Luận Văn Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại d

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 4
    1.1 Thương mại dịch vụ 4
    1.1.1 Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ 4
    1.1.2 Thương mại dịch vụ 5
    1.1.3 Cách tiếp cận với tự do hóa thương mại dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do 8
    1.2 Khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 10
    1.2.1 Lịch sử hình thành và diễn biến đàm phán Hiệp định TPP 10
    1.2.2 Những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP 16
    1.3 Tự do hóa thương mại dịch vụ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 21
    1.3.1 Cách tiếp cận với tự do hóa thương mại dịch vụ trong Hiệp định TPP 21
    1.3.2 Mục tiêu của các nước tham gia Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 23
    CHƯƠNG 2: CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ DỰ BÁO CHO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 25
    2.1 Thực trạng cam kết về thương mại dịch vụ trong một số hiệp định thương mại tự do của các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 25
    2.1.1 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) 25
    2.1.2 Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ (KORUS) 36
    2.2 Dự báo kết quả đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 46
    2.2.1 Các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định TPP 47
    2.2.2 Các cam kết cụ thể về các ngành dịch vụ 50
    CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 54
    3.1 Những cơ hội với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 54
    3.1.1 Cơ hội khai thác từ thị trường các nước đối tác TPP 54
    3.1.2 Cơ hội khai thác tại thị trường trong nước 55
    3.2 Những thách thức với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 57
    3.2.1 Thách thức tại thị trường các nước đối tác TPP 57
    3.2.2 Thách thức tại thị trường nội địa 57
    3.3 Một số khuyến nghị để tham gia hiệu quả Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 59
    3.3.1 Một số khuyến nghị trong thời gian đàm phán Hiệp định TPP 59
    3.3.2 Một số khuyến nghị sau khi kí kết để triển khai hiệu quả Hiệp định TPP 63
    KẾT LUẬN 73
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Kể từ khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc, xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu chuyển dần sang các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Xu thế này đã không ngừng lan rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trước năm 2000, chỉ có 4 hiệp định chính giữa các nền kinh tế APEC đó là Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ - Canada, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và hiệp định thiết lập Quan hệ Kinh tế gần gũi hơn nữa New Zealand – Australia. Hiện nay con số này đã lên tới 39 hiệp định và nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán.
    Trong số đó, đàm phán Hiệp định TPP (hay còn gọi là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) nổi trội lên, trở thành một vấn đề rất được quan tâm bởi rất nhiều lí do. Thứ nhất, Hiệp định TPP có quy mô điều chỉnh rộng lớn. 9 quốc gia thành viên của Hiệp định TPP có tổng GDP là 16 968 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 33 546 USD/người, với dân số khoảng 505,8 triệu người (2010) (Australian Government - Department of Foreign Affairs and Trade, 2012). Thứ hai, Hiệp định TPP có mức độ tự do hóa thương mại mạnh mẽ ở các lĩnh vực và tự do hóa ngay lập tức. Và cuối cùng, Hiệp định có phạm vi điều chỉnh phong phú. Bên cạnh những vấn đề thương mại truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, v.v Hiệp định còn đề cập đến nhiều vấn đề phi thương mại như môi trường, lao động, v.v. Do đó, Hiệp định TPP được coi là Hiệp định thương mại tự do kiểu mẫu của thế kỷ 21, dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực kinh tế năng động Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
    Về các lĩnh vực cam kết trong Hiệp định TPP, lĩnh vực thương mại dịch vụ được dự báo sẽ có những bước tiến mạnh mẽ so với các hiệp định khác. Các cam kết trong lĩnh vực này có mức độ mở cửa rộng lớn, đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp, gắn liền về mặt thể chế và văn hóa. Những cam kết này sẽ tạo ra nhiều thay đổi giữa quan hệ thương mại dịch vụ giữa các đối tác của Hiệp định. Là một đối tác của Hiệp định TPP, chắc chắn thương mại dịch vụ của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ các cam kết này.
    Chính vì vậy việc nghiên cứu dự báo kết quả đàm phán Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đánh giá những tác động của Hiệp định đối với thương mại dịch vụ của Việt Nam là cần thiết. Do đó, em đã lựa chọn đề tài khóa luận “ Dự báo kết quả đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với Việt Nam ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu các cam kết về thương mại dịch vụ trong các FTA của các nước, dự báo kết quả đàm phán của Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, khóa luận sẽ phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình đàm phán cũng như triển khai hiệu quả Hiệp định sau khi ký kết.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: nội dung của một số hiệp định thương mại tự do đã ký kết giữa các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP để từ đó dự báo kết quả đàm phán của Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
    Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào rà soát các cam kết về thương mại dịch vụ của 2 hiệp định tiêu biểu vừa có tính mới và có tính ảnh hưởng cao giữa các thành viên đang đàm phán Hiệp định TPP đó là Hiệp định AANZFTA và Hiệp định KORUS. Trong đó, Hiệp định AANZFTA là FTA mới nhất giữa Australia, New Zealand và các quốc gia ASEAN; như vậy có đến 6 trong tổng số 9 quốc gia đang đàm phán Hiệp định TPP là thành viên của Hiệp định AANZFTA. Còn Hiệp định KORUS là FTA mới nhất giữa Hoa Kỳ - đối tác lớn nhất của Hiệp định TPP và Hàn Quốc. Đặc biệt, Hiệp định KORUS được coi là chuẩn mực để Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định TPP khi mà các cam kết Hoa Kỳ đề xuất trong Hiệp định TPP có nội dung gần như tương đương với Hiệp định KORUS.
    Phương pháp nghiên cứu: Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phân tích tài liệu, số liệu thống kê, nghiên cứu so sánh và quy nạp, kết hợp nghiên cứu với thực tiễn.
    4. Kết cấu đề tài
    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, kết cấu của đề tài như sau:
    Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tự do hóa thương mại dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
    Chương 2: Cam kết về thương mại dịch vụ trong các Hiệp định thương mại tự do và dự báo cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
    Chương 3: Cơ hội, thách thức và khuyến nghị với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...