Đồ Án Dự án : Khu điều trị theo yêu cầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    STT NỘI DUNG TRANG

    I Tên dự án đầu tư, chủ đầu tư 3
    II Sự cần thiết đầu tư và các căn cứ pháp lý 3
    III Mục tiêu và qui mô của dự án 4
    IV Thuận lợi và khó khăn trong việc đầu tư 4
    V Qui mô diện tích 5
    VI Phương án thiết kế công trình 6
    VII Phương án thiết bị công trình 16
    VIII Đánh giá tác động môi trường 19
    IX Hình thức đầu tư và nguồn vốn 19
    X Kinh tế xây dựng 20
    XI Tổ chức thực hiện 23
    XII Kế hoạch đấu thầu 24
    XIII Phân tích hiệu quả dự án 26
    XIV Kết luận và kiến nghị 32
    XV Các văn bản có liên quan 33

    DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    KHU ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU
    (KHU DỊCH VỤ 200 GIƯỜNG)
    - BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU -

    I. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CHỦ ĐẦU TƯ:
    - Tên dự án đầu tư: Khu điều trị theo yêu cầu (Khoa dịch vụ 200 giường) – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau.
    - Chủ đầu tư: Hội đồng quản trị khu dịch vụ 200 giường – Bệnh viện Cà Mau.
    - Đơn vị tư vấn lập dự án: Ban QLDA Văn hóa – Xã hội tỉnh Cà Mau.
    Địa chỉ: Số 1/2 đường Lạc Long Quân, phường 7, thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
    Điện thoại: 0780.3817 384
    Fax: 0780.3817 384

