Luận Văn Dự án đầu tư xây dựng Công trình: Hầm đường bộ qua đèo Cả km1353+500 - km1373+500-ql1a

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Mit Barbie, 3/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. Giới thiệu chung 5
    1.1. đặt vấn đề 5
    1.2. các Căn cứ pháp lý 6
    1.3. triển vọng đầu tư 7
    1.4. nội dung nghiên cứu 9
    1.5. Vị trí và phạm vi dự án 9
    1.6. Những quy hoạch và dự án có liên quan 9
    1.6.1. Các quy hoạch và dự án giao thông vận tải 9
    1.6.2. Các quy hoạch khác 10
    Chương 2. đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và mạng lưới giao thông khu vực 11
    2.1. Đặc điểm tự nhiên 11
    2.1.1. Vị trí địa lý 11
    2.1.2. Địa hình 11
    2.1.3. Tài nguyên khí hậu, nguồn nước 11
    2.1.4. Tài nguyên đất 12
    2.1.5. Tài nguyên rừng 13
    2.1.6. Tài nguyên biển 13
    2.1.7. Tài nguyên khoáng sản 13
    2.1.8. Tài nguyên con người 14
    2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 14
    2.2.1. Mức tăng trưởng kinh tế 14
    2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 16
    2.2.3. Quy hoạch phát triển KTXH khu vực 17
    2.2.4. Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 17
    2.3. Mạng lưới giao thông khu vực 18
    2.3.1. Giao thông đường bộ 18
    2.3.2. Giao thông đường sắt 19
    2.3.3. Giao thông đường thủy 20
    2.3.4. Đường hàng không 20
    2.3.5. Bưu chính viễn thông 20
    2.3.6. Cung cấp điện 21
    Chương 3. sự cần thiết đầu tư 22
    3.1. Dự báo nhu cầu vận tải 22
    3.1.1. Nhu cầu vận tải trên đường bộ Bắc - Nam 22
    3.1.2. Khảo sát giao thông 22
    3.1.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên tuyến: 23
    3.2. Hiện trạng khai thác tuyến đường qua đèo và sự cần thiết đầu tư xây dựng hầm 24
    3.2.1. Hiện trạng tuyến đường qua Đèo Cả 24
    3.2.2. An toàn giao thông trên tuyến QL 1A qua Đèo Cả 25
    3.2.3. An ninh quốc phòng 25
    3.2.4. Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình 26
    Chương 4. đặc điểm tự nhiên khu vực dự án 27
    4.1. Khu vực Dự án 27
    4.1.1. Phạm vi nghiên cứu Dự án 27
    4.1.2. Phạm vi khảo sát của dự án 27
    4.1.3. Đặc điểm địa hình và mạng lưới giao thông, lưới điện . khu vực Dự án 27
    4.1.4. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực Dự án 29
    4.1.5. Đặc điểm địa chất khu vực Dự án: 29
    Chương 5. Quy mô xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật 32
    5.1. Quy mô cấp công trình 32
    5.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật 32
    5.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cho Dự án: 32
    5.2.2. Phương án chiều rộng hầm, khổ cầu và đường dẫn. 33
    5.2.3. Khổ thông xe dưới cầu: 34
    Chương 6. các giải pháp thiết kế tuyến và công trình 35
    6.1. các phương án vị trí tuyến công trình 35
    6.1.1. Các nguyên tắc lựa chọn phương án tuyến: 35
    6.1.2. Các phương án vị trí tuyến công trình: 35
    6.1.3. Tổng hợp các phương án vị trí tuyến công trình: 42
    6.2. Phương án trắc dọc tuyến 42
    6.2.1. Nguyên tắc lựa chọn trắc dọc: 42
