Tiểu Luận Dự án cà phê pha sẳn đóng hộp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

    KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

    ▬ ● ▬

    DỰ ÁN CÀ PHÊ

    PHA SẴN ĐÓNG HỘP



















    GVHD : Th.S Hồ Nhật Hưng

    SVTH : Luân Phụng Lan

    MSSV :40501047

    Lớp : M83C

    Khoa : Quản Trị Kinh Doanh


    Tp.Hồ Chí Minh – ngày 17 tháng 11 năm 2009


    MỤC LỤC


    PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU 3

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

    II. MỤC TIÊU DỰ ÁN 6

    III. TÓM TẮT NỘI DUNG 7

    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

    V. PHẠM VI – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 7

    PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH 8

    CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 8

    I. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 8

    II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 12

    III. MA TRẬN SWOT 14

    CHƯƠNG 2 KĨ THUẬT CỦA DỰ ÁN 16

    Bảng 2.1 : Sơ đồ GANTT 16

    Bảng 2.2 : Phân tích liệt kê các phần việc của dự án 17

    CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VÀ NHÂN SỰ 20

    CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 22

    BẢNG 4.1 NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN 22

    BẢNG 4.2 LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN 22

    BẢNG 4.3 BẢNG HẠCH TOÁN LỖ LÃI 23

    BẢNG 4.4 ĐỊNH PHÍ, BIẾN PHÍ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KHÁC 24

    BẢNG 4.5 ĐIỂM HOÀ VỐN 24

    BẢNG 4.6 THỜI GIAN HOÀ VỐN KHÔNG CHIẾT KHẤU 25

    BẢNG 4.7 THỜI GIAN HOÀN VỐN CÓ CHIẾT KHẤU, NPV VÀ BC 26

    BẢNG 4.8 TỶ SUẤT DOANH LỢI NỘI BỘ (IRR) 27

    BẢNG 4.9 CÁC CHỈ TIÊU TỔNG QUÁT ĐVT: 1000 đồng 28

    BẢNG 4.10 BẢNG TỔNG HỢP ĐỘ NHẠY CẢM ĐVT: 1000 đồng 29

    PHẦN 3 : KẾT LUẬN 30


    PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o30’ đến 23o30’ vĩ độ Bắc, điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê, mang đến cho cây cà phê một hương vị rất riêng.

    Cây cà phê được trồng ở Việt Nam từ năm 1870. Sau 1975, cà phê được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, ngành cà phê ở nước ta đang có những bước phát triển nhảy vọt, nghề trồng cà phê đã mang lại nguồn thu nhập cho số đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi. Với hơn 500.000 ha cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cà phê lên tới 1 triệu người.

    Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chủ yếu là chất lượng, hiệu quả và giá trị hàm lượng công nghệ vẫn còn thấp. Vì thế người nông dân vẫn lao đao trước những biến động về giá và những rủi ro thời tiết mang lại.

    Trong những năm gần đây, công nghệ chế biến cà phê đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, áp dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới, đổi mới thiết bị. Thị trường cà phê Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Ngoài cà phê rang xay pha phin đã có thêm cà phê hòa tan với nhiều hương vị đặc sắc, chiếm khoảng 1/3 phân khúc thị trường.

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập WTO, phong cách làm việc và lối sống cũng dần thay đổi để hòa nhập với xu hướng chung toàn cầu. Và trên hết, với quá nhiều sản phẩm nhãn hiệu trên thị trường, thị trường cà phê đang có dấu hiệu bão hòa, đòi hỏi phải có một loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, xu hướng hiện nay.




    Với tất cả những nguyên nhân khách quan trên, công ty chúng tôi quyết định thực hiện dự án về “sản phẩm cà phê pha sẵn đóng hộp”. Cà phê pha sẵn đóng hộp sẽ tạo được ưu thế: giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, năng động hơn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay. Việt Nam là một nước có dân số trẻ, vì thế định hướng về sản phẩm cà phê nguyên chất với hương vị đậm đà của giống cà phê Robusta được chế biến đóng hộp sẽ là một bước đột phá mới trong tiêu dùng trong nước và hướng tới các nước công nghiệp phát triển.

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Cà phê là mặt hàng chủ lực của Đăklăk. Do đó, Đăklăk là nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng cao và ổn định. Và Đăklăk nằm trên trục lộ 14 nối liền giữa các tỉnh Tây Nguyên, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh.