    II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
    1. Sự cần thiết đầu tư:
    Dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện đa khoa Cà Mau được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 23/9/2005, đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ ngày 10/4/2009. Theo dự án được duyệt, bệnh viện có qui mô 500 giường nhưng trên thực tế sử dụng thực kê trên 700 giường mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ( khi có đợt dịch có thể lên đến hơn 800 bệnh). Vì vậy, bệnh viện luôn xảy ra tình trạng quá tải, bệnh nhân có khi phải nằm hai, ba người một giường dẫn đến chưa đáp ứng được tốt yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân và khó khăn cho công tác điều trị.
    Bệnh viện đa khoa Cà Mau là bệnh viện hàng đầu tuyến tỉnh, không chỉ phục vụ ở địa bàn thành phố Cà Mau mà còn phải hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới. Số lượng bệnh nhân ngoại trú đến khám tại phòng khám đa khoa ngày càng đông, nhưng số lượng phòng khám và nhân viên y tế có hạn do đó tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Tình tạng quá tải gây hệ quả xấu cho cả phía bệnh nhân và nhân viên y tế. Người bệnh phải chờ đợi rất lâu mới được khám, mới được xét nghiệm, chụp phim, được kết luận bệnh, kê đơn và tư vấn về bệnh. Thầy thuốc thì không đủ thời gian để hỏi bệnh, khám bệnh, tư vấn cho người bệnh một cách đầy đủ. Hậu quả là dễ bỏ sót bệnh, chẩn đoán bệnh không chính xác, hướng dẫn phòng chữa bệnh cho bệnh nhân không đầy đủ, không theo dõi tốt được bệnh nhân
    Trước tình hình đó, để góp phần giảm tải, chia sẻ gánh nặng cho bệnh viện công, đồng thời giúp cho người dân có điều kiện kinh tế có nhiều hơn cơ hội lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe cho mình, bên cạnh đó cũng nhằm đa dạng hóa hình thức khám chữa bệnh theo chủ trương xã hội hóa y tế của Chính phủ, Bộ y tế, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân, mặt khác đây cũng là một hình thức nhằm nâng cao ý thức, tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện. Từ mục đích đó việc đầu tư xây dựng “Khu điều trị theo yêu cầu” là hướng đi tất yếu.
    2. Căn cứ pháp lý để lập dự án:
    Dự án đầu tư xây dựng Khoa dịch vụ 200 giường – Bệnh viện đa khoa Cà Mau được lập dựa vào các căn cứ pháp lý sau:
    Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng;
    Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ;
    Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
    Nghị định số 49/2008/ NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
    Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
    Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao;
    Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo Văn bản số 957/QĐ - BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng ;
    Văn bản số 1196/UBND-VX ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Cà Mau về việc cho chủ trương xây dựng khoa dịch vụ 200 giường trong bệnh viện đa khoa.
    III. MỤC TIÊU VÀ QUY MÔ CỦA DỰ ÁN:
    1. Mục tiêu đầu tư
    Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu của nhân dân, góp phần giảm áp lực quá tải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho cán bộ công nhân viên bệnh viện.
    2. Qui mô công trình: 200 giường.
    IV.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐẦU TƯ:
    1. Hiện trạng qui hoạch và xây dựng công trình:
    Vị trí xây dựng khu Điều trị theo yêu cầu quy mô 200 giường thuộc khu đất Bệnh viện đa khoa Cà Mau theo Quyết định số 744/QĐ-UBND, ngày 23/9/2005 của Chủ tịch UBND Cà Mau về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau (điều chỉnh). Vị trí xây dựng tại lô đất có quy mô: 1.527m2, kích thước chiều ngang 36,4 mét và chiều dài 41,5 mét.
    - Hướng Bắc giáp: Nhà xe, kho xưởng
    - Hướng Nam giáp: Khu bệnh nhân tâm thần
    - Hướng Đông giáp: Hàng rào, đường dự kiến
    - Hướng Tây giáp: Đường giao thông nội bộ.
    Hiện nay các cơ sở hạ tầng của bệnh viện như đường xá, cấp thoát nước, cấp điện, san nền . đã tương đối hoàn thiện, vì vậy việc xây dựng Khoa dịch vụ 200 giường tại vị trí trên trong điều kiện hiện tại là rất thuận tiện.
    2. Về quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án:
    Do vị trí xây dựng công trình nằm trên khu đất riêng biệt, không liên quan và phụ thuộc vào các công trình kiến trúc khác đã có, do đó quá trình thi công xây dựng công trình có thể đảm bảo tiến độ nhanh nhưng sẽ không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của bệnh viện.
    V. QUI MÔ DIỆN TÍCH
    1. Cơ sở pháp lý
    - Bệnh viện đa khoa – hướng dẫn thiết kế TCXDVN 365 : 2007
    - Các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn chuyên ngành cùng một số tài liệu tham khảo khác.
    - Đề án xây dựng Dịch vụ 200 giường của Bệnh viện Cà Mau đã được UBND tỉnh và các các quan chức năng chấp thuận.

    2. Cơ cấu tổ chức các khoa
    Tầng 1: 1119.03m2

    STT Tên các khoa, phòng
    chức năng Số lượng Diện tích
    (m2) Tổng
    diện tích
    (m2)
    01 Phòng đăng ký tiếp nhận bệnh 01 23.54 23.54
    02 Quầy dược 01 23.54 2354
    03 Phòng bác sỹ 02 23.96 47.92
    04 Phòng điều dưỡng 02 22.90 45.8
    05 Phòng khám 02 17.4 34.8
    06 Phòng thu phí dịch vụ 01 17.4 17.4
    07 Phòng Hộ lý 02 18.9+29.3 48.2
    08 Phòng họp giao ban 01 29.33 29.33
    09 Phòng bệnh 02 giường 13 17.4 226.2
    10 Phòng bệnh 03 giường 02 25.5+31.2 56.7
    11 Cầu thang lớn 02 21.0 42.0
    12 Cầu thang nhỏ 02 13.1+9.4 22.5
    13 Cầu thang máy 02 12.3 24.6
    14 Sân trong 01 94.5 94.5
    15 Hành lang, sảnh, ram dốc 01 382 382
    Tầng 2, 3, 4, 5: 970.1m2/01tầng
    STT Tên các khoa, phòng
    chức năng Số lượng Diện tích