    6.2.2. Tổng hợp các phương án trắc dọc tuyến: 43
    6.3. Phân tích ưu nhược điểm các phương án vị trí tuyến công trình. 43
    6.3.1. Phương án 1 43
    6.3.2. Phương án vị trí 2 43
    6.3.3. Phương án vị trí 3: 44
    6.3.4. Phương án vị trí 4: 45
    6.3.5. Phương án vị trí 5: (Phương án cải tạo cục bộ) 45
    6.4. Đánh giá, so sánh các phương án vị trí tuyến công trình. 45
    6.4.1. Các tiêu chuẩn đánh giá so sánh các phương án 45
    6.4.2. Chỉ tiêu giá xây dựng 46
    6.4.3. Chỉ tiêu thời gian xây dựng 48
    6.4.4. Chỉ tiêu khả năng có thể xây dựng 49
    6.4.5. Chỉ tiêu về công tác duy tu bảo dưỡng. 49
    6.4.6. Vấn đề môi trường. 50
    6.4.7. Lợi ích người sử dụng tuyến đường. 51
    6.4.8. Khả năng mở rộng phần đường xe chạy trong tương lai. 51
    6.4.9. Tổng hợp so sánh các phương án. 52
    6.5. Các phương án kết cấu công trình trên tuyến. 53
    6.5.1. Phương án kết cấu đường dẫn 53
    6.5.2. Phương án kết cấu cầu: 54
    6.5.3. Phương án kết cấu và trang thiết bị trong hầm 55
    6.5.4. Công trình phụ trợ trên tuyến 59
    6.6. Phương án tổ chức thi công. 60
    6.6.1. Mặt bằng tổ chức xây dựng 60
    6.6.2. Tổ chức xây dựng cầu 61
    6.6.3. Tổ chức xây dựng hầm 61
    6.6.4. Phương pháp tổ chức giao thông và đảm bảo giao thông 62
    6.7. Kết luận, kiến nghị: 62
    6.7.1. Phương án vị trí 1 (phương án kiến nghị) 63
    6.7.2. Kiến nghị : 64
    Chương 7. Hình thức đầu tư 65
    7.1. hình thức đầu tư 65
    7.2. Chương trình kinh doanh 66
    Chương 8. tổng mức đầu tư 67
    8.1. Căn cứ lập tổng mức đầu tư 67
    8.2. Tổng mức đầu tư: (Xem bảng tính chi tiết) 67
    Chương 9. hiệu quả đầu tư dự án 68
    9.1. Hiệu quả kinh tế của Dự án 68
    9.1.1. Các giả thiết cơ bản 68
    9.1.2. Các chi phí của Dự án: 68
    9.1.3. Lợi ích của dự án: 71
    9.1.4. Kết quả phân tích kinh tế: 75
    9.1.5. Phân tích về độ nhạy: 75
    9.2. Hiệu quả tài chính của Dự án 76
    9.2.1. Phí thu và chi phí cho hệ thống thu phí. 76
    9.2.2. Tiến độ vay vốn và lãi vay 76
    9.2.3. Lưu lượng xe tính toán: 77
    9.2.4. Kết quả tính toán: 77
    9.3. Kết luận: 77
    Chương 10. đánh giá tác động môi trường 78
    10.1. Phần chung 78
    10.1.1. Mục đích: 78
    10.1.2. Căn cứ pháp lý về môi trường: 78
    10.1.3. Nội dung chính của báo cáo 79
    10.1.4. Phạm vi nghiên cứu 79
    10.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng môi trường 79
    10.2.1. Đặc trưng về địa hình, địa mạo khu vực nghiên cứu 79
    10.2.2. Đặc trưng về địa chất khu vựcnghiên cứu 80
    10.2.3. Đặc điểm mạng lưới giao thông, lưới điện, thông tin và cáp quang khu vực Dự án 81
    10.2.4. Tiềm năng tài nguyên khu vực Dự án 82
    10.2.5. Điều kiện kinh tế – xã hội khu vực Dự án 84
    10.3. Sàng lọc (lược duyệt) tác động môi trường tiềm tàng và định hướng những giải pháp bảo vệ môi trường 85
    10.3.1. Chiếm dụng đất nông nghiệp: 85
    10.3.2. Chiếm dụng đất và các công trình kiến trúc xây dựng khác: 85
    10.3.3. ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông 85
