Thạc Sĩ Dự báo thanh khoản nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản trong thị trường chứng khoán việt nam (sàn giao d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: DỰ BÁO THANH KHOẢN NHÓM CỔ PHIẾU CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (SÀN GIAO DỊCH TPHCM)
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Ý nghĩa thực tiễn 2
    5. Phương pháp nghiên cứu . 3
    6. Kết cấu luận văn . 3
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN THANH KHOẢN VÀ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO 5
    1.1 Thanh khoản . 5
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của cổ phiếu, thị trường 6
    1.3 Đo lường thanh khoản cổ phiếu . 7
    1.4 Các phương pháp, mô hình dự báo tính thanh khoản 13
    1.4.1 Mô hình ARMAX (Autoregressive–moving-average model with exogenous
    inputs model) 14
    1.4.2 Mô hình tự hồi quy vectơ VAR (Vector Autoregression) 15
    1.5 Dữ liệu phân tích: 19
    1.6 Ứng dụng phần mềm: 21
    CHƯƠNG 2: DỰ BÁO THANH KHOẢN NHÓM CỔ PHIẾU CHẾ BIẾN THỦY
    SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DICH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ
    CHÍ MINH 22
    2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam . 22
    2.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam . 22
    2.1.2 Hiện trạng thanh khoản của VNINDEX 25
    2.2 Cổ phiếu ngành thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM 26
    2.3. Hiện trạng thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngành thủy sản 28
    2.3.1 Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản của ngành chế biến thủy sản (FIS) 28
    2.3.2 Các chỉ số đo lường thanh khoản nhóm cổ phiếu ngành chế biến thủy sản 29
    2.3.3 Xếp hạng thanh khoản của các cổ phiếu chế biến thủy sản 34
    2.4. Xây dựng ma trận hệ số tương quan các chỉ báo thanh khoản . 36
    2.4.1. Ma trận hệ số tương quan của các chỉ số thanh khoản ngành chế biến thủy
    sản. 36
    2.4.2. Ma trận hệ số tương quan chỉ số thanh khoản của ngành chế biến thủy sản và
    thị trường . 37
    2.4.3. Ma trận hệ số tương quan chỉ số thanh khoản của ngành chế biến thủy sản và
    các yếu tố vĩ mô 39
    2.5. Dự báo thanh khoản nhóm cổ phiếu trong danh mục . 40
    2.5.1 Xác định mô hình dự báo 40
    2.5.2. Mô hình hồi quy vectơ dự báo thanh khoản của các chỉ số thanh khoản của
    nhóm cổ phiếu và các yếu tố vĩ mô 43
    2.5.2.1 Mô hình VAR cho cổ phiếu ngành chế biến thủy sản và các yếu tố vĩ mô 43
    2.5.2.2 Mô hình VAR cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn 46
    2.5.2.3 Mô hình VAR cho nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình. 48
    2.5.2.4 Mô hình VAR cho nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ. 49
    2.5.2.5 Mô hình VAR cho nhóm cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ 50
    2.5.3. Mô hình hồi quy vectơ các chỉ số thanh khoản của ngành và của toàn thị
    trường 52
    2.5.4 Mô hình hồi quy vectơ các chỉ số thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngành chế
    biến thủy sản . 55
    2.6 Kết quả dự báo thanh khoản cho ngành chế biến thủy sản sàn HOSE 60
    CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP . 64
    3.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam cho đến năm 2020 . 65
    3.1.1 Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
    2011 – 2020 . 66
    3.1.2 Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn
    2011-2020 . 68
    3.2 Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến
    năm 2020 . 69
    3.2.1. Mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 . 69
    3.2.2. Nội dung chủ yếu của chương trình . 70
    3.3 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến năm 2020 . 72
    3.3.1. Quan điểm phát triển 72
    3.3.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam . 72
    3.4.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý 74
    3.4.2 Các nhóm giải pháp ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam 75
    3.4.3. Một số giải pháp phát triển, hỗ trợ xuất khẩu thủy sản . 80
    3.4.4. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 80
    3.4.5 Một số giải pháp cho nhà đầu tư . 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 91
    B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 91
    C. Tài liệu tham khảo trên web 93
    PHỤ LỤC A . 94
    A. Các bảng tóm tắt các chỉ số đo lường thanh khoản của các cổ phiếu ngành chế
    biến thủy sản . 94
    PHỤ LỤC B . 109
    B1. Mô hình VAR cho nhóm cổ phiếu ngành thủy sản và các yếu tố vĩ mô 109
    B2. Mô hình VAR cho các cổ phiếu ngành thủy sản và các yếu tố vĩ mô . 114
    B3. Mô hình hồi quy vectơ của riêng các chỉ số thanh khoản của cổ phiếu và nhóm
    cổ phiếu . 119

