ sở khoa học mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các góc cạnh khác
    nhau của vấn đề Du lịch - một vấn đề có rất nhiều phức tạp và liên quan với các đối tượng
    khác.Mặt khác, trước đây Du lịch An Giang vẫn chưa thật sự được quan tâm Đầu tư và phát
    triển.
    Ngày nay, với sự Phát triển Du lịch sôi động của cả nước nói chung, Du lịch Đồng
    Bằng Sông Cửu Long nói riêng thì Du lịch An Giang (Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng, văn
    hóa lễ hội, ) đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.

    3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

    3.1. Mục đích nghiên cứu

    Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về Du lịch tự nhiên và Du lịch nhân văn vào địa
    bàn An Giang. Phân tích tiềm năng, thực trạng Du lịch và đề xuất giải quyết Phát triển Du lịch
    Tỉnh – nơi được coi là có nhiều tiềm năng nhưng hiệu quả Phát triển chưa cao, đặc biệt có một
    số tài nguyên Du lịch của tỉnh không được quan tâm đúng mức đang có nguy cơ xuống cấp.

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn Phát triển Du lịch để vận dụng vào việc
    nghiên cứu Du lịch tỉnh An Giang.
    - Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
    – kỹ thuật của An Giang. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế của chúng đối với
    việc Phát triển du lịch.
    - Phân tích thực trạng Du lịch hoạt động của An Giang trong thời gian từ năm 2000 –
    2005.
    - Đề xuất các giải pháp Phát triển Du lịch An Giang trong thời gian tới.

    3.3. Giới hạn nghiên cứu

    3.3.1. Giới hạn về nội dung


    Giới hạn trong phạm vi ngành Du lịch nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá
    về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng Phát triển ngành của An Giang. Trên cơ sở đó
    sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động Kinh doanh Du lịch của Tỉnh. Đề xuất
    định hướng và giải pháp Phát triển Du lịch cho An Giang trong tương lai.

    3.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian

    Về không gian, đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi tỉnh An Giang, gồm có 11
    đơn vị Hành chính cấp huyện và thành phố.
    Về thời gian, đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong
    giai đọan 2000 – 2005.

    4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    4.1. Các quan điểm nghiên cứu

    4.1.1. Quan điểm hệ thống


    Hệ thống lãnh thổ Du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối
    liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất tổng hợp, có đủ các
    thành phần: tự nhiên, kinh tế - Xã hội và chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản.

    4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Lãnh thổ Du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối
    tượng Du lịch và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho Du lịch. Quan điểm này
    vận dụng vào luận văn để phân tích các tiềm năng và các tác động về nhiều mặt cho sự phát
    triển Du lịch của tỉnh An Giang.

    4.1.3. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá
    trình hình thành, Phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng Phát triển của hệ
    thống lãnh thổ.

    4.2. Các phương pháp nghiên cứu

    4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

    Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này
    được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối Quan hệ đa chiều và biến động trong không
    gian và thời gian như ngành du lịch.

    4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

    Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân
    tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu thống kê của ngành Du lịch
    nói chung còn nhiều bất cập và chưa thống nhất.

    4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

    Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ và biểu
    đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ,
    cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên
    bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài
    nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ Du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng giúp thể hiện quy luật của toàn bộ hệ thống trong không gian.

    4.2.4. Phương pháp toán và thống kê Du lịch

    Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu Phát triển trong hoạt
    động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động Du lịch ở địa phương sẽ
    thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mụctiêu của đề tài đã đề ra.

    4.2.5. Phương pháp dự báo

    Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa vào các nguyên
    nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, từ đó dự báo các
    chỉ tiêu Phát triển Du lịch trong tương lai của tỉnh.

    4.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin

    Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra như Exel,
    Word, Windows, Mapinfo để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống
    kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ

    4.2.7. Phương pháp chuyên gia

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của
    PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, của các thầy cô trong khoa Địa lý và các ý kiến của các chuyên
    gia Du lịch của tỉnh.

    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về Du lịch và thực tiễn về Phát triển Du lịch thế
    giới và Việt Nam mà cụ thể là Phát triển Du lịch tỉnh An Giang.
    - Tổng hợp và đánh giá các nguồn lực Phát triển du lịch, phân tích những mặt thuận
    lợi, những hạn chế trong việc Phát triển Du lịch của tỉnh An Giang.
    - Đánh giá thực trạng các họat động Du lịch của tỉnh An Giang. Phân tích và đề xuất
    các điểm, cụm, tuyến Du lịch quan trọng trong vùng đồng thời xác định rõ khả năng đóng góp
    của ngành Du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả Du lịch tỉnh An Giang

    6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Mở đầu
    Chương1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn Du lịch
    Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng Phát triển Du lịch An Giang
    Chương 3 : Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm Phát triển Du lịch An Giang hiệu quả và bền vững.
    Kết luận và Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
    TCLTDL : Tổ chức lãnh thổ du lịch
    DLAG : Du lịch An Giang



    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Trang

    Bảng 1.1. Các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 20
    Bảng 2.1. Chỉ số khí hậu An Giang .52
    Bảng 2.2. Số lượng di tích được xếp hạng phân theo các huyện An Giang 60
    Bảng 2.3. Phân bố dân cư An Giang 76
    Bảng 2.4. Doanh thu từ du lịch 93
    Bảng 2.5. Số lượng khách sạn của tỉnh 95
    Bảng 2.6. Lao động trực tiếp của nghành du lịch An Giang .98
    Bảng 2.7. Danh mục dự án đầu tư .100
    Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến An Giang năm 2010 115
    Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch của An Giang đến năm 2010 .115
    Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu khách sạn của Tỉnh đến năm 2010 116
    Bảng 3.4. Nhu cầu lao động trong ngành du lịch của Tỉnh đến năm 2010 117




    DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - BẢN ĐỒ
    Trang

    Sơ đồ 1.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch 29
    Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh .45
    Biểu đồ 2.2. Khách du lịch quốc tế .91
    Biểu đồ 2.3. Khách du lịch nội địa .92
    Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .43
    Bản đồ 2.1. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh An Giang .47
    Bản đồ 2.2. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh An Giang .94



    DANH MỤC HÌNH
    Trang

    Hình 2.1. Rừng tràm Trà Sư 58
    Hình 2.2. Khu di tích Óc Eo .62
    Hình 2.3. Khu du lịch Tức Dụp 63
    Hình 2.4. Lăng Thoại Ngọc hầu 66
    Hình 2.5. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 67
    Hình 2.6. Chùa Xrayton 69
    Hình 2.7. Thánh Đường Mubarak 70
    Hình 2.8. Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam . 72
    Hình 2.9. Hội đua bò 73
     
Đang tải...