Luận Văn Dự báo thị trường xe máy thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 5/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp
    I. NHững vấn đề cơ bản về thị trường.
    1. Khái niệm.
    Khái niệm thị trường trong kinh tế học là một khái niệm có từ rất lâu đời, nó ra đời
    xuất phát từ thực tế khách quan gắn liền với nhu cầu của con người trong quá trình sản
    xuất và lưu thông hàng hoá. Trên thực tế tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về thị
    trường tuỳ vào việc xem xét thị trường dưới các góc độ khác nhau. Chúng ta có thể gặp
    một số khái niệm sau:
    - Theo các nhà kinh điển của kinh tế chính trị thì: “ Thị trường là lĩnh vực trao đổi
    hàng hoá, mọi hành vi cơ bản của thị trường đều dựa trên các hoạt động mua và bán.
    Trên thị trường có hai chủ thể có vai trò quan trọng nhất là người mua và người bán,
    trong đó, người mua đại diện cho yếu tố cầu hàng hoá còn người bán đại diện cho yếu tố
    cung hàng hoá. Họ gặp nhau trên thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu của nhau về
    hàng hoá”
    - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học vi mô thì: “ Thị trường theo một cách khác
    có thể hiểu là sự biểu hiện ngắn gọn của quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ
    gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các quyết định của doanh nghiệp về
    việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định của công nhân về làm việc bao lâu và
    cho ai được điều hoà bởi sự điều chỉnh về giá”.
    - Trên giác độ vĩ mô thị trường có thể hiểu là tổng thể của cung và cầu đối với một
    hàng hoá nhất định trong một thời gian và không gian cụ thể.
    - Trên giác độ kinh doanh thông thường thì: “Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và
    cầu hay nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua”.
    - Trên giác độ quản lý của một doanh nghiệp, khái niệm thị trường được hiểu một
    cách cụ thể hơn và ngoài các yếu tố cung và cầu thì khái niệm thị trường còn phải gắn
    liền với các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh như người mua, người bán, nhà
    phân phối, cùng với các hành vi của họ.Trên thực tế những hành vi này không phải bao
    giờ cũng tuân theo các quy luật và các giả thuyết về tính hợp lý trong tiêu dùng một cách
    cứng nhắc mà nó luôn có sự linh hoạt và điều chỉnh sao cho phù hợp với các điều kiện cụ
    thể của thị trường. Ngoài các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của người mua và
    người bán như thu nhập, giá cả, hành vi cụ thể của người mua và người bán đối với một
    sản phẩm, hàng hoá cụ thể còn chịu tác động nhiều của yếu tố tâm lý và điều kiện giao
    dịch khác nữa. Thí dụ như trong trường hợp giá cả của sản phẩm tăng lên thì nhu cầu về
    sản phẩm này không những giảm đi mà ngược lại còn có xu hướng tăng lên. Do đó, tính
    quy luật cung cầu không phải bao giờ cũng đúng trong mọi mối quan hệ mà nó còn phải
    phụ thuộc vào từng khách hàng và từng mặt hàng cụ thể.
    Mặc dầu vậy, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ sản xuất và
    các phương thức kinh doanh hiện đại, yếu tố “ cung” trong khái niệm thị trường của một
    doanh nghiệp ngày càng mất đi vai trò quan trọng, ngược lại yếu tố cầu và sự nhận biết
    nhu cầu đang ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do
    vậy, đối với doanh nghiệp thì trong khái niệm thị trường, việc nhấn mạnh vai trò quyết
    định của nhu cầu có một tầm quan trọng không thể thiếu. Do đó, có thể hiểu: “ Thị
    trường của một doanh nghiệp là tập hợp các khác hàng tiềm năng ở trong nước và nước
    ngoài của doanh nghiệp”.
    Theo quan điểm này thì rõ ràng là khái niệm thị trường ở đây được mở rộng hơn
    nhiều, theo đó, khách hàng của một doanh nghiệp không chỉ là những khách hàng hiện tại
    mà còn bao gồm những khách hàng trong tương lai dự định mua hàng của doanh nghiệp.
    Như vậy, thì thị trường hiểu theo khái niệm này là rất rộng và đối với từng doanh nghiệp
    thì thị trường của họ cũng đầy tiềm năng to lớn, đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu kĩ
    lưỡng đề phát hiện thêm thị trường và biến những thị trường đầy tiềm năng này thành thị
    trường hiện tại của doanh nghiệp. Đây đồng thời cũng là phần thưởng xứng đáng cho
    những doanh nghiệp thành công trong việc tìm kiếm những khách hàng với nhiều những
    nhu cầu tiềm ẩn, cần được đáp ứng.
    2. Phân loại và phân đoạn của thị trường.
    2.1 Phân loại thị trường.
    2.1.1 Căn cứ vào đối tượng trao đổi trên thị trường, có:
    Thị trường hàng hoá. Đây là thị trường có đối tượng trao đổi là hàng hoá với mục
    tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt về vật chất. Thị trường này là thị trường
    rất phổ biến, nó đảm bảo và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của
    con người trong xã hội.
    Thị trường dịch vụ. Đây là thị trường trao đổi những thứ nhằm thoả mãn nhu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...