Chuyên Đề Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác tầng sâu Núi Quặng Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại C

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Xuất xứ của dự án
    a. Tóm tắt về xuất xứ
    Công trường Núi Quặng thuộc Mỏ sắt Trại Cau đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cấp phép tại quyết định 1521/ĐC ngày 8/10/1969 và đăng ký mỏ 05 Fe-85 năm 1985. Từ năm 1975, mỏ sắt Trại Cau đã đưa công trường Núi Quặng vào khai thác phần quặng đêluvi bên trên. Để tận dụng tài nguyên, việc khai thác quặng gốc là cần thiết và bắt buộc phải thực hiện.
    Theo thiết kế, công suất khai thác đạt 100.000 tấn quặng (cỡ hạt 0 – 45mm)/năm; cost khai thác là -30 m. Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phương án mở rộng khai thác tầng sâu Núi quặng và đề ra những biện pháp hoàn phục môi trường sau khai thác nhưng vẫn ở mức độ sơ lược.
    Để có cơ sở cho việc kỹ quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ và dự án cải tạo, phục hồi môi trường có tính khả thi. Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh lập Dự án chi tiết: Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác tầng sâu Núi Quặng theo đúng trình tự quy định tại Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
    b. Cơ quan có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư
    Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên
    2. Căn cứ pháp luật có liên quan đến dự án
    2.1. Căn cứ pháp lý
    - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
    - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
    - Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
    - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
    - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    - Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản thông qua ngày 13/5/2008;
    - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
    - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT;
    - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
    - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    - Công văn số 1258/UBND-TNMT ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về triển khai thực hiện quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
    - Quyết định số 2279/2006/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên;
    - Quyết định số 1441/QĐ-T-GT[SUB]5[/SUB]­­ ngày 18/12/2008 về việc phê duyệt thiết kế phương án mở rộng khai thác tầng sâu Núi quặng – mỏ sắt Trại Cau;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...