Đồ Án Dự án xây dựng tuyến đường AB hồ sở xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Dự án xây dựng tuyến đường AB hồ sở xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu

    1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
    Dự án xây dựng tuyến đường A-B bắt đầu từ Km 0+000, trên QL31 thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đến QL1A mới thuộc xã Xương Giang, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 50km.
    Gói thầu số 4 là một trong 10 gói thầu của dự án xây dựng tuyến đường A-B và được dự kiến là gói thầu khởi công trong quý III năm 2006. Toàn bộ gói thầu nằm trong địa giới hành chính xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
    ² Điểm đầu: Km 0+000, tại vị trí lân cận trung tâm xã Kiên Lao;
    ² Điểm cuối: Km 4+193,04 cách tỉnh lộ 31 cũ khoảng 430m, thuộc địa phận xã Kiên Lao;
    ² Tổng chiều dài: L = 4193,04m.
    Đoạn tuyến được nghiên cứu xử lý trong tài liệu này từ Km 0+839,65 đến Km 1+470,00 và từ Km 2+200,00 đến Km 2+650,00.
    1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
    1.2.1. Đặc điểm địa hình địa mạo
    Địa hình đoạn tuyến Km 0+839,65 đến Km 1+470,00 và Km 2+200,00 đến Km 2+650,00 tương đối bằng phẳng, phần lớn chạy trên khu vực trồng cấy của dân.
    1.2.2. Các lớp đất đá và tính chất địa chất công trình của chúng
    a. Lớp 1
    Lớp đất trồng trọt và đất đắp (đường, bờ mương, bờ ruộng ) chủ yếu là sét pha, cát pha lẫn sạn, đây là lớp đất không có ý nghĩa về mặt địa chất công trình.
    b. Lớp 2
    Đất sét màu nâu vàng, xám sáng, trạng thái dẻo mềm. Lớp 2 có diện phân bố rộng, gặp ở tất cả các lỗ khoan HK8 HK9. Bề dầy lớp thay đổi từ 2,5 5,0m.
    Các tính chất cơ lý dùng trong tính toán xử lý nến đất yếu xem Bảng 2-1.
    c. Lớp 3
    Bùn sét màu xám đen, xám nâu lẫn hữu cơ. Lớp 3 có diện phân bố rộng, gặp ở tất cả các lỗ khoan với bề dầy thay đổi từ một vài mét đến hơn chục mét. Đây là lớp đất rất yếu, tính kháng cắt nhỏ, tính nén lún lớn, do vậy khi xây dựng tuyến đường phải có biện pháp xử lý thích hợp.
    Các tính chất cơ lý dùng trong tính toán xử lý nến đất yếu xem Bảng 2-1.
    d. Lớp 4
    Bùn cát pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy. Lớp 4 gặp ở các lỗ khoan: HK8 HK9 và các lỗ khía TD17 TD18. Bề dầy đã khoan qua thay đổi từ 3,0 11,0m. Đây là lớp đất rất yếu, tính kháng cắt nhỏ, tính nén lún lớn, do vậy khi xây dựng tuyến đường phải có biện pháp xử lý thích hợp.
    Các tính chất cơ lý dùng tính toán xử lý nền đất yếu xem Bảng 2-1.
    e. Lớp 5
    Cát bụi, lẫn ít sỏi sạn, màu xám, gặp ở tất cả các lỗ khoan, hiện tượng phân dị trọng lực trong lớp thể hiện rất rõ, phần trên là cát bụi, phía dưới là sạn sỏi và nằm ngay trên mặt đá gốc. Một số lỗ khoan chưa khoan qua lớp này.
    Các tính chất cơ lý dùng tính toán xử lý nền đất yếu xem Bảng 2-1.
    1.3. CĂN CỨ THIẾT KẾ
    ² Các Nghị định và Thông tư xem Chương I – Phần I;
    ² Đề cương khảo sát thiết kế về việc lập thiết kế dự án đầu tư xây dựng tuyến đường A-B số 2196/TEDI của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập;
    ² Báo cáo khảo sát Địa chất công trình tuyến đường A-B Km 0+000 Km 4+193,04 do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập tháng 4/2006;
    ² Báo cáo khảo sát mỏ vật liệu xây dựng tuyến đường A-B do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập tháng 4/2006;
    ² Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án xây dựng tuyến đường A-B do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập tháng 4/2006;
    ² Quyết định số 1505/QĐ-UB ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Thiết kế cơ sở dự án xây dựng tuyến đường A-B.
    1.4. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
    1.4.1. Quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế
    Căn cứ Quyết định số 1302/QĐ-UB ngày 04/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án xây dựng tuyến đường A-B, các quy trình quy phạm áp dụng bao gồm:
    ² Quy trình khảo sát nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22 TCN 262-2000;
    ² Quy trình khảo thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường 22 TCN 244-98;
    ² Tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu 22 TCN 248-98;
    ² Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế 4054-2005;
    ² Đất xây dựng – phương pháp chỉnh lý để xác định các đặc trưng của chúng;
    ² Tài liệu tham khảo: Sổ tay, quy trình của nước ngoài.
    1.4.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật




    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Giới thiệu chung 5
    1.2. Điều kiện địa chất công trình 5
    1.2.1. Đặc điểm địa hình địa mạo 5
    1.2.2. Các lớp đất đá và tính chất địa chất công trình của chúng 5
    a. Lớp 1 5
    b. Lớp 2 5
    c. Lớp 3 5
    d. Lớp 4 5
    e. Lớp 5 6
    1.3. Căn cứ thiết kế 6
    1.4. Tiêu chuẩn thiết kế 6
    1.4.1. Quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế 6
    1.4.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 6
    1.5. Các tiêu chí đạt được 7


    CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN
    2.1. Phương pháp tính toán 8
    2.1.1. Tính lún 8
    2.1.2. Kiểm toán ổn định trượt 8
    2.1.3. Hoạt tải 8
    2.2. Lựa chọn mặt cắt và các chỉ tiêu tính toán 9
    2.2.1. Lựa chọn mặt căt tính toán 9
    2.2.2. Lựa chọn chỉ tiêu tính toán 9
    a. Phương pháp lựa chọn 9
    b. Lựa chọn chỉ tiêu tính toán 10
    2.3. Tổng hợp kết quả tính toán khi chưa xử lý 11
    2.4. Giải pháp gia cố nền bằng cọc tre 11
    2.5. Giải pháp đào một phần đất yếu 12
    2.6. Giải pháp thoát nước cố kết theo phương thẳng đứng 12
    2.6.1. Khái niệm 12
    2.6.2. Hiệu quả và tình hình ứng dụng của phương pháp 13
    2.6.3. Nội dung tính toán thiết kế của phương pháp 13
    a. Xử lý số liệu đầu vào 13
    b. Tính toán lún cố kết của nền đất 13
    c. Nguyên lý tính toán bố trí 13
    d. Thiết kế tiến trình đắp nền 15
    2.6.4. Thiết kế xử lý nền đất yếu bằng giải pháp đường thấm thẳng đứng cho đoạn tuyến Km 2+200,00 Km 2+650,00 16
    2.7. Giải pháp sử dụng cọc xi măng - đất 17
    2.7.1. Định nghĩa và nguyên lý gia cố 17
    a. Định nghĩa 17
    b. Nguyên lý gia cố 17
    2.7.2. Hiệu quả công nghệ 17
    2.7.3. Các kiểu bố trí cọc xi măng đất 18
    2.7.4. Nguyên lý thiết kế 18
    2.7.5. Công nghệ thi công 18
    a. Công nghệ đơn pha (công nghệ S) 20
    b. Công nghệ hai pha (công nghệ D) 20
    c. Công nghệ ba pha (công nghệ T) 20
    2.7.6. Quá trình thi công 21
    a. Thiết bị thi công 21
    b. Phương pháp khoan 22
    c. Phương pháp phụt vữa 22
    d. Hỗn hợp vữa 22
    2.7.7. Các đặc tính kỹ thuật 22
    2.7.8. Công tác thí nghiệm 23
    2.7.9. Kiến nghị 24
    2.7.10. Thiết kế xử lý nền đường đắp trên đất yếu bằng giải pháp sử dụng cọc xi măng đất từ Km 2+200,00 – Km 2+650,00 24
    a. Các tiêu chí đạt được khi sử dụng cọc xi măng đất 24
    b. Kết quả thiết kế 25
    2.8. Các quy định kỹ thuật 25
    2.8.1. Đất dùng đắp trả phần đào thay đất yếu 25
    2.8.2. Cát dùng đắp lớp cát đệm và thi công giếng cát 25
    2.8.3. Vải địa kỹ thuật 26
    a. Vải địa kỹ thuật không dệt (dùng ngăn cách và làm tầng lọc ngược) 26
    b. Vải địa kỹ thuật dệt (dùng gia cường) 26
    c. Tính toán lực kéo cho phép của lưới vải địa kỹ thuật 26
    2.8.4. Bấc thấm 27
    2.8.5. Vật liệu đắp gia tải 27
    2.8.6. Thiết bị quan trắc 27
    a. Bàn đo lún 27
    b. Cọc quan trắc dịch chuyển ngang 27
    c. Piezometer và Inclinometer 27
    d. Chế độ quan trắc 27
    2.8.7. Chế độ đắp 28
    2.9. Kết luận và kiến nghị 28
     
Đang tải...