Luận Văn Dự án kinh doanh trò chơi trên bàn Boardgame Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 66 trang


    PG TEAM - BOARD GAME VN
    CUỘC THI KHỞI NGHIỆP CÙNG KAWAI 2012
    (KAWAI BUSINESS START-UP 2012)
    I – Tổng quan dự án (2-3 trang)
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đến với cuộc thi Khởi nghiệp Kawaii năm 2012, nhóm PG chúng tôi ấp ủ 1 ý tưởng kinh doanh vô cùng táo bạo và đặc biệt, mong muốn đem đến sự khác biệt so với cácdự án khác, đó là kinh doanh trò chơi nhóm trên bàn (còn gọi là Board Games). Chúng tôi nhận thấy rằng, Board Games đã và đang phát triển mạnh mẽ và tạo được 1 xu hướng giải trí mới và bổ ích trên thế giới.Tuy vậy, hình thức giải trí này tại Việt Nam vẫn chưa phát triển và phổ biến với mọi người, đặc biệt là giới trẻ, những khách hàng mục tiêu của chúng tôi.Chính vì vậy, nhóm PG hy vọng với sự quyết tâm và tính toán kỹ lưỡng trong kinh doanh, dự án Board Games sẽ thực sự khả thi và đem lại thành công lớn.

    Khởi nguồn ý tưởng kinh doanh
    Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển cao ( GDP 5.9% năm 2011) , điều đó cũng có nghĩa cuộc sống của người dân đang được cải thiện đáng kể. Người dân hiện nay không chỉ còn chú ý đến cái ăn, cái mặc mà họ còn đặc biệt quan tâm đến các hình thức vui chơi giải trí, xả stress ngoài giờ học và giờ làm việc.Hiện nay, giới trẻ nói riêng có rất nhiều hình thức giải trí bằng việc sử dụng các dịch vụ như xem phim, café, chơi games.Tuy vậy, các hình thức trên đang quá phổ biến và mức độ cạnh tranh rất cao. Nhận thấy điều đó, chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng một hình thức giải trí mới ,bổ ích với chi phí khiêm tốn, đó là các trò chơi nhóm trên bàn ( board games). Sau khi tìm hiều và quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng, board games đang rất thành công trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, nơi khởi nguồn của nhiều trò chơi board games. Ở Việt Nam, board games cũng đã xuất hiện được 1 thời gian và được 1 số bộ phận các bạn trẻ ưa chuộng , nhưng điều làm nó chưa phát triển như thế giới đó là sự phổ biến của nó với khách hàng cũng như chưa có trào lưu để đưa board game trở thành nổi tiếng và yêu thích. http://www.baomoi.com/Teen-dang-me-man-Board-Game/76/2985642.epi
    Nhận thấy thị trường kinh doanh sản phẩm này ở Việt Nam còn đang rất tiềm năng, chúng tôi đã kinh doanh online mặt hàng này trong thời gian qua và đạt được thành công nhất định , vì vậy chúng tôi đã phân tích, tính toán để đưa ra 1 bản dự án chi tiết với những phương hướng phát triển mới mẻ để đưa hình thức giải trí này thực sự thành công trên thị trường Việt Nam. Để hiện thực hóa giấc mơ của mình , nhóm PG rất mong nhân được sự ủng hộ từ cuộc thi khởi nghiệp Kawaii năm 2012.

    Tóm tắt dự án
    · Khái quát chung
    - Tên dự án: Kinh doanh tro choi nhom tren ban ( Boardgame VN)
    - Loại hình kinh doanh Kinh doanh ca the
    - Điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ
    1. Độc đáo, hấp dẫn, lành mạnh
    2. Tương tác, tập thể
    3. Phát triển kĩ năng và trí tuệ
    4. Chi phí thấp
    · Khách hàng mục tiêu
    1. Độ tuổi từ 16 – 25, chủ yếu là giới trẻ, học sinh và sinh viên.
    2. Thiếu nhi, học sinh các cấp học phổ thông.
    3. Hộ gia đình, café teen, fastfood restaurant.
    4. Hộ gia đình
    · Định hướng kinh doanh
    - Sứ mệnh, mục tiêu đặt ra,
    1. Đem đến cho giới trẻ 1 hình thức giải trí mới bổ ích
    2. Phát triển cộng đồng người chơi lành mạnh
    3. Góp phần xây dựng chủ trương “trường học thân thiện’’ của bộ giáo dục và đào tạo đề xướng, đẩy lùi tệ nạn xã hội
    4. Tạo thu nhập cho nhóm PG - Team và việt hóa board game.
    - Các giai đoạn phát triển của dự án
    · Tài chính
    - Tổng vốn ban đầu: 78.718.000 VND
    - Mục tiêu và thời gian hoàn vốn:
    1. Chúng tôi sẽ bám sát vào kế hoạch marketing để phát triển và tạo ra trào lưu chơi boardgame trong giới trẻ. Trong 3 tháng đầu khi tạo được trào lưu sẽ đạt doanh thu ròng là 240.000.000 VND
    2. Thu hồi vốn trong 6 tháng