    TÓM TẮT
    Luận văn hệ thống lại lý thuyết và các công thức đo lường thanh khoản của cổ
    phiếu nói chung và nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản đang giao dịch trên sàn chứng
    khoán thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Qua đó tác giả cũng phân tích mức độ và
    xếp hạng thanh khoản của từng cổ phiếu, nhóm cổ phiếu thuộc ngành chế biến thủy
    sản.
    Cũng từ dữ liệu thu thập và tính toán được, tác giả áp dụng phương pháp Tự hồi quy
    vectơ (Vector Autoregression) và phần mềm Grelt để đưa ra các mô hình tổng quát
    dự báo thanh khoản dưới tác động của các biến kinh tế vĩ mô, dưới tác động của các
    biến đo lường thanh khoản của thị trường và của chính các biến đo lường thanh
    khoản nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản.
    Dựa trên mô hình dự báo, tác giả dự báo thanh khoản trong sáu tháng đầu năm 2012
    cho nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản.
    Cuối cùng, tác giả cũng dựa vào mô hình tổng quát dự báo thanh khoản để đưa ra
    các kiến nghị và giải pháp cho nhà đầu tư.
    ASTRACT

    The thesis systematized theories of liquidity and formulas to measure the liquidity
    of stock in general and the liquidity of stocks of seafood processing industry which
    are traded on the stock market in Ho Chi Minh City in particular. Thereby the
    author also analyzes the level and ranking of liquidity for individual stock and
    group of stocks of seafood processing industry.
    Also from the calculated data, the author applies Vector Autoregression model and
    Grelt software to makes the general forecast models to predicts the liquidity under
    impact of macroeconomic variables, under impact of variables measuring the
    liquidity of the market and variables measuring the liquidity of stocks of seafood
    processing industry.
    Based on the forecast models, the author predicts liquidity of stocks of seafood
    processing in the first six months of 2012.
    Finally, the author also relies on the general forecast liquidity models to make
    recommendations and solutions to investors.