    10.4. Lựa chọn phương án tối ưu theo khía cạnh môi trường 85
    Chương 11. thực hiện dự án 87
    11.1. thực hiện đầu tư, xác định vốn đầu tư 87
    11.2. Lập Dự án đầu tư xây dựng: 87
    11.3. Thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị hồ sơ mời thầu: 87
    11.3.1. Thiết kế kỹ thuật 87
    11.3.2. Hồ sơ mời thầu: 87
    11.3.3. Giải phóng mặt bằng: 88
    11.3.4. Đấu thầu và hồ sơ đấu thầu: 88
    11.3.5. Thi công và giám sát: 88
    Chương 12. kết luận và kiến nghị 89
    12.1. Kết luận: 89
    12.1.1. Kết luận chung 89
    12.1.2. Quy mô cấp công trình 89
    12.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật : 89
    12.1.4. Phương án chiều rộng hầm, khổ cầu và đường dẫn. 90
    12.1.5. Khổ thông xe dưới cầu: 91
    12.1.6. Phương án vị trí tuyến công trình và hình thức phân kỳ đầu tư 91
    12.1.7. Phương thức đầu tư 92
    12.1.8. Thời gian hoàn vốn: 93
    12.1.9. Giải phóng mặt bằng: 93
    12.1.10. Cấp quyết định đầu tư: 93
    12.1.11. Nguồn vốn đầu tư: 94
    12.1.12. Các ưu đãi của dự án: 94
    12.2. Kiến nghị 94

    Bộ giao thông vận tải
    Tổng công ty tvtk GTVT
    -------------------------- cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    --------------------------------
    Số /CLH Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2009


    Đề xuất dự án đầu tư xây dựng
    Công trình: Hầm đường bộ qua đèo cả
    km1353+500 - km1373+500-ql1a
    (Địa điểm công trình: tỉnh phú yên và khánh hoà)


    Chương 1. Giới thiệu chung
    1.1. đặt vấn đề

    Quốc lộ 1A là tuyến đường trọng yếu trong mạng lưới đường bộ quốc gia, là trục chính vận chuyển hàng hoá và hành khách từ Bắc vào Nam và ngược lại, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước.
    Để đáp ứng nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai, Chính phủ đã ra quyết định khôi phục và cải tạo Quốc lộ 1A theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với mặt đường rộng 7m, mỗi bên 2 m cho xe thô sơ, những đoạn qua thị xã, thị trấn, bề rộng mặt đường tối thiểu 12m.
    Vốn đầu tư cho thực hiện dự án khôi phục và cải tạo Quốc lộ 1A được vay từ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) nay là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
    Trong những năm qua, Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn vào Cần Thơ đã được khôi phục và cải tạo, đoạn tuyến Đông Hà - Nha Trang đã được cải tạo và nâng cấp, trong đó có toàn bộ tuyến đường, cầu nhỏ, các cầu lớn và các đoạn tuyến tránh đang xây dựng bằng nguồn vốn vay nước ngoài.
    Đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả và đèo Cổ Mã từ Km 1353+500 đến Km 1373+500, dài 20 Km. Đây là đoạn tuyến đường qua đèo với tiêu chuẩn kỹ thuật rất thấp. Trên đoạn đường đèo, đặc biệt từ Km 1357 đến Km 1370 dài 13km, có 116 đường cong, bình quân 8,9 đường cong/1km đường. Độ dốc dọc trên tuyến lớn, phổ biến từ 8 10%. Đoạn đường Km 1360 độ dốc dọc i=10%. Trên tuyến hiện có 2 cua tay áo tại Km 1358+900 và Km 1359+400, bán kính đường cong R=10 15m, độ dốc dọc 910%.
