Luận Văn Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến
    MỤC LỤC

    Đề mục Trang
    Nhiệm vụ của luận văn tốt nghiệp
    Lời cám ơn i
    Tóm tắt đề tài ii
    Mục lục iii
    Danh sách hình vẽ v
    Danh sách bảng biểu vi
    Danh sách các từ viết tắt viii

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
    1.3.1 Đối với công ty 2
    1.3.2 Đối với tác giả 2
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.5 Phương pháp thực hiện 3
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.5.2 Phương pháp thu thập thông tin 3

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    2.1 Phương pháp luận 4
    2.1.1 Xác định vấn đề cần giải quyết 4
    2.2 Tổng quan về MRP 4
    2.2.1 Giới thiệu về MRP 4
    2.2.2 Mục đích của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 5
    2.2.3 Lợi ích của MRP 5
    2.2.4 Lợi ích của MRP 5
    2.3 Các lý thuyết liên quan MRP 8
    2.3.1 Quản lý nhu cầu 8
    2.3.2 Dự báo nhu cầu 8
    2.4 Hàng tồn kho 12
    2.4.1 Sơ lược về quản lý hàng tồn kho 12
    2.4.2 Các mô hình đặt hàng 14

    CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY 19
    3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tân Tiến 19
    3.1.1 Nhiệm vụ chức năng và định hướng phát triển 20
    3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 20
    3.2.1 Sơ đồ tổ chức 21
    3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 23
    3.2.3 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban 24
    3.2.4 Số lượng lao động trong công ty 26
    3.3 Giới thiệu về quy trình sản xuất công nghệ và sản phẩm kinh doanh 27
    3.3.1 Giới thiệu về quy trình công nhệ và sản xuất kinh doanh 27
    3.3.2 Máy móc thiết bị 28
    3.3.3 Sản phẩm kinh doanh 29
    3.4 Thuận lợi và khó khăn của công ty 31
    3.4.1 Các yếu tố về thị trường 31
    3.4.2 Đối thủ cạnh tranh và nguồn lực 31

    CHƯƠNG 4 DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ Ở CÔNG TY NHỰA TÂN TIẾN 33
    4.1 Phân tích hiện trạng 33
    4.1.1 Hiện trạng công tác dự báo ở công ty bao bì nhựa Tân Tiến 33
    4.1.2 Hiện trạng của việc quản lý tồn kho 33
    4.1.3 Hiện trạng điều độ đơn hàng 34
    4.2 Nguồn dữ liệu cho công tác dự báo 37
    4.3 Các phương pháp dự báo 40
    4.3.1 Dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển 41
    4.3.2 Mô hình dự báo theo xu thế tuyến tính 43
    4.3.3 Mô hình dự báo theo xu thế tuyến tính có yếu tố thời vụ 46
    4.3.4 Mô hình san bằng hàm số mũ 48
    4.3.5 Mô hình trung bình dịch chuyển có điều chỉnh xu hướng 50
    4.3.6 Mô hình trung bình dịch chuyển có trọng số (3 thời kỳ) 51
    4.4 Hoạh định nhu cầu vật tư 53
    4.4.1 Các loại chi phí trong quản lý kho 56
    4.5 Xây dựng kế hoạch đặt hàng 57
    4.5.1 Nguyên liệu màng PE 57
    4.5.2 Nguyên vật liệu hạt PE 61
    4.5.3 Nguyên vật liệu mực in Polimat 65
    4.5.4 Nguyên vật liệu dung môi 69
    4.5.5 Nguyên vật liệu Màng LLDPE 71

    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    5.1 Kết luận 75
    5.2 Kiến nghị 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC.