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Thanh khoản là huyết mạch của thị trường tài chính. Việc điều tiết phù hợp
    của nó là rất quan trọng cho sự vận hành trơn tru của một nền kinh tế. Các thị
    trường tài chính trên toàn thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và liên kết với
    nhau chặt chẽ, cho nên sự suy giảm đột ngột của thanh khoản ở ngay cả một phân
    khúc thị trường hoặc trong một khu vực tư nhân có thể gây nên sự gián đoạn mà nó
    đóng vai trò dịch chuyển.
    Thanh khoản không chỉ xuất hiện trong thị trường tài chính mà còn xuất hiện
    trong thị trường hàng hóa. Thanh khoản cũng đề cập khả năng của một doanh
    nghiệp đáp ứng nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của mình, về sở hữu tài sản đủ
    để chuyển đổi thành tiền mặt để thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.
    Đặc biệt thanh khoản rất được chú ý trong thị trường chứng khoán như một
    trong những tiêu chí quan trọng dự báo, quyết định xu hướng của thị trường, của
    nhóm cổ phiếu hoặc từng cổ phiếu riêng lẻ. Một phần nào đó nó cũng chỉ ra mức độ
    rủi ro của cổ phiếu.
    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những thị trường non
    trẻ nhưng đầy tiềm năng và kỳ vọng với sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua,
    đã đem lại nhiều khoản lợi nhuận to lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên nó cũng
    chứa đầy rẫy những rủi ro tiềm tàng to lớn, trong đó có cả rủi ro của thanh khoản thị
    trường cũng như rủi ro thanh khoản của cổ phiếu đặc biệt là nhóm cổ phiếu chế biến
    thủy sản dưới tác động của các yếu tố vĩ mô và các biến liên quan khác. Chính vì
    vậy đề tài “Dự báo thanh khoản nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản trong thị trường
    chứng khoán Việt Nam” là hết sức cần thiết cho bất kì nhà đầu tư nào muốn chinh
    phục thách thức cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi từ việc đầu tư vào các cổ
    phiếu nhóm chế biến thủy sản niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán TP.HCM.
    2. Mục đích của đề tài:
    Nghiên cứu mức độ thanh khoản của nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản cũng
    như của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Đưa ra mô hình dự báo tính thanh khoản của các nhóm cổ phiếu chế biến
    thủy sản được giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Giải pháp nào có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro từ rủi ro do thanh
    khoản.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu bao gồm: mức độ thanh khoản của các cổ phiếu ngành
    chế biến thủy sản; mô hình dự báo với tác động của các biến kinh tế vĩ mô và các
    biến đo lường thanh khoản của thị trường lên thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngành
    chế biến thủy sản; dự báo thanh khoản cho nhóm cổ phiếu ngành chế biến thủy sản.
    Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: đề tài nghiên cứu tập chung chủ yếu vào các cố phiếu chế
    biến thủy sản niêm yết đã niêm yết và đang giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí
    Minh (20 cổ phiếu).
    + Về thời gian: thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu được cập nhật đến hết
    năm 2011.
    4. Ý nghĩa thực tiễn:
    Việc đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu giúp nhà đầu tư chọn lựa được
    cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, giảm bớt được rủi ro đầu tư khi tính thanh khoản
    của cổ phiếu suy giảm, tăng vòng quay đầu tư.
    Việc dự báo tiên đoán chính xác thanh khoản của cổ phiếu và thị trường giúp
    nhà đầu tư nắm được xu thế và cơ hội mang đến lợi nhuận cho mình hoặc giảm
    thiểu lỗ xuống mức thấp khi tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán Việt
    Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu là:
    + Phương pháp thống kê.
    + Phương pháp phân tích tư duy.
    + Phương pháp tham khảo các chuyên gia.
    + Phương pháp mô hình định lượng (ARMAX, VAR).
    Về phương pháp cụ thể: phương pháp tham khảo các chuyên gia và phương
    pháp thống kê được được dụng để mô tả lại thực trạng thanh khoản của các nhóm
    cổ phiếu chế biến thủy sản qua các chỉ số đo lường thanh khoản. Qua đây tác giả
    tiếp tục áp dụng phương pháp phân tích tư duy để phân tích mức độ thanh khoản và
    xếp hạng thanh khoản của các nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản.
    Cuối cùng là phương pháp mô hình định lượng, qua số liệu thống kê thu thập
    được kiểm tra độ tin cậy của các biến, mô hình (P-value, T-statistic, R-squared),
    khám phá phân tích nhân tố bằng hệ số tương quan (Correlation), kiểm định quy
    luật phân phối chuẩn bằng kiểm định Jarque-Bera và vận dụng mô hình hồi quy
    bằng cách sử dụng phần mềm Gretl để:
    + Phân tích các biến giải thích và chỉ số thanh khoản của các cổ phiếu và mối
    quan hệ giữa của chúng.
    + Phân tích và so sánh các mô hình dự báo
    + Đưa ra kết luận cho dự báo.
    6. Kết cấu luận văn:
    Ngoài chương mở đầu gồm những nội dung: tính cấp thiết của đề tài, mục đích của
    đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn, phương pháp nghiên
    cứu, luận văn chia làm ba chương:
    Chương 1: Lý luận thanh khoản và các mô hình dự báo
    Gồm những nội dung:
    + Một số lý thuyết về thanh khoản, tính thanh khoản, đo lường thanh khoản,
    các yếu tố tác động đến thanh khoản.
    + Các phương pháp và mô hình dự báo: mô hình ARMAX (Quá trình trung
    bình trượt, tự hồi quy với các biến đầu vào ngoại sinh), mô hình hồi quy vectơ
    (Vector autoregression).
    + Dữ liệu của đề tài.
    Chương 2: Dự báo thanh khoản nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản niêm yết trên
    sàn giao dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
    Gồm những nội dung:
    + Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện trạng thanh khoản
    của thị trường và của các nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản niêm yết trên sàn giao
    dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
    + Thống kê và xếp hạng thanh khoản của nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản
    niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
    + Kết quả mô hình tự hồi quy vectơ và phương trình dự báo thanh khoản
    nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán thành
    phố Hồ Chí Minh.
    + Dự báo thanh khoản nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản niêm yết trên sàn
    giao dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh sáu tháng đầu năm 2012.
    Chương 3: Kết luận, kiến nghị và giải pháp
    Gồm những nội dung: tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài,
    ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đề xuất giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào
    thực tiễn, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN THANH KHOẢN VÀ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO
    1.1 Thanh khoản
    1.1.1 Định nghĩa thanh khoản
    1. Thanh khoản là mức độ mà một tài sản hoặc chứng khoán có thể được
    mua hoặc bán trên thị trường. Thanh khoản được đặc trưng bởi một mức độ cao của
    các hoạt động mua bán. Tài sản có thể dễ dàng mua hoặc bán, được gọi là tài sản có
    tính thanh khoản.
    2. Khả năng để chuyển đổi một tài sản sang tiền mặt một cách nhanh chóng
    được gọi là thanh khoản.
    Không có công thức tính thanh khoản cụ thể, tuy nhiên thanh khoản thường
    được tính bằng cách sử dụng các tỷ lệ thanh khoản.
    1.1.2 Tính thanh khoản
    Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ khả năng mà một tài
    sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không bị ảnh hưởng bởi yếu
    tố giá cả (tài sản có thể mua - bán ở bất kì mức giá nào). Như chứng khoán hay các
    khoản nợ, khoản phải thu . có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho
    việc thanh toán hay chi tiêu. Các cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính
    lỏng, tính lưu động.
    Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao
    dịch lớn.
    Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo
    tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải
    thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho.
    Như vậy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực
    tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp
    nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu,
    rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
    Trong TTCK, tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các loại
    giấy tờ có giá do các tổ chức, doanh nghiệp phát hành được nhà nước công nhận, có
    khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi
    tiêu. Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu
    thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác (trái phiếu chuyển đổi).
    Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán
    đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
    TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng
    khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
    1.1.3 Tính thanh khoản của cổ phiếu
    Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường
    cho việc bán lại dễ dàng, giá giao dịch tương đối ổn định theo thời gian và khả năng
    cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy. Khi lựa chọn chứng khoán để
    đầu tư, nhà đầu tư nhất thiết phải xem xét đến khả năng bán lại để tái tạo nguồn vốn
    đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc
    phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này
    gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của cổ phiếu, thị trường
    Tuy cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng nhưng tính
    thanh khoản của cổ phiếu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các yếu tố tác
    động lớn nhất là:
    Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu
    niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao,
    cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị
    trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức
    thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
    Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính thanh khoản của chứng
    khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng
    nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao
    hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi
    tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư
    cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
    Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị
    trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật
    cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty
    mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt
    nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng
    khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ
    phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến
    sự đầu cơ trong thị trường, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu
    trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi.
    1.3 Đo lường thanh khoản cổ phiếu
    Có hai phương pháp phổ biến đo lường thanh khoản của cổ phiếu là độ phân
    tán lệnh mua-bán và khối lượng giao dịch. Schwartz (1992) xác định tính thanh
    khoản xuất hiện trong các khoản của chi phí giao dịch phát sinh để có được một
    lệnh được thực thi nhanh chóng. Ông ta chỉ ra rằng chi phí giao dịch bao gồm một
    thành phần rõ ràng như là khoản hoa hồng, và một thành phần không rõ ràng như là
    độ phân tán lệnh mua-bán và tác động thị trường.
    Tác động thị trường có sẵn khi một lệnh mua dẫn dắt giá đặt mua tăng lên,
    hoặc lệnh bán dẫn dắt giá đặt bán giảm xuống. Điều này xảy ra do khối lượng cổ
    phiếu được đặt có thể nhỏ so với kích cỡ đặt mua. Độ phân tán và tác động thị
    trường lớn nếu một thị trường thiếu độ sâu và độ rộng. Tuy nhiên, sự tác động của
    thị trường lên các nhà đầu tư nhỏ hầu như không thể xác định được. Cùng với sự
    thật là độ phân tán mua-bán có thể dễ dàng đo lường và độ phân tán lệnh mua-bán
    là một cách thông thường đo độ thanh khoản
    Cách thông thường khác để đo lường thanh khoản là khối lượng giao dịch.
    Kyle (1985) đã đề xuất là thanh khoản thị trường có thể đo lường bởi chuỗi lệnh cần
    thiết để gây ra tăng hoặc giảm giá bằng một đôla. Pagano (1989) đề xuất một khía
    cạnh của thanh khoản là sự thu hút vốn của thị trường. Theo ông, một thị trường
    thanh khoản có thể tiếp thu một lượng lớn các lệnh mà không thay đổi giá theo
    hướng bất lợi. Tuy nhiên nếu thị trường quá mỏng thì thị trường tiếp thu một lượng
    lớn các lệnh khi mà chi phí của giá theo hướng bất lợi thay đổi cho người đặt lệnh
    + Khối lượng giao dịch
    Khối lượng giao dịch có liên quan đến thanh khoản được tính bằng khối
    lượng cổ phiếu theo đơn vị thời gian. Nó được dùng để đo lường độ sâu của thanh
    khoản.
    Khối lượng liên quan đến thanh khoản cao thì ta có tín hiệu thanh khoản cao.
    Điều này đã được làm sáng tỏ và ứng dụng trong nhiều bài nghiên cứu như của Lee
    & Swaminathan (2000), Chordia, R.Roll, và A. Subrahmanyam, (2001); Rico von
    Wyss (2004) .
    Khối lượng giao dịch từ đơn vị thời gian t -1 đến t được tính theo công thức