    Về tổng thể, đoạn tuyến qua Đèo Cả hiện nay chưa đạt được qui mô và tiêu chuẩn chung của toàn tuyến Quốc lộ 1A, tổn thất của các phương tiện giao thông qua đèo còn lớn nhất là về chi phí vận hành và thời gian xe qua đèo. Mặt khác tại khu vực tuyến vượt Đèo Cả đã xẩy ra nhiều tai nạn giao thông làm chết người và hư hỏng nặng các phương tiện giao thông, đến nay vấn đề an toàn giao thông qua Đèo Cả vẫn khó có thể kiểm soát nổi.
    Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả nhằm khắc phục các nhược điểm nêu trên của đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của qui hoạch toàn tuyến Quốc lộ 1A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các phương tiện giao thông mỗi khi qua đèo như rút ngắn chiều dài tuyến, giảm dốc dọc, mở rộng bán kính đường cong, cải thiện nền mặt đường. Nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu vận tải ngày một tăng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung và toàn quốc.
    Trên Quốc lộ 1A đoạn nối hai thành phố lớn Đà Nẵng - Nha Trang còn tồn tại đoạn đường qua Đèo Cả dài gần 17 Km, nhưng do nguồn vốn vay hạn chế nên Bộ Giao thông vận tải chưa đề xuất đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay nước ngoài. Sau khi Quốc lộ 1A (đoạn từ Lạng Sơn đến Cần Thơ) được khôi phục, cùng với sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung với nhiều công trình trọng điểm như dự án hầm đường bộ Hải Vân, hầm đường bộ Đèo Ngang, cảng biển Tiên Sa, Quốc lộ 9, khu công nghiệp Dung Quất, cùng một loạt cầu lớn trên tuyến ., lưu lượng xe trên đoạn Đông Hà - Nha Trang tăng nhanh đột biến với nhiều xe siêu trường, siêu trọng, một số đoạn đường qua đèo đặc biệt như Đèo Cả, với độ dốc dọc lớn, nhiều cua gấp có bán kính cong nhỏ sẽ không đảm bảo được năng lực giao thông.
    Bằng Quyết định số 534/QĐ/GTVT ngày 01 tháng 03 năm 2001 Bộ Giao thông vận tải cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư lập báo cáo đề xuất Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Ngang và Đèo Cả trên Quốc lộ 1A.
    Dự án hầm đường bộ qua Đèo Ngang Km 595+00 QL 1A đã được Bộ giao thông vận tải cho phép đầu tư xây dựng, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào khai thác.
    Hầm đường bộ qua Đèo Cả sẽ được xây dựng chui dưới Đèo Cả (từ Km 1353+500 đến Km 1373+500) Quốc lộ 1A đoạn Tuy Hoà - Nha Trang thuộc địa phận tỉnh Phú Yên (phía bắc) và tỉnh Khánh Hoà (phía nam).
    1.2. các Căn cứ pháp lý
    - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
    - Nghị định số 78/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2007 “ Về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh và Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao”.
    - Quyết định số 534/QĐ/GTVT ngày 01 tháng 03 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư lập lập báo cáo đề xuất Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Ngang và Đèo Cả trên Quốc lộ 1A.
    - Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên về tình hình kinh tế và phương hướng nhiệm vụ của tỉnh trong đó có giao Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu tiền khả thi dự án hầm đường bộ Đèo Cả và phương thức đầu tư BOT để đỡ gánh nặng cho ngân sách.
    - Thông báo số 163/TB-VPCP ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên về tình hình chung và phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh trong thời gian tới, sự triển khai các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 15/12/2004 trong đó có dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
    - Công văn số 273/CV-PMC ngày 26 tháng 08 năm 2007 của Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ về việc xin đầu tư xây dựng hầm Đèo Cả (tỉnh Phú Yên – Khánh Hoà) theo hình thức BOT.
    - Công văn số 1556/UBND-KTXD ngày 07 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Yên về việc thống nhất chủ trương giao cho Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ thực hiện dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả theo hình thức BOT.