    DANH SÁCH HÌNH VẼ

    Hinh 2.1 Cơ sở phương pháp luận của luận văn 4
    Hình 2.2 Sơ đồ khối của hệ thống MRP 5
    Hình 2.3 Tổng quan về các hoạt động sản xuất 7
    Hình 2.4 Tương tác khối quản lýnhu cầu 9
    Hình 2.5 Mô hình EOQ cơ bản 15
    Hình 2.6 Các chi phí tồn kho hằng năm 16
    Hình 2.7 Mô hình khoảng đặt hàng kinh tế 16
    Hình 3.1 Hình ảnh công ty Tân Tiến 19
    Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 21
    Hình 3.3 Quy trình công nghệ sản xuất 27
    Hình 3.4 Hình ảnh máy móc trong công ty 28
    Hình 3.5 Các sản phẩm dạng cuộn 29
    Hình 3.6 Các sản phẩm dạng túi 30
    Hình 4.1 Biểu đồ doanh thu và sản lượng các mặt hàng năm 2005 37
    Hình 4.2 Biểu đồ doanh thu và sản lượng các mặt hàng năm2006 38
    Hình 4.3 Biểu đồ doanh thu và sản lượng các mặt hàng từ tháng1-10/2007 39
    Hình 4.4 Biểu đồ so sánh sản lượng thật và sản lượng dự báo 53




    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng 3.1. Cơ cấu lao động trong công ty 26
    Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây 31
    Bảng 4.1. Bảng thống kê giá trị tồn kho của màng nhựa PE năm 2005 35
    Bảng 4.2. Số lượng và giá trị nguyên vật liệu hư hỏng năm 2005 36
    Bảng 4.3. Một số nguyên nhân của đơn hàng trễ 36
    Bảng 4.4. Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2005 37
    Bảng 4.5. Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2006 38
    Bảng 4.6. Sản lượng và doanh thu các mặt hàng từ tháng1-10/2007 39
    Bảng 4.7. Sản lượng nhóm hố mỹ phẩm từ 2005-10/2007 39
    Bảng 4.8. Sản lượng màng dầu gội đầu từ 2005-10/2007 40
    Bảng 4.9. Bảng dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển 42
    Bảng 4.10. Bảng dự báo theo xu thế tuyến tính 44
    Bảng 4.11. Bảng dự báo theo xu thế tuyến tính có yếu tố thời vụ 47
    Bảng 4.12. Bảng dự báo theo mô hình san bằng hàm số mũ 49
    Bảng 4.13. Bảng dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển có điều chỉnh xu hướng 50
    Bảng 4.14. Bảng dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 3 thời kỳ 51
    Bảng 4.15. Bảng so sánh sai số tuyệt đối trung bình 53
    Bảng 4.16. Bảng dự báo nhu cầu sản lượng dầu gội đầu từ tháng 11/2007-10/2008 54
    Bảng 4.17. Bảng lượng vật tư cần dùng cho 1000(m2) màng dầu gội 55
    Bảng 4.18. Bảng lượng vật tư cần dùng cho màng dầu gội từ tháng 11/2007-10/2008 55
    Bảng 4.19. Bảng giá thành các loại nguyên vật liệu 56
    Bảng 4.20. Bảng chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng 57
    Bảng 4.21. Mô hình lot for lot cho màng PE 58
    Bảng 4.22. Mô hình EOQ cho màng PE 59
    Bảng 4.23. Mô hình POQ cho màng PE 61
    Bảng 4.24. Mô hình lot for lot cho hạt PE 62
    Bảng 4.25. Mô hình EOQ cho hạt PE 63
    Bảng 4.26. Mô hình POQ cho hạt PE 64
    Bảng 4.27. Mô hình lot for lot cho mực in Polimat 66
    Bảng 4.28. Mô hình EOQ cho mực in Polimat 67
    Bảng 4.29. Mô hình POQ cho mực in Polimat 68
    Bảng 4.30. Mô hình lot for lot cho dung môi 69
    Bảng 4.31. Mô hình EOQ cho dung môi 70
    Bảng 4.32. Mô hình POQ cho dung môi 71
    Bảng 4.33. Mô hình lot for lot cho màng LLDPE 72
    Bảng 4.34. Mô hình EOQ cho màng LLDPE 73
    Bảng 4.35. Mô hình POQ cho màng LLDPE 74