    II – Phân tích thị trường
    Phân tích môi trường vĩ mô
    Tình hình kinh tế thế giới vào những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 đã có một chiều hướng xấu đi đáng lo ngại. Với việc tuyên bố phá sản của ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ, toàn bộ hệ thống tài chính thế giới bị chao đảo bởi hiệu ứng domino, có lúc tưởng bị nhấn chìm trước sức tàn phá khủng khiếp của “cơn sóng thần tài chính”. Nền kinh tế - tài chính thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái của thập niên 30 của thế kỷ trước. Các gói kích cầu kinh tế lên tới hàng nghìn tỷ USD được tung ra nhưng cũng phải mất hơn 1 năm, nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Trong khi “nguyên nhân khủng hoảng tài chính đang được tìm hiểu và hình bóng con đường phục hồi chưa rõ ràng” thì bóng ma khủng hoảng suy thoái vẫn lẩn khuất đâu đó. Nền kinh tế thế giới vẫn đang chịu những biến động phức tạp, tiềm ẩn những bất an với nhiều rủi ro khó lường.

    Cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008 đã gây ra 1 số tác động tiêu cực tới kinh tế-xã hội của hầu hết các nước trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam.
    Tuy nhiên, trong làn gió lạnh của “cơn bão tài chính” thổi khắp toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững và tăng trưởng. Tính từ năm 2009, GDP bình quân luôn vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra và vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước.Trong đó dịch vụ luôn đóng vai trò là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân với mức tăng trưởng cao nhất( năm 2009 đạt 6,63%, năm 2010 đạt 7,52%, năm 2011 đạt 6,99%, .)
    Việc phát triển ngành dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu tại nước ta bởi những lợi ích và nguồn lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Bốn mươi năm trước, Victor R. Fuchs (1968) đã nói về sự xuất hiện của nền kinh tế dịch vụ ở Mỹ. Từ đó đến nay, dịch vụ đang ngày càng thể hiện là vị trí trọng yếu của nó trong từng nền kinh tế quốc dân và chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Như chúng ta đã biết, ngành dịch vụ luôn chiếm hơn 60% GDP của các nước phát triển( thậm chí từng lên đến 70% ở các nươc OECD) và khoảng 50% ở các nước đang phát triển. Điều này này thể hiện việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương đối so với giá cả của các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm cho dịch vụ nhiều hơn cho hàng hóa.Với việc Việt nam gia nhập đại gia đình thương mại thế giới cũng đồng nghĩa với việc cam kết mạnh mẽ về mở cửa dịch vụ.Cùng với đó là 1 loạt các chủ trương, chính sách của nhà nước. Nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần tạo điều kiện mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác trong nước.

    Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống nhân dân nước ta đã ngày càng được cải thiện. Mọi người đã dần quan tâm hơn đến việc ăn ngon mặc đẹp và vui chơi giải trí sau những giờ học hay làm việc căng thẳng. Họ luôn chọn cho mình 1 trò chơi vừa mang tính giải trí cao và cũng vừa phù hợp với sở thích của mình.Đối với giới trẻ ngày nay, khi mà những game bạo lực như Warcarft, AOE, Call of duty .đã quá quen thuộc thì những game lành mạnh thực sự là một làn gió mới. Nó không những phù hợp với mọi lứa tuổi,mang lại cho người chơi cảm giác thoải mái khi chơi mà còn giúp họ rèn luyện trí nhớ, khả năng giao tiếp, ứng xử, Số người ở Việt Nam sử dụng game để giải trí, giết thời gian và giảm stress ngày càng tăng, thậm chí Việt Nam còn được đánh giá là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nó đã đóng góp không nhỏ vào doanh thu của ngành dịch vụ trong những năm trở lại đây. Chính vì thế, thị trường game luôn là thị trường màu mỡ đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

    Phân tích cung và cầu thị trường
    Phân tích cầu
    Boardgame - từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển để giải trí, giết thời gian và giảm stress, đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...