    - Tờ trình Thủ tướng Chính Phủ số 5828/TTr- LT-PY-KH ngày 10 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả theo hình thức BOT.
    - Công văn số 6717/BGTVT-KHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - QL1A theo hình thức BOT, tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.
    - Công văn số 1809/UBND-KTXD ngày 10 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Yên về việc đề nghị Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ triển khai lập hồ sơ đề xuất Dự án xây dựng Hầm đường bộ Đèo Cả theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính Phủ “ Về đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao, hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh và hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao”.
    - Thông báo số 164/TB-BGTVT ngày 28 tháng 04 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBATGTQG Hồ Nghĩa Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên.
    - Công văn số 4081/BGTVT-KHĐT ngày 28 tháng 05 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc lập đề xuất Dự án đầu tư xây dựng công trình hầm đường bộ qua đèo Cả.
    - Công văn số 2247/CĐBVN-KHĐT ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Cục Đường bộ Việt nam về việc lập đề xuất Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ đèo Cả QL1 Phú Yên và Khánh Hoà.
    - Công văn số 341/SGTVT ngày 13 tháng 06 năm 2008 của Sở Giao thông vận tải Phú Yên về việc hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất Dự án hầm đèo Cả QL1A Phú Yên và Khánh Hoà theo hình thức BOT kết hợp BT.
    - Hợp đồng kinh tế số /QLKD ngày tháng năm 2008 giữa Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ với Tổng công ty TVTK GTVT về việc lập Đề xuất dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - QL 1A.
    1.3. triển vọng đầu tư
    Hiện nay, mạng lưới giao thông của Việt Nam có chiều dài tổng cộng là 106.048km, trong đó 10% là đường quốc lộ. Theo quy hoạch, đã và đang đầu tư xây dựng các hệ thống giao thông chính như: Khôi phục và cải tạo toàn bộ Quốc lộ 1A, đường hành lang Đông Tây, Quốc lộ 6, cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, tuyến vành đai III Hà Nội . Trong đó theo hình dáng, địa lý và theo các số liệu hành chính có thể thấy Quốc lộ 1A vẫn là tuyến đường bộ quan trọng nhất hiện nay với chiều dài lớn nhất (gần 2.300km), quy mô nhất và chất lượng cao nhất nối 3 miền Bắc – Trung – Nam. Quốc lộ 1A đã được nâng cấp, cải tạo, nắn tuyến trong những năm gần đây với những cây cầu mới, và đặc biệt là 2 hầm đường bộ qua đèo Hải Vân và đèo Ngang đã khánh thành và đưa vào khai thác.
    Hiện tại đoạn tuyến Quốc lộ 1A đi qua đèo Cả đã được nâng cấp, cải tạo tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sụt trượt, ách tắc và tai nạn giao thông do đường đèo dốc và có nhiều đoạn cong với bán kính nhỏ. Đoạn tuyến ngắn nhưng nằm trên con đường huyết mạch nối liền Bắc-Trung-Nam, mang ý nghĩa về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển và giao lưu của tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.
    Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 có nêu rõ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành các khu kinh tế trọng điểm. Xây dựng và phát triển Phú Yên với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cơ cấu kinh tế – xã hội hợp lý. Trong khu vực đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên hiện đã có rất nhiều Nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký thực hiện một số dự án đầu tư kinh tế, đặc biệt là các dự án chuyên về lọc, hoá dầu như : Dự án nhà máy lọc dầu 100% vốn nước ngoài của liên doanh đầu tư giữa Tập đoàn TechnoStar Management Ltd- Vương quốc Anh và tập đoàn dầu khí Telloil- Cộng hoà Liên bang Nga với công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp hoá dầu Hoà Tâm với quy mô 1300 ha, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và một khu cảng chuyên dụng xăng dầu tại Bãi Gốc,xã Hoà Tâm có thể tiếp nhận tầu trọng tải trên 250.000 DWT, tổng vốn đầu tư cho khu công nghiệp này khoảng 11 tỷ USD.