    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    Từ viết tắt Giải thích
    EOI Economic Order Interval
    EOQ Economic Order Quantity
    H Holding cost
    L Lead time
    MAD Mean Absolute Deviation
    MRP Material Requirement Planning
    P Purchase cost
    S Stockout cost
    LFL Lot For Lot Ordering
    POQ Periodic Order Quantity POQ



    CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

    1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Có thể nói nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường xuất khẩu ra thế giới có phần đóng góp rất quan trọng của ngành sản xuất bao bì. Ngồi việc bảo quản sản phẩm, giảm hư hại, cải thiện vệ sinh an tồn thực phẩm, dễ đóng gói vận chuyển, bao bì còn là phương tiện quảng cáo tiếp thị trên thị trường. Theo các cuộc nghiên cứu thị trường cho các loại mẫu bao bì thì : bao bì là thông tin duy nhất về sản phẩm trên kệ hàng, nó phải thực thi nhiệm vụ thu hút khách hàng trong khoảng thời gian rất ngắn –thông thường chỉ 10-20 giây, đó là thời gian trung bình của người mua ra quyết định mua.Theo đó thách thức cho bao bì là cần phải tạo ra cơ hội bán hàng trong thời gian ngắn ngủi ấy.Trong thực tế nhiều năm nghiên cứu của PRS Eye-Tracking cho thấy rằng người mua hàng thậm chí chưa bao giờ nhìn quá một phần ba số thương hiệu trưng bày.Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu bao bì được chú ý một cách nhanh chóng sẽ được mua nhiều hơn( theo trang http: HOANGPHU Website design, Software Application, .) Do đó đây là một cơ hội rất lớn cho các công ty sản xuất bao bì Việt Nam.Trong đó công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến cũng nằm trong cơ hội ấy.
    Tuy nhiên để có thể tận dụng được tốt các cơ hội mà thị trường mang lại công ty còn phải cải tiến nhiều mặt mà cụ thể là các mặt sau:
    Thời gian giao hàng chậm và thường trễ tiến độ đặc biệt vào các vụ mùa cao điểm ( vào các tháng 10,11và12 các tháng gần tết âm lịch) mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty dự báo không tốt nhu cầu của khách hàng để tiến hàng mua nguyên vật liệu dự trữ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất điều này ảnh hưởng đến uy tín công ty và doanh thu của công ty.
    Có một số nguyên liệu tồn kho quá lâu ít được dùng đến như:màng giấy couche, màng MCPP,KPET. Trong khi các nguyên liệu cần nhiều như ( Màng PE, Màng LLDPE, các loại hạt PE, dung môi, lại thiếu hụt thường xuyên vào các mùa cao điểm trên làm tăng chi phí tồn kho mà không hiệu quả. Do đó cần tiến hành cải tiến công tác quản trị tồn kho.
    Nhiều mặt hàng như các loại màng OPP, màng PE, hạt PE, dung môi polimat do các nguyên vật liệu này không có nhà cung cấp trong nước nên phải nhập khẩu từ nước ngồi ( chủ yếu là Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản) do đó thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng thường giao độâng từ 45 đến 60 ngày.Do đó nếu không có kế hoạch mua hàng hợp lý sẽ dẫn đến trễ tiến độ sản xuất do nguyên vật liệu không đầy đủ.Những hạn chế trên có thể được khắc phục nếu có các phương pháp dự báo hợp lý và công tác hoạch định vật tư thích hợp.Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay những hạn chế kể trên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu và uy tín của công ty. Nhằm mục tiêu giải quyết các hạn chế kể trên của công ty góp phần nâng cao doanh thu và uy tín với khách hàng.Công ty đã khuyến khích em nguyên cứu và tìm biện pháp khắc phục đó là lý do em chọn đề tài:“ Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến”

    1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Thiết lập hệ thống MRP cho công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến nhằm các mục tiêu sau:
     Tìm hiểu hiện trạng công tác dự báo và công tác quản lý kho ở công ty.
     Xây dựng các mô hình dự báo cho màng dầu gội.
     Xây dựng các mô hình đặt hàng (cần lô nào cấp lô đó, đặt hàng kinh tế, theo thời đoạn).

