Chuyên Đề Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạ

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cần thiết của đề tài
    Các yếu tố cung, cầu, giá cả sức lao động, thông tin thị trường . là những yếu tố cơ bản của thị trường lao động. Chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Giải quyết hài hòa các mối quan hệ này sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Phát triển thị trường có nghĩa là làm tăng nguồn cung và cầu lao động, thông tin thị trường thông suốt và các giao dịch diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Nhờ vậy, một khi thị trường lao động phát triển sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc làm của người lao động và khả năng tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, kết nối được cung cầu lao động. Việc sử dụng nguồn lực xã hội trở nên hiệu quả hơn do nhà đầu tư có nhiều thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, người lao động quyết định công việc mà có thể khai thác tốt nhất năng lực của họ.
    Ở khía cạnh khác, thị trường lao động phát triển sẽ cung cấp thông tin hữu ích để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa ra các quyết định đào tạo đối với những nghề thị trường có sức cầu lớn. Đồng thời thông tin thị trường lao động còn có tác dụng điều chỉnh hành vi của người lao động trong việc tự định hướng học nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có thể nói, thông tin thị trường còn có tác dụng làm khơi dậy nguồn cung nhân lực tiềm năng của thị trường. Trong một không gian kinh tế nhất định, cơ hội việc làm tốt hơn (nhờ phát triển thị trường) sẽ làm nảy sinh dòng dịch chuyển lao động từ bên ngoài vào làm gia tăng nguồn cung lao động. Như vậy có thể nói thực hiện các biện pháp phát triển thị trường lao động cũng có tác động tốt đối với phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Về lý thuyết, thông tin thị trường lao động là một mạng lưới thông tin đặc biệt là hình thức liên kết giữa các nguồn thông tin về thị trường lao động từ các tổ chức, cá nhân có chức năng và nhiệm vụ sản xuất, lưu trữ, phổ biến và sử dụng thông tin thị trường lao động (người lao động, đơn vị sử dụng lao động, tổ chức giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo, cơ quan hoạch định chính sách, )
    Thông tin cơ bản về thị trường lao động thường bao gồm: thông tin về cung – cầu lao động, tiền công/tiền lương, về đào tạo dạy nghề, thất nghiệp, thiếu việc làm, chỗ làm việc mới, chỗ làm việc trống v.v
    Hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả với thông tin đầy đủ, cập nhật thường xuyên, độ tin cậy cao sẽ đáp ứng tốt cho việc quản lí vĩ mô và điều chỉnh các hoạt động của thị trường, thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả là phải phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp cận phù hợp với mọi đối tượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin; có khả năng nhìn thấy được và giúp ứng phó nhanh với những thay đổi của thị trường lao động (ví dụ khủng hoảng tài chính dẫn đến nguy cơ mất việc làm); sử dụng nhiều kênh để phổ biến thông tin một cách kịp thời chân thật nhất.
    Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng thông tin thị trường lao động và những dự báo xu hướng thị trường để đưa ra các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện hành như xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện những cải cách trong dạy nghề, các chính sách tạo việc làm để đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.
    Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu lao động, giá cả sức lao động. Mục tiêu chính sách của việc phát triển thị trường lao động là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ người lao động có việc làm ổn định, chắp nối việc làm hiệu quả, đảm bảo thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có hiệu quả, sử dụng hiệu quả các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.
    Trong những năm gần đây, Bộ LĐ-TBXH đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát triển thị trường lao động. Năm 2008, Bộ đã thành lập Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động để nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động cấp quốc gia nhằm khắc phục những bất cập, mất cân đối trong cung – cầu lao động. Trước mắt, Bộ đang triển khai các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm; hỗ trợ các địa phương tổ chức giao dịch việc làm, đặc biệt là vận hành sàn giao dịch việc làm; hoạt động tổ chức điều tra thị trường cầu lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động tiến tới triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2010.
    Ở cấp tỉnh, trước những đòi hỏi bức thiết từ thực tế quản lý thị trường lao động, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động vào tháng 7/2009 và đang có những bước triển khai xây dựng giải pháp phát triển hệ thống dự báo và thông tin thị trường lao động. Một số tỉnh khác có thị trường lao động phát triển như Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc đang nghiên cứu xây dựng mô hình trên để giải quyết các vấn đề dự báo và thông tin thị trường lao động cấp địa phương.
    Ở Tiền Giang, thị trường lao động, hệ thống thông tin thị trường đang dần hình thành và phát triển. Do vậy, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, người lao động, người học nghề trong quá trình tuyển dụng, đào tạo bởi các bên chưa có đầy đủ thông tin lẫn nhau về nhu cầu việc làm, học nghề, tuyển dụng, năng lực đào tạo. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên sử dụng, đồng thời giúp thị trường lao động phát triển. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp hóa nói riêng ngày càng tạo sức cầu lớn và đa dạng về nguồn nhân lực. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởng trong dài hạn đòi hỏi phải có dự báo dài hạn về nguồn cung, cầu nhân lực từ đó có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực và những điều chỉnh nhất định chiến lược phát triển kinh tế, gắn kết giữa cung cầu nhân lực.
    Năm 2008, Ủy ban Nhân nhân tỉnh đã bổ sung nhiệm vụ và biên chế cho Trung tâm Giới thiệu việc làm Tiền Giang thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin và dự báo thị trường lao động. Tuy nhiên, để đơn vị này hoạt động có hiệu quả cần thiết có những nghiên cứu cơ bản về mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành hệ thống thông tin thị trường lao động của một đơn vị có chức năng thông tin và dự báo thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Đề tài “ Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020” hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu này.
    2. Mục tiêu của đề tài

    - Dự báo nguồn cung và nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền giang giai đoạn 2010-2020 làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, chính sách, giải pháp phát triển nhân lực của tỉnh. (dự báo dài hạn)
    - Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và khu vực nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động chính xác, kịp thời, có chất lượng cho người có nhu cầu sử dụng (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người lao động, cơ sở đào tạo, học sinh, ).

    - Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực qua đào tạo đảm bảo sự gắn kết giữa cung và cầu nhân lực.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài vận dụng các phương pháp sau: khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, lấy ý kiến chuyên gia và áp dụng một số mô hình dự báo dân số, cung - cầu lao động,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...