    (m2) Tổng
    diện tích
    (m2)
    01 Phòng dịch vụ 01 30.2 30.2
    02 Phòng bác sỹ 01 23.96 23.96
    03 Phòng điều dưỡng 01 22.90 22.9
    04 Phòng Hộ lý 02 18.9+29.3 48.2
    05 Phòng bệnh 02 giường 16+24 17.4+27 386.4
    06 Phòng bệnh 03 giường 03 25.5+28.3+31.2 85
    07 Cầu thang lớn 02 21.0 42.0
    08 Cầu thang nhỏ 02 13.1+9.4 22.5
    09 Cầu thang máy 02 12.3 24.6
    10 Hành lang, sảnh 01 284.34 284.34

    VI. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH:
    1. Quy hoạch mặt bằng tổng thể:

    1.1. Phương án 1
    Công trình được thiết kế 4 tầng, trong đó mặt bằng tầng 1 hình chữ nhật chiều ngang 34,5 mét, chiều dọc 41 mét được bố trí các phòng khám bệnh, các phòng hành chánh và một số phòng điều trị nội trú của bệnh nhân (cụ thể từng phòng được nêu trong giải pháp kiến trúc).
    Lối vào chính được bố trí theo hướng Tây - Tây Nam và giáp các nhà điều trị nội trú của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Lối vào phụ bố trí 2 bên mặt sau của công trình nhằm tạo giao thông thuận tiện cho công trình và thoát hiểm khi cần thiết.
    1.2. phương án 2
    Có vị trí xây dựng như phương án 1, nhưng ở phương án này hình khối được thiết kế tương đối gọn hơn với khoảng sân trước mặt nhằm tạo tầm nhìn và khoảng lùi cho công trình.
    Công trình được thiết kế 5 tầng, trong đó mặt bằng tầng 1 hình chữ nhật chiều ngang 34,8 mét, chiều dọc 32,6 mét được bố trí các phòng khám bệnh, các phòng hành chánh và một số phòng điều trị nội trú của bệnh nhân (cụ thể từng phòng được nêu trong giải pháp kiến trúc).
    Lối vào chính được bố trí theo hướng Tây - Tây Nam và giáp các nhà điều trị nội trú của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Lối vào phụ bố trí 2 bên mặt sau của công trình nhằm tạo giao thông thuận tiện cho công trình và thoát hiểm khi cần thiết.
    1.3. So sánh 2 phương án
    So sánh hai phương án nêu trên cho thấy phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn phương án 1 như sau:
    - Công trình bề thế, tầm nhìn thoáng và tạo điểm nhấn mạnh trong toàn khuôn viên của Bệnh viện.
    - Kiến trúc và hình khối hài hòa với tổng thể chung của công trình.
    - Công trình có 5 tầng nên việc bố trí sắp xếp các phòng bệnh cơ động hơn và việc phân loại giường bệnh tương ứng với từng khoa chính của bệnh viện cũng thuận lợi hơn.
    Kết luận: Từ ưu điểm vượt trội của phương án 2 như đã nêu, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đề xuất chọn phương án 2 để thực hiện triển khai dự án.