    Hiện nay Phú Yên đang là một tỉnh còn nhiều khó khăn so với các tỉnh khác trong khu vực, nhưng được đánh giá là có đầy đủ thế mạnh, tiềm năng để có những bước phát triển mang tính đột phá trong tương lai. Tỉnh Phú Yên có đủ cả rừng, biển, đồng bằng Các yếu tố này tạo ra cơ hội phát triển về giao thông, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, nông lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnh. Để phát triển ngành du lịch và dịch vụ cũng như môi trường thuận lợi cho kêu gọi đầu tư kinh doanh, một trong những mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Phú Yên hiện nay về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là triển khai Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả- Quốc lộ 1A nhằm khai thác và phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh hiện tại và trong tương lai.
    Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 có nêu rõ: duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Chú trọng đầu tư tại Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh . một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế. Huy động mọi khả năng, nguồn lực để phát triển các ngành dịch vụ như đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tại khu vực vũng Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu container trọng tải từ 4000-6000 TEU, năng lực hàng hoá thông qua đạt 500 nghìn TEU trong giai đoạn trước năm 2010, đạt 1 triệu TEU trong giai đoạn từ 2010 trở đi và đạt khoảng 4.5 triệu TEU vào năm 2020. Về xây dựng giao thông ngoài việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà còn chú trọng cải tạo ngâng cấp đoạn QL1A đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I đồng bằng, mở rộng đường từ chân đèo Cổ Mã đến Đầm Môn thành đường 4 làn xe . để thuận tiện cho thông thương và giao lưu với các tỉnh lân cận.
    Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả- Quốc lộ 1A nối giữa Phú Yên và Khánh Hoà là hết sức cần thiết. Hầm Đèo Cả được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông Việt nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng miền Trung.
    1.4. nội dung nghiên cứu
    Mục tiêu chủ yếu của Đề xuất dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (Km 1353+500 đến Km 1373+500)- QL 1A là:
    - Phân tích quy hoạch phát triển kinh tế, giao thông vận tải khu vực liên quan đến sự cần thiết đầu tư xây dựng dự án.
    - Đánh giá hiện trạng khai thác tuyến đường, các công trình trên tuyến.
    - Lựa chọn vị trí xây dựng tuyến đường và hầm.
    - Lựa chọn quy mô công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp xây dựng.
    - Đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án.
    - Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, đề xuất phương thức đầu tư.
    - Đánh giá hiệu quả đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn.
    - Kiến nghị phương thức đầu tư.
    1.5. Vị trí và phạm vi dự án
    - Điểm đầu dự án: Tại lý trình Km1353+500 (Cách cầu Sông Ván trên QL 1A, khoảng 1Km về phía Hà Nội) thuộc địa phận xã Hoà Xuân Đông, huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
    - Điểm cuối dự án: Tại lý trình khoảng Km 1373+500 trên QL 1A, thuộc địa phận thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
    - Tổng chiều dài đoạn tuyến nghiên cứu từ Km1353+500 đến Km1373+500 QL 1A dài 20Km.
    - Theo phương án kiến nghị: Tổng chiều dài đoạn tuyến sẽ được xây dựng mới 11,125Km, trong đó:
    + Chiều dài hầm đèo Cả khoảng 5450 m, chiều dài hầm qua đèo Cổ Mã 350m.
    + Chiều dài cầu gồm 3 cầu, tổng dài 1260m.
    + Chiều dài đường dẫn khoảng 4065m.
    1.6. Những quy hoạch và dự án có liên quan
    1.6.1. Các quy hoạch và dự án giao thông vận tải
    - Dự án Đường cao tốc Bắc-Nam.
    - Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.
    - Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh.
    1.6.2. Các quy hoạch khác
    - Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
    - Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025.
    - Quy hoạch phát triển ngành hoá dầu Việt Nam giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025.
    - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
    - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...