Báo Cáo Dự báo sự phát triển của pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên không khí ở nước ta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU:
    Không khí là một trong năm thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại và phát tiển của con người cũng như sự sống trên toàn hành tinh này. Nếu thiếu không khí thì tất cả con người và những sinh vật trên trái đất sẽ không thể tồn tại. Chinh vì thế mà vấn đề bảo vệ nguồn không khí trong lành đang là một vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam nói riêng, mà là nhiệm vụ của toàn thế giới, của toàn thể nhân loại đang sống trên hành tinh xanh này.
    Hiện nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu mà đất nước đã đạt được thì chúng ta cũng đang đối mặt với những mặt trái của sự phát triển đó, trong đó có vấn đề ô nhiễm không khí. Vì thế, vấn đề đặt ra là bên cạnh việc thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế thì nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước là vấn đề bảo vệ môi trường không khí nói riêng, môi trường sống nói chung, tiến tới quá trình “phát triển bền vững” của đất nước. Có thể nói vấn đề về môi trường không khí đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam , trong đó vấn đề về pháp luật về không khí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Là một sinh viên về chuyên ngành luật, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật quy định về tài nguyên không khí là rất cần thiết không những phục vụ tốt cho quá trình học tập mà còn có ý nghĩa quan trọng cho thực tiễn phát triển của đất nước. Từ quá trình nhận thức đó, tôi xin chọn đề tài “Dự báo sự phát triển của pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên không khí ở nước ta”. Để hoàn thành cho đề tài nghiên cứu khoa học cuối kì của mình.
    Trong quá trình hoàn thành đề tài khoa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các vị Giáo sư, Tiến sĩ luật học với các công trình nghiên cứu khoa học của họ đã giúp tôi có một nền lí luận cho đề tài của mình. Đồng thời tôi cũng xin chân thành các thầy cô giáo giảng viên bộ môn Luật Môi Trường đã tư vấn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.






    PHẦN MỞ ĐẦU: 1
    PHẦN NỘI DUNG: 2
    A. Tổng quan về vấn đề môi trường không khí ở Việt Nam. 2
    I.Các khái niệm:
    I.1. Khái niệm không khí:
    I.2. Khái niệm ô nhiễm không khí:
    I.3. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường:
    II. Hiện trạng không khí và ô nhiễm không khí:
    III. Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí:
    B. Dự báo sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường đối với nguồn không khí ở nước ta hiện nay.
    I. Dự báo các quy định của hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường không khí:
    I.1. Ưu điểm:
    I.2. Nhược điểm
    I.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện
    II. Dự báo các quy định của pháp luật về phòng, chống và khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí; tăng cường quá trình cải thiện chất lượng không khí:
    II.1. Những dự báo của pháp luật trong hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng không khí của các cơ quan nhà nước
    II.2. Dự báo của pháp luật trong hoạt động ĐTM:
    II.3. Dự báo pháp luật môi trường trong hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí
    III. Dự báo pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí.
    III.1. Đối với nguồn thải tĩnh
    III.2. Đối với nguồn thải động
    IV. Dự báo hệ thống pháp luật quy định về hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí
    IV.1. Ưu điểm:
    IV.2. Nhược điểm:
    C. Những phương hướng và biện pháp để tiếp tục phát triển những quy định của hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam trong những giai đoạn tới.
    1. Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
    2. Tăng cường các biện pháp pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
    3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
    PHẦN KẾT LUẬN:







    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
    2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
    3. Giáo trình Luật Môi Trường. Trường Đại học Luật Hà Nội 2006, NXB CAND.
    4. Giáo trình Luật Môi Trường. Đại học Huế.
    5. Vũ Thị Duyên Thùy “Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam_ Thực trạng và hướng hoàn thiện”. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trường Đại Học Luật Hà Nội.2001.
    6. “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam”. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội năm 2008. Lê Thị Phương Thảo
    7. “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí”. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội năm 2006. Nguyễn Tuệ Minh.
    8. Google
     
Đang tải...