    Bình Dương nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm đầu tư của chính phủ. Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, Bình Dương không những thích hợp với việc trồng cây mà còn thuận lợi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển khu công nghiệp. Với 13 khu công nghiệp và khu chế xuất đã thu hút nhiều dự án đầu tư .

    Khu công nghiệp Mỹ Phước nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, cách Thị xã Thủ Dầu Một 18 Km và Tp.HCM 38Km. Đây là KCN được kết nối thông qua tuyến giao thông chủ lực rộng lớn, hiện đại là QL13 từ trung tâm TP.HCM đến KCN Mỹ Phước với thời gian di chuyển gần 40 phút. Ngoài ra, KCN được thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng rất tiện nghi, hoàn hảo trong và ngoài như : đường giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, ngân hàng, hải quan, an ninh, phòng cháy tại chỗ. Đặc biệt hơn cạnh khu công nghiệp được quy hoạch, một trung tâm thương mại dịch vụ với qui mô gần 2 ha sẽ đáp ứng nhu cầu lâu dài về định cư, lập nghiệp và cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khu công nghiệp.

    Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn dài 25,8 km sẽ được triển khai xây dựng vào đầu năm 2007. Đường cao tốc sẽ nối kết đến trung tâm vùng kinh tế trọng điểm



    phía nam, đáp ứng các nhu cầu về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho toàn bộ các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương với chi phí vận chuyển chỉ bằng 70% và thời gian vận chuyển sẽ rút ngắn chỉ còn 25 phút so với cách vận chuyển trên các tuyến giao thông hiện hữu khác.

    Tp. Hồ Chí Minh là thành phố đông dân với 6 triệu dân và phần lớn là công nhân viên làm việc trong các văn phòng, nhà máy ưa thích sự tiện lợi. Phần lớn người dân có thói quen uống cà phê và là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất nước.

    Với dân số Bình Dương 883.200, Đồng Nai là 2 triệu dân và Hà Nội với 4 triệu dân cũng là những thị trường tiêu thụ hứa hẹn đầy tiềm năng.

    ( theo nguồn: Hiệp hội cà phê Việt Nam )

    www.thienduongcafe.com

    www.google.com.vn













    II. MỤC TIÊU DỰ ÁN

    Sử dụng nguồn lực nguyên vật liệu chất lượng đã qua chế biến thành dạng bột được thu mua tại Đăklăk

    Sử dụng dây chuyền công nghệ cao sản xuất cà phê bột thành sản phẩm nước uống pha sẵn đóng chai. Loại sản phẩm này đáp ứng xu hướng của thời đại

    Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao vị thế cạnh tranh sản phẩm từ cây cà phê, tìm định hướng mới cho sự phát triển của sản phẩm cà phê.

    Tạo thói quen tiêu dùng mới cho người dân, kích thích sản xuất trong nước.






    III. TÓM TẮT NỘI DUNG

    Công ty mở rộng phân xưởng tại khu công nghiệp mỹ phước bình dương, mua sắm thiết bị và dây chuyền sản xuất mới, thuê thêm nhân công và tồ chức đào tạo chuyển giao công nghệ mới.

    Thu gom nguồn nguyên liệu cà phê ở dạng bột và sau đó đưa vào sản xuất sản phẩm cà phê pha sẵn đóng hộp.

    Sản phẩm cà phê pha sẵn đóng chai được đóng gói và vận chuyển đến nhà phân phối, các đại lý bán sỉ và lẻ

    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Sử dụng nguổn thông tin thứ cấp để làm cơ sở cho đề tài. Nội dung chi tiết của đề tài được các thành viên trong nhóm đã tiến hành phân tích từ các số liệu từ nguồn thông tin thứ cấp. bên cạnh đó, còn có các biểu đồ để tăng tính thuyết phục cho từng nội dung.

    Hầu hết các nguồn thông tin từ internet và bài báo cáo của địa phương. Và nhóm đã thực hiện việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong thời gian gần đây nhất để có số liệu chính xác làm cở sở dự báo thị trường.

    V. PHẠM VI – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

    Đưa ra quy trình sản xuất cà phê pha sẵn đóng hộp từ giống cà phê Robusta

    Phân thích khả thi dự án khi thực hiện ở khu công nghiệp mỹ phước tại tỉnh Bình Dương.