    2. Giải pháp bố trí kiến trúc và sử dụng vật liệu:
    Công trình có phong cách kiến trúc phù hợp với công trình lân cận và cảnh quan của khu vực, hình khối kiến trúc đẹp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một bệnh viện hiện đại, khang trang.
    a. Giải pháp bố trí kiến trúc: Khu điều trị theo yêu cầu quy mô 200 giường cao 5 tầng với chiều cao tính từ cốt hoàn thiện ±0,00 đến đỉnh mái là 21,80m; (tầng 1 bố trí 2 phòng bác sỹ, phòng đăng ký tiếp nhận bệnh, quầy dược, 2 phòng điều dưỡng, 2 phòng khám, 2 phòng hộ lý, phòng họp giao ban, phòng thu phí dịch vụ và phát thuốc, 15 phòng bệnh nhân, các khu vệ sinh, sảnh, hành lang và cầu thang; tầng 2, 3, 4 và 5 mỗi tầng bố trí phòng bác sỹ, phòng dịch vụ, phòng điều dưỡng, 2 hộ lý, 23 phòng bệnh nhân, các khu vệ sinh, sảnh, hành lang và cầu thang). Lối giao thông chính trong công trình gồm hành lang, thang bộ và thang máy. Hành lang có chiều rộng thông thủy là 2,6m và 2,4m; cầu thang chính có chiều rộng thông thủy là 1,8m; cầu thang phụ có chiều rộng thông thủy là 1,25m và 1,10m; thang máy có trọng lượng tải 600kg. Bố trí nhịp cột nhỏ nhất là 2,70m và nhịp cột lớn nhất là 6,90m. Hạng mục công trình được đầu tư xây dựng theo 2 giai đoạn.
    * Giai đoạn 1: Diện tích chiếm đất là 480,8m2; Tổng diện tích sàn 2.404m2. - Tầng 1 có chiều cao 3,9m với diện tích sàn 480,8m2.
    - Tầng 2, 3, 4 có chiều cao 3,6m với diện tích sàn 480,8 x 3 = 1.442,4m2. - Tầng 5 có chiều cao 3,4m với diện tích sàn 480,8m2.
    * Giai đoạn 2: Diện tích chiếm đất là 680,2m2; Tổng diện tích sàn 2.958,6m2.
    - Tầng 1 có chiều cao 3,9m với diện tích sàn 568,2m².
    - Tầng 2, 3, 4 có chiều cao 3,6m với diện tích sàn 597,6x3= 1.792,8m².
    - Tầng 5 có chiều cao 3,4m với diện tích sàn 597,6m².
    b. Giải pháp sử dụng vật liệu:
    Gia cố móng bằng cọc BTCT đúc sẵn tiết diện 300x300.
    Kết cấu chịu lực bằng khung cột, đà, dầm, sàn bằng BTCT đổ tại chỗ, liền khối.
    Sàn tầng từ tầng 1 đến tầng 5 lát gạch ceramic 400x400, sàn khu vệ sinh lát gạ̣ch nhám 300x300; ốp gạ̣ch men 250x400 cao 1,6m bên trong các khu vệ sinh; xây bao che và vách ngăn tường gạch ống dày 100mm, 200mm; mái lợp tôn sóng vuông trên hệ xà gồ thép hình; toàn bộ công trình phải trét matic và sơn một nước lót, 2 nước màu.
    3. Giải pháp kết cấu:
    a. Những đặc điểm của công trình có ảnh hưởng đến sự lựa chọn giải pháp kết cấu:
    Khu điều trị theo yêu cầu quy mô 200 giường cao 5 tầng với chiều cao tính từ cốt hoàn thiện ±0,00 đến đỉnh mái là 21,80m và thuộc loại công trình dân dụng. Vị trí xây dựng công trình tương đối trống trải, bằng phẳng và gần với các hạng mục công trình khác. Vì vậy, kết cấu công trình cần được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau:
    - Đảm bảo được khả năng chịu lực và ổn định.
    - Đảm bảo độ lún nằm trong phạm vi cho phép.
    - Lựa chọn giải pháp kết cấu hợp lý và vật liệu thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    - Bảo đảm cho công tác thi công ít làm ảnh hưởng đến công trình lân cận.
    b. Những yêu cầu đối với giải pháp kết cấu:
    - Khả năng chịu tải trọng đứng: Công trình phải được thiết kế bảo đảm khả năng chịu được các trường hợp tải trọng có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như trong quá trình sử dụng bình thường. Tải trọng đứng gây ra bởi trọng lượng bản thân kết cấu chịu lực, các kết cấu bao che và các hoạt tải sinh ra trong quá trình sử dụng. Các tải trọng đứng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995.
