Luận Văn Dự án xây dựng và phát triển sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Nhuận Đức , Huyệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU
    Độc tố trong nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Các chính sách của nhà nước - luật vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặc chẽ và hoàn thiện. Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm:
    - Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Du lịch của người Châu Á tăng do thu nhập được cải thiện.
    - Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng. Gia tăng các siêu thị. Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm.
    - Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất – mua bán – tiêu dùng.
    Trong nông nghiệp thực hiện các đòi hỏi đó chính là thực hiện tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) – có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
    Xuất phát từ tình hình trên, ngay từ những năm 1996 – 1997, Thành Phố hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Cây rau được trồng chù yếu ở các huyện ngoài thành như Bình chánh, Hốc Môn, Củ Chi, diện tích gieo trồng biến động hàng năm từ 10.000 – 12.000 ha, trong đó sản xuất rau an toàn có diện tích từ 4.500 – 5.500 ha. Hiện nay, trong chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố từ năm 2006 – 2010, xã Nhuận Đức huyện Củ Chi là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn được thành phố chọn làm mô hình thí điểm trồng rau an toàn cấp xã. Với sản phẩm chủ yếu là các loại rau ăn quả, trong đó cây ớt là cây trồng chủ lực với diện tích hàng năm từ 50 – 70 ha, với khoảng 30 hộ được trồng ở các vùng gò và vùng triền của xã, năng xuất bình quân 18 – 20 tấn/ha, lợi nhuận 50 – 100 triệu đồng/ha.
    Tuy nhiên quá trình sản xuất cây rau ăn quả và cây ớt của nông dân còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm do: sử dụng hoá chất Bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác không đúng khoa học, làm cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật tồn tại trong sản phẩm. Nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, cá thể. Nên sản phẩm tạo ra không đồng nhất, không đảm bảo chất lượng an toàn, do đó sản phẩm tiêu thụ qua các thương lái chưa có doanh nghiệp đặt hàng và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là chưa có quy trình sản xuất cụ thể.
    Những tồn tại trên chỉ có thể giải quyết được khi có một hoạt động liên kết đồng bộ các khâu trong chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ (trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ ), và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chương trình thực hiện sản xuất tốt GAP (Good Agricultural Practice) đối với các sản phẩm trồng trọt sẽ là giải pháp hữu hiệu và quan trọng trong sản xuất rau quả hiện nay.
    Sản xuất theo những tiêu chí của GAP (Good Agricultural Practice), đây là một nhu cầu khách quan trong xu thế hội nhập. Trong tình hình nước ta tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực thương mại tự do (AFTA) hàng rào thuế quan được thay thế bởi các qui định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu là đòi hỏi khách quan. Vì vậy, việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là nhu cầu cần thiết để kịp thời đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố hiện nay.
    Tóm lại:
    Với mục tiêu đánh giá tác động của GAP đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai và khuyến khích bà con cùng tham gia ứng dụng phương thức canh tác tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu và sức khỏe của người tiêu dùng, dự án tập trung nghiên cứu so sánh hiệu quả sản xuất, những khác biệt trong ý thức và nhận xét đánh giá của nhóm nông dân đang tham gia thực hiện dự án thí điểm GAP và nhóm nông dân đang canh tác theo qui trình rau an toàn thông thường.
    Dự án được triển khai từ tháng 06/2006 đến nay, thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá đo lường được hết những tác động đến đời sống sản xuất kinh doanh của bà con nông dân. Nhưng hy vọng với những kết quả nghiên cứu và quan sát được, nghiên cứu sẽ góp phần cùng các cơ quan chức năng có những biện pháp hỗ trợ thiết thực để bà con mạnh dạn ứng dụng qui trình canh tác mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...