    Do không thể dự báo được những thay đổi có thể xảy ra của môi trường vĩ mô như: ban lãnh đạo địa phương và các chính sách đối với nhà đầu tư, luật đầu tư – kinh doanh .; hoặc những biến số ngoài tầm kiểm soát của người thực hiện dự án nên dự án giới hạn trong nội dung đã thu thập từ nguồn thông tin sơ cấp - thứ cấp, tính các khoản đầu tư và dùng công cụ dự báo để tính nhu cầu thị trường cho kế hoạch dài hạn.



    PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH


    CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN

    I. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

    1. Đối thủ cạnh tranh

    Hiện tại, trên thị trường tiêu thụ, Pepsi Cino cà phê đá và Cà phê đóng lon của Tập đoàn Ajinomoto do công ty thực phẩm Thái Bình làm nhà phân phối chính là hai đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm cà phê pha sẵn đóng lon của công ty.

    Đối với Cino cà phê đá của Tập đoàn Pepsico, đây không phải là đối thủ đáng lo ngại. Tập đoàn Pepsico là một tập đoàn nước giải khát có gas lớn trên thế giới và chiếm thị phần đứng thứ 2 ở thị trường Việt Nam sau tập đoàn Coca_Cola. Tuy nhiên mặt hàng cà phê đóng lon của Pepsi không được ưa chuộng tại thị trường nước ta do chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi về khẩu vị của thị trường Việt Nam.

    Đối với sản phẩm cà phê đóng lon Birdy của công ty Ajinomoto (Nhật Bản) sản xuất do Thực Phẩm Thái Bình làm nhà phân phối chính: đây là sản phẩm mới được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, do chiến lược quảng bá và giới thiệu sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao nên vẫn chưa tiếp cận được với người tiêu dùng.

    2. Người mua

    Đối tượng chủ yếu gồm có:

    Nhân viên văn phòng và công sở: những người ưa chuộng sản phẩm mang nhiều đặc tính: tiết kiệm thời gian, năng động, trẻ trung, tiện lợi.

    Những người ưa thích sự tiện lợi: những người quá bận rộn nên họ đòi hỏi có những sản phẩm có thể hạn chế tối đa thời gian của mình.



    3. Nguồn cung

    Sơ lược về cà phê ở Việt Nam:

    + Cà phê được đưa vào Việt Nam những năm 1870 nhưng đến những năm đầu của thế kỷ 20 mới được trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930, ở Việt Nam có 5.900 ha trồng cà phê.

    + Năm 1975, diện tích trồng cà phê của cả nước là khoảng trên 13.000 ha, sản lượng 6.000 tấn, chủ yếu là cà phê Robusta do phù hợp với điều kiện tự nhiên.

    + Sau năm 1975, cà phê được phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan. Năm 1990 đã có 119.300 ha. Từ năm 1986, phong trào trồng cà phê phát triển mạnh mẽ ở nước ta, đến nay đã có 390.000 ha với sản lượng 700.000 tấn.

    + Do việc sản xuất quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa cà phê làm cho giá cà phê bị đẩy đến mức thấp kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại đây. Kết quả là hàng loạt cây cà phê bị chặt phá và người dân đã chuyển đổi loại cây trồng. Những năm gần đây, nhu cầu cà phê thế giới tăng cao nên giá cà phê tăng lên mạnh mẽ nhưng sản lượng cà phê ở nước ta giảm mạnh do chặt phá và do hạn hán.

    + Chất lượng cà phê của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn do các nước nhập khẩu cà phê đặt ra, chủ yếu là do kỹ thuật về thu hoạch và sau thu hoạch.

    + Năm 2000 đến nay, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng chất lượng và sản lượng cà phê như: trợ giá cho việc thu mua cà phê, nâng giá cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp cho đất trồng cà phê, giảm bớt diện tích trồng cà phê Robusta và tăng diện tích trồng cà phê Arabica

    Nguồn cung cà phê ở Đông Nam Bộ (Lâm Đồng) hay các vùng miền núi ( Gia Lai): việc thu mua các sản phẩm cà phê nhân từ những vùng chuyên sản xuất cà phê nhằm tìm ra đựơc loại cà phê nhân có chất lượng tốt nhất để đưa vào sản xuất và chế biến.