    - Khả năng chịu tải trọng ngang: Tải trọng ngang tác dụng lên công trình chủ yếu là do gió. Mặc dù tải trọng này xảy ra với tầng xuất thấp, song công trình càng cao thì ảnh hưởng của tải trọng ngang lên công trình càng lớn. Tải trọng gió được xác định vùng áp lực gió cấp II, địa hình che chắn tương đối dạng B, hướng đón gió lấy vuông góc theo cạnh dài của hạng mục công trình và được xác định theo Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995.
    - Khả năng chịu lửa: Từ trước đến nay khả năng chịu lửa của công trình chưa được quan tâm đúng mức. Nhằm tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu khi xảy ra cháy nổ, hệ kết cấu cần được thiết kế để có thể chịu được nhiệt độ cao trong thời gian nhất định được quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế. Trường hợp này, vật liệu bê tông cốt thép cần cấu tạo có lớp bảo vệ thép thích hợp để công trình có khả năng chịu lửa cao và không cần đến giải pháp kỹ thuật nào khác.
    - Khả năng lún lệch: Sự lún lệch thường gây ra những thiệt hại cho công trình và việc khắc phục những thiệt hại đó đòi hỏi những chi phí rất lớn và khó khăn. Vì vậy, việc dự đoán và có giải pháp chống lún lệch công trình ngay từ khi thiết kế là cần thiết. Có thể khắc phục hiện tượng lún lệch theo những giải pháp sau:
    + Nền móng phải được tính toán thiết kế phù hợp đảm bảo các móng lún đều nhau.
    + Phân bố tương đối đều trọng lượng của công trình trên mặt bằng.
    + Sử dụng các giải pháp móng sâu để truyền tải trọng vào các lớp đất tốt trong lòng đất, từ đó giảm tới mức thấp nhất độ lún của công trình.
    + Thiết kế hệ kết cấu phần thân có tính dẻo để đảm bảo có thể chịu được một lượng lún lệch nhất định.
    + Thiết kế khe lún tại vị trí thích hợp.
    - Chuyển vị của công trình: Theo sự tăng lên của chiều cao công trình, chuyển vị ngang cũng tăng lên rất nhanh. Trong thiết kế kết cấu không chỉ yêu cầu kết cấu có đủ khả năng chịu lực mà còn yêu cầu thiết kế có đủ độ cứng để chịu được các lực ngang và các chuyển vị ngang nằm trong giới hạn cho phép.
    c. Giải pháp kết cấu lựa chọn cho công trình:
    Do điều kiện địa chất khu vực xây dựng là nền đất tương đối yếu, sức chịu tải đất nền thấp, tải trọng công trình và kích thước nhịp công trình tương đối lớn nên phương án kết cấu được chọn như sau:
    - Kết cấu phần móng: Sử dụng móng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tiết diện 300x300mm, chiều dài dự kiến 28m, hạ cọc bằng phương pháp ép trước.
    - Kết cấu phần thân: Kết cấu chịu lực là khung cột, dầm, sàn bê tông cốt thép đổ liền khối cấp độ bền chịu nén B15 (mác 200)
    - Vật liệu sử dụng cho công trình:
    + Đối với các cấu kiện BTCT móng, giằng móng sử dụng bê tông đá 10x20 có cấp độ bền chịu nén B20 (mác 250); các cấu kiện còn lại như: cột, đà giằng, sử dụng bê tông đá 10x20 có cấp độ bền chịu nén B15 (mác 200); vữa xây, trát dùng vữa xi măng mác 75.
    + Các thông số về cường độ tính toán và hệ số điều kiện làm việc của bê tông lấy theo TCXDVN 356-2005.
    + Cốt thép dọc chịu lực sử dụng thép có cường độ tính toán 280 Mpa; thép đai sử dụng thép có cường độ tính toán 230Mpa;
    d. Các bước thực hiện:
    - Thiết lập sơ đồ tính (sơ đồ tính toán kết cấu trên phần mềm SAP-2000).
    - Tính toán các tải trọng, tĩnh tải, hoạt tải, áp lực gió.
    - Tính toán nội lực và chuyển vị của kết cấu bằng phần mềm SAP-2000.
    - Tính toán và thiết kế các bước bao gồm:
    + Tính toán thiết kế móng.
    + Tính toán thiết kế cột.
    + Tính toán thiết kế dầm chính, dầm phụ.
    + Tính toán thiết kế bản sàn đổ liền khối.
    + Tính toán thiết kế cầu thang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...