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    A.

    Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Việt

    1) Đặng Hữu Mẫn (2009), Nghiên cứu chất lượng dự báo của những mô hình
    quản trị rủi ro thị trường vốn, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng -
    số 5(34).2009
    2) Hà Quỳnh Hoa (2008), Luận án “Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách
    tiền tệ ở Việt Nam”, Địa học Kinh tế Quốc Dân
    3) Lê Đạt Chí (2011) , Luận án: “Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo
    trong dự báo kinh tế-Trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đại học
    Kinh Tế TP.HCM
    4) Nguyễn Phú Tụ (2009), Giáo trình Lý thuyết thống kê, Đại học Kỹ thuật
    Công nghệ TP.HCM
    5) AczelưSounderpandian (2008), Business Statistics 7th ed, McGraw-
    Hill/Irwin

    6)

    Acker, D., Stalker, M. & Tonks, I. (2002), `Daily closing inside spreads and

    trading volumes around earnings announcements', Journal of Business Finance &
    Accounting 29 (9/10), 1149-1179.
    7) Albert S. Kyle (1985) Continuous Auctions and Insider Trading,
    Econometrica, Vol. 53, No. 6., pp. 1315-1336.
    8) Armstrong, J. S. (2001). Principles of Forecasting: A Handbook for
    Researchers and Practitioners. Boston, MA: Kluwer Academic Publishers
    9) Brockman, P. & Chung, D. Y. (2000), `An empirical investigation of trading
    on asymmetric information and heterogeneous prior beliefs', Journal of Empirical
    Finance 7, 417-454.
    10) Chordia, T., R. Roll, and A. Subrahmanyam, (2001), Market liquidity and
    trading activity, Journal of Finance 56, 501-530.
    11) Chordia, T., R. Roll, and A. Subrahmanyam, (2002), Order imbalance,
    liquidity, and market returns, Journal of Financial Economics 65, 111-130.
    12) Damodar N Gujarati (2002), Basic Econometrics 4th. Chapter 21, 22
    13) Douglas C. Montgomery, Cheryl L. Jennings (2007), Introduction to Time
    Series Analysis and Forecasting.
    14) Jones, C. M. & Lipson, M. L. (1999), Price impacts and quote adjustment on
    the NASDAQ and NYSE/AMEX. Working Paper.
    15) G. Peter Zhang (2004), Neural Networks in Business Forecasting, chapter 1,
    part 4
    16) George E. P. Box, Gwilym M. Jenkins, Gregory C. Reinsel (1994), Time
    Series Analysis: Forecasting and control 3th, Prenhall
    17) Harris, F. H. d., McInish, T. H. & Wood, R. A. (2002), `Security price
    adjustment across exchanges: An investigation of common factor components for
    Dow stocks', Journal of Financial Markets 5(3), 277-308. Working Paper.
    18) Hasbrouck, J. & Seppi, D. J. (2001), `Common factors in prices, order flows
    and liquidity', Journal of Financial Economics 59, 383-411.
    19) Helmut Lutkepohl (2007), Econometric Analysis with Vector Autoregression
    models, EUI Working papers ECO 2007/11
    20) Herman J. Bierens (2004), VAR models with exogenous variables, pp 1- 6
    21) Michael H. Kutner,Christopher J. Nachtsheim, John Neter, William Li
    (2005), Applied Linear Statistical Models 5th ed, McGraw-Hill/Irwin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...