    Nguồn thu mua chính là ở Đăklăk: Đălăk từ lâu đã nổi tiếng là vùng chuyên trồng các loại cà phê mà nổi tiếng là cà phê Arabica và cà phê Robusta. Đây là 2 loại cà phê có hương vị đậm đà, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

    Giá cả nguyên vật liệu: 25.700 – 26000đ/ kg cà phê nhân.

    4. Đối thủ tiềm ẩn:

    Trên thị trường cà phê ở Việt Nam hiện nay tồn tại khá nhiều các sản phẩm cà phê hòa tan (chiếm 1/3 thị trường), nếu các dòng sản phẩm cà phê pha sẵn tồn tại và được đón nhận trên thị trường thì trong tương lai các công ty với các dòng sản phẩm cà phê hòa tan sẽ đầu tư vào lĩnh vực cà phê pha sẵn. Và đó là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

    Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO vừa là một điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là một yếu điểm của các ngành sản xuất tồn tại ở Việt Nam hiện nay. Với riêng ngành nước giải khát, yêu cầ hiện tại đó là sự năng động, sự trẻ trung và tiết kiệm thời gian. Bất kỳ một dòng sản phẩm nào có thể đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ tìm được một chỗ đứng trên thị trường.

    Định hướng phát triển sản phẩm của tỉnh Đắc Lắc

    Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức công bố thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột là tài sản Quốc gia và được nhà nước bảo hộ vô thời hạn.

    Để giữ gìn và phát triển thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột, trước hết cần phải quan tâm đến chất lượng, chất lượng phải thật ngon và ấn tượng thì mới có thể duy trì được thương hiệu. Để làm được việc này, chúng ta cần phải thay đổi cơ cấu sản xuất cà phê bên cạnh việc nâng cao công nghệ chế biến. Đây là bước khởi đầu vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững khi bước ra thị trường thế giới.

    Bên cạnh đó, ngành cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất cà phê nói riêng cần chú trọng đầu tư vào khâu giống và khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Nhằm đảm bảo có được một giống cà phê sạch làm đầu vào cho các nhà máy và đảm bảo chất lượng của cà phê khi chế biến, nâng cao thương hiệu của cà phê Buôn Mê Thuột và cà phê Việt Nam.

    Trung Nguyên Nescafe (Nestle) Vinacafe (Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa) Các loại khác

    Công suất 200 tấn/ năm 1000 tấn/ năm 1000 tấn/ năm Mac Coffee ( Singapore), Moment Café ( Vinamilk),

    Thị trường 10% 38% 45% 7%

    Đối tượng Những người sành cà phê Nhanh chóng, tiện lợi Dành cho người thích vị đắng của cà phê Dành chủ yếu cho phụ nữ

    Hương vị Nhẹ, béo, thơm ngon, dễ uống, có vị chua nhẹ Béo, thơm, dễ uống, dễ pha Có tinh chất cafein cao, vị đắng mạnh mẽ Tỷ lệ cafein thấp, dễ pha, béo, mùi vị giống cà phê Cappucino

    Lợi thế Chuyên sản xuất về các sản phẩm cà phê, có nhiều loại sản phẩm phù hợp với sự lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng Tập đoàn đa quốc gia, có kinh nghiệm trong tiếp thị và tiếp cận khách hàng tốt Thâm nhập thị trường Việt Nam sớm và am hiểu khá rõ về nhu cầu của thị trường nước ta.