    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.3.1 Đối với công ty:
    Kết quả của đề tài này giúp cho công ty có kế hoạch chủ động nguồn nguyên liệu lưu kho đáp ứng cho sản xuất cũng như bố trí các nguồn lực về nhân sự để đảm bảo tiến độ sản xuất trong các trường hợp biến động sản lượng theo nhu cầu khách hàng. Các công việc cần làm cụ thể như sau:
    Xây dựng lại mô hình dự báo cho công ty thích hợp nhất, từ mô hình dự báo này xác định sản lượng sản xuất thích hợp mà công ty cần chú ý.Từ sản lượng dự báo và định mức vật tư cần thiết để sản xuất ra sản phẩm công ty sẽ có kế hoạch dự trữ và mua nguyên vật liệu hợp lý, đáp ứng được tiến độ sản xuất.
    Từ mô hình dự báo xây dựng lại các mô hình đặt hàng như cần lô nào cấp lô đó(lot for lot),môhình đặt hàng kinh tế(EOQ), mô hình đặt hàng theo thời đoạn(POQ) và quản lý kho sao cho chi phí tối thiểu nhưng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu sản xuất.

    1.3.2 Đối với tác giả:
    Với việc xây dựng đề tài này giúp cho em hiểu chắc hơn về các lý thuyết đã học được ở trường và từ lý thuyết đem áp dụng vào thực tế công việc ở một công ty cụ thể.
    Thực hiện đề tài này giúp em hiểu sâu về quy trình sản xuất của công ty tiện cho việc tham gia vào công việc sau này.

    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Hoạt động của công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm của công ty rất đa dạng phong phú do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung vào loại sản phẩm có số lượng lớn để tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu (Màng dầu gội đầu)

    1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu:
    Xây dựng các mô hình dự báo như:
    Mô hình dự báo trung bình dịch chuyển.
    Mô hình dự báo theo xu thế tuyến tính.
    Mô hình dự báo theo xu thế tuyến tính có thành phần mùa.
    Mô hình dự báo theo phương pháp làm trơn hàm mũ.
    Mô hình dự báo trung bình dịch chuyển có điều chỉnh xu hướng.
    Mô hình dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số.
    Từ các mô hình trên, dựa trên tiêu chuẩn MAD nhỏ nhất nhằm tìm ra một mô hình thích hợp cho công ty.(giúp cho việc hoạch định MRP được chính xác)
    Xây dựng các mô hình đặt hàng (lot for lot),EOQ,POQ,nhằm tìm ra mô hình có chi phí tồn kho thấp nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ tiến độ sản xuất.

    1.5.2 Phương pháp thu thập thông tin:
    Thu thập số liệu về sản lượng sản xuất trong thời gian ba năm gần đây của các mặt hàng (Màng dầu gội,màng bột gặt, các túi bột gặt các loại)
    Thu thập số liệu về công suất của các loại máy (In, tráng, Cắt cuồn) và công suất của công đoạn làm túi.
    Các thông số về định mức vật tư cần thiết để sản xuất ra một loại sản phẩm, chi phí của các loại nguyên vật liệu chính, các chi phí vận chuyển, lưu trữ và chi phí đặt hàng.
    Các nguồn thông tin cần thu thập:
    Các số liệu từ phòng tài chính kế tốn về kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong 3 năm. Định mức vật tư cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Số liệu về chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho vận chuyển các loại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...