Đồ Án Dự án đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_17, 13/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cẩm Trang là một thôn lớn của xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính và rất không có ngành phụ. Tuy có một số hộ đan lát nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội đã gây ra một số khó khăn trong thôn, khó khăn lớn nhất đó là mức sống của người dân còn thấp, trong khi thời gian nông nhàn nhiều, gây ra hiện tượng thất nghiệp vô hình. Chính vì vậy, việc mở thêm các ngành nghề mới là con đường cơ bản để cải thiện đời sống người dân.
    Đó là lý do chúng tôi lựa chọn xây dựng “Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang


    B – NỘI DUNG DỰ ÁN

    I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang
    1.1. Đặc điểm tự nhiên
    Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%.
    Xã Mai Trung là một xã có diện tích khá lớn thuộc huyện Hiệp Hòa, giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Mai Trung bao gồm 7 thôn, trong đó Cẩm Trang là 1 thôn lớn có diện tích đất tự nhiên là 465 mẫu, trong đó đất sử dụng làm nông nghiệp chiếm 70,7%. Cẩm Trang nằm về phía Tây Nam của huyện và cách khá xa trung tâm thành phố Bắc Giang. Khí hậu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
    1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
    1.2.1. Dân số và lao động
    Số hộ trên địa bàn thôn Cẩm Trang là 647 hộ với 2820 khẩu. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 46,3% dân số thôn, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 93% (số liệu năm 2010).
    1.2.2. Cơ sở hạ tầng
    Hiện nay, tuy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng trên địa bàn thôn Cẩm Trang diện tích đồng ruộng vẫn chiếm 1 tỷ lệ lớn, đường xá nhỏ bé, giao thông không mấy thuận lợi và chủ yếu vẫn là đường đất, chưa được bê tông hóa. Hệ thống song ngòi, mương máng nhiều và chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính.

    1.2.3. Thực trạng sản xuất
    Hàng đan lát trên địa bàn của thôn Cẩm Trang đã có từ thời xa xưa. Nhưng chủ yếu người dân thôn Cẩm Trang vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chính. Vào thời gian nông nhàn của sản xuất nông nghiệp, bà con mới đan lát một số sản phẩm nhưng mang tính tự cung tự cấp. Việc đan lát chủ yếu tập trung vào hàng quang, thúng, rổ, rá, nong, nia . phục vụ trên địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài ra, việc đan lát của địa phương không được tập trung và không có người quản lí, giám sát. Việc mua sắm nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thường mang tính tự phát, sức tiêu thụ không lớn và dần bị thu hẹp do xã hội và hàng công nghiệp lấn áp, khó duy trì đảm bảo lâu dài. Đặc biệt là những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đã và đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy không có sự chuyển dịch mạnh nhưng việc đan lát các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp cũng không còn chỗ đứng như trước, thậm chí có một số hộ đã bỏ hẳn.



    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    A – ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    B – NỘI DUNG DỰ ÁN 3
    I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang 3
    1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
    1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3
    1.2.1. Dân số và lao động 3
    1.2.2. Cơ sở hạ tầng 3
    1.2.3. Thực trạng sản xuất 4
    II. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn của địa phương 4
    2.1. Khó khăn chính 4
    2.2. Khó khăn trung gian 4
    2.3. Khó khăn cụ thể 4
    III. Phân tích và xác định các mục tiêu của dự án 6
    3.1. Mục tiêu chung 6
    3.2. Mục tiêu trung gian 6
    3. 3 Mục tiêu cụ thể 6
    IV. Xác định các đầu ra mong đợi của dự án 7
    V. Phân tích và xác định các hoạt động của dự án 8
    5.1. Họat động đi khảo sát địa bàn 8
    5.2. Hoạt động thuê lớp học 8
    5.3. Hoạt động xác định học viên 9
    5.4. Hoạt động thuê giáo viên cho lớp học 10
    5.5. Hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu cho lớp học 10
    5.5.1. Mua dụng cụ học tập 10
    5.5.2. Mua nguyên liệu đan lát 11
    5.6. Hoạt động khai giảng lớp học 13
    5.7. Hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm 13
    5.8. Hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án 13
    Trong quá trình đã mở lớp giảng dạy và học tập, thường xuyên giám sát việc thực hiện để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề có thể xảy ra. 13
    5.9. Hoạt động bế giảng lớp học 14
    5.10. Hoạt động huy động vốn hỗ trợ 14
    5.10.1. Cân đối thu chi: 14
    VI. Phân tích và xác định các đầu vào cần thiết để triển khai hoạt động 16
    6.1. Đầu vào cho họat động đi khảo sát địa bàn 16
    6.2. Đầu vào cho hoạt động thuê lớp học 16
    6.3. Đầu vào cho hoạt động xác định học viên 16
    6.4. Đầu vào cho hoạt động thuê giáo viên cho lớp học 16
    6.5. Đầu vào cho hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu cho lớp học 16
    6.6. Đầu vào cho hoạt động khai giảng lớp học 16
    6.7. Đầu vào cho hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm 17
    6.8. Đầu vào cho hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án 17
    6.9. Đầu vào cho hoạt động bế giảng lớp học 17
    6.10. Đầu vào cho hoạt động huy động vốn hỗ trợ 17
    VII. Xây dựng các kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động dự án 18
    Bảng 4: Bảng kế hoạch tổng hợp dự kiến triển khai hoạt động dự án 18
    VIII. Các tổ chức thực hiện dự án và hỗ trợ vốn cho dự án 20
    8.1. Chủ dự án: 20
    8.2. Các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án: 20
    8.3. Tổ chức triển khai thực hiện dự án: 21
    IX. Phân tích rủi ro và dự kiến giải pháp giải quyết rủi ro 21
    9.1. Phân tích rủi ro 21
    9.1.1. Rủi ro bên trong 21
    9.1.2. Rủi ro bên ngoài 21
    9.2. Dự kiến các giải pháp cho từng rủi ro 21
    9.2.1. Giải pháp cho rủi ro bên trong 21
    9.2.2. Giải pháp cho rủi ro bên ngoài 22
    X. Biện minh tổng thể cho dự án 22
    10.1. Tính cần thiết của dự án 22
    10.2. Tính phù hợp của dự án 22
    10.3. Tính hiệu quả của dự án 23
    10.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 23
    10.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 24
    10.4. Tính bền vững của dự án 25


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...