Luận Văn Dự báo phát triển giáo dục THPT của Thủ đô Hà Nội đến năm 2015

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 23
    Uỷ ban giáo dục thế giới đã nêu một trong bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là dạy con người chung sống với nhau, tạo dựng một nền văn minh mới, văn minh hoà bình, văn hoá khoan dung. Trong tình hình hiện nay, cả nước ta đang phấn đấu đẩy mạnh CNH-HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, cùng loài người bước vào một nền văn minh mới mở đầu thiên niên kỷ thứ ba.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Kết luận Hội nghị lần thứ 6 của BCH TƯ Đảng khoá IX nhấn mạnh: “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [5, 40]. Muốn cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển KT-XH.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH TƯ Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH. Một trong bốn giải pháp quan trọng để khắc phục yếu kém của GD&ĐT hiện nay là đổi mới công tác quản lý, đặt trọng tâm vào vấn đề: “Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch phát triển giáo dục. Đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nước và từng địa phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, gắn đào tạo với sử dụng .”
    Luật Giáo dục đã được Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá X thông qua ngày 02/12/1998 và triển khai thực hiện từ ngày 01/6/1999, tại điều 86 quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Trước hết là việc “Xây dựng và chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục”.
    Triển khai và thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” và chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Tháng 8 năm 1990 UNESCO khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã tổ chức hội nghị: “Những chất lượng mà nền giáo dục hôm nay đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu tiên đoán của thế kỷ XXI”. Tiến sỹ Raja Roy Singh một nhà giáo dục nổi tiếng ở ấn Độ đã cho rằng: “Việc nhìn về phía trước để ước đoán tình hình giáo dục trong thập kỷ mới có những mối liên quan xoắn xuýt rất quan trọng đến sự phát triển giáo dục từ cơ sở hiện tại Việc xem xét nền giáo dục trong viễn cảnh tương lai cần được coi là hướng cốt yếu trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách giáo dục; thực sự như là một định hướng mới trong kế hoạch hoá giáo dục ”
    ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về dự báo giáo dục và các vấn đề liên quan đến dự báo giáo dục đã khẳng định: “Nền giáo dục của một nước, một địa phương nhất thiết phải lấy công tác dự báo giáo dục làm tiền đề”. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo đã nêu: “Cái lạc hậu trong kế hoạch hoá giáo dục của chúng ta trong một thời gian dài là việc kế hoạch giáo dục thiếu tính đa chiều, thiếu tính viễn cảnh và thiếu tính mềm dẻo về phương án thực hiện”
    Xuất phát từ những vấn đề lý luận và yêu cầu của thực tiễn, chúng tôi nhận thấy dự báo phát triển giáo dục nói chung và dự báo phát triển giáo dục THPT của Thành phố Hà Nội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục tổng thể trong những năm tiếp theo. Vì thế tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Dự báo phát triển giáo dục THPT của Thủ đô Hà Nội đến năm 2015” trên quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, GD&ĐT vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển KT-XH có một ý nghĩa to lớn và cấp bách.
    Kết cấu luận văn là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của dự báo phát triển giáo dục phổ thông.
    Chương 2: Thực trạng giáo dục THPT của Hà Nội hiện nay.
    Chương 3: Dự báo phát triển giáo dục THPT của Thủ đô Hà Nội đến năm 2015
     
Đang tải...