    Bảng so sánh với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn



    II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

    1. Sơ lược thị trường thế giới

    CHÂU PHI

    STT QUỐC GIA SẢN LƯỢNG (TRIỆU BAO) MÙA VỤ

    1 ETHIOPIE 3,87 2003 - 2004

    2 UGANDA 2,75 2004 - 2005

    3 COTDIVOA 1,47 2004 - 2005

    4 CAMEROON 1,1 2004 - 2005

    5 KENYA 0,917 2004 - 2005

    6 TANZANIA 0,750 2004 - 2005

    TRUNG VÀ BẮC MỸ

    STT QUỐC GIA SẢN LƯỢNG (TRIỆU BAO) MÙA VỤ

    1 GUATEMALA 3,61 2003 - 2004

    2 HONDURAS 2,96 2003 - 2004

    3 COSTA RICA 1,80 2003 - 2004

    4 EL SANVADOR 1,43 2003 - 2004

    5 NICARAGUA 1,40 2003 - 2004


    NAM MỸ

    STT QUỐC GIA SẢN LƯỢNG (TRIỆU BAO) MÙA VỤ

    1 BRAXIN 38,66 2004 - 2005

    2 ARABICA 31,11 2004 - 2005

    3 COLOMBIA 11,50 2004 - 2005

    4 ECUADO 0,750 2004 - 2005

    CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

    STT QUỐC GIA SẢN LƯỢNG (TRIỆU BAO) MÙA VỤ

    1 ẤN ĐỘ 4,85 2004 - 2005

    2 PAPUA NEW GUINEA 1,20 2004 - 2005

    3 THÁI LAN 1,O5 2004 - 2005

    4 INDONEXIA Sản lượng mùa vụ 2004 - 2005 giảm 11,05% so với vụ 2003 - 2004 và tạo nên sự giảm sản lượng mạnh nhất so với các nước trong khu vực. Triển vọng nâng cao sản lượng lên vào vụ 2005 - 2006 rất hạn chế. Diện tích cà phê của INDONEXIA chiếm 1,1 triệu ha trong đó có 0,9 triệu ha đang kinh doanh.

    5 VIỆT NAM Đạt 14 triệu bao vụ 2004 - 2005 giảm 5,6% so với 14,83 triệu bao vụ 2003 – 2004


    2. Thị trường Việt Nam

    Trong những năm vừa qua, nghành cà phê Việt Nam đã từng bước hội nhập thị trường thế giới. Có thể nói chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Vụ cà phê 2004 - 2005 vừa qua cả nước đã xuất khẩu được 834081 tấn cà phê nhân, đạt kim nghạch 612,1 triệu USD sang 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một đặc điểm của thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam là phân bố rộng khắp và ngày càng có nhiều thị trường mới.




    Bên cạnh: Đức, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Nhật Bản, Australia vẫn là những khách hàng truyền thống của nghành cà phê Việt Nam từ nhiều năm nay. Chúng ta còn có nhiều khách hàng mới như Canada, Nam Phi, Ecuador, Mexico

    Có 12 quốc gia đã nhập trên 20.000 tấn cà phê Việt Nam trong vụ vừa qua và có 8 quốc gia đã nhập từ 10.000 - 20.000 tấn. Ngoài ra cũng còn các loại cà phê chế biến khác cũng đã được xuất khẩu với khối luợng ngày càng tăng.

    3. Thị trường tiêu thụ

    Thị trường tiêu thụ được nhắm đến là hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố lớn nhất cả nước. Phần lớn người dân thuôc tầng lớp công nhân viên chức, làm việc trong các công sở, nhà máy, văn phòng yêu thích sự tiện lợi và hiện đại.

    Hà Nội với số dân trên 4 triệu và thành phố Hồ Chí Minh trên 6triệu hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.



    III. MA TRẬN SWOT

    Điểm mạnh (S) Điểm yếu ( W )

    _ Trình độ công nhân, kỹ sư nhà máy cao

    _ Công nghệ máy móc hiện đại

    _ Sản phẩm chưa có nhiều trên thị trường

    _ Giá cả hợp lý

    _ Chất lượng được bảo đảm

    _ Các quy trình sản xuất được kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ

    _ Công nhân viên có ý thức kỷ luật và trách nhiệm cao

    _ Đã có kênh phân phối trên thị trường

    _ Có uy tín với khách hàng _ Nhân viên chưa quen sử dụng máy móc mới

    _ Tài chính còn hạn hẹp

    _ Khâu thu mua nguyên liệu còn nhiều hạn chế

    _Là sản phẩm mới nên còn nhiều khó khăn trong việc sản xuất

    Cơ hội ( O ) Đe dọa ( T )

    _ Việt Nam gia nhập vào WTO

    _ Thị trường cà phê đang có dấu hiệu bão hòa

    _ Lối sống của thời đại: tiện lợi và nhanh chóng

    _ Nhiều khách hàng tiềm năng

    _ Nguồn nguyên liệu ổn định

    _ Cơ sở vật chất tốt

    _ Sản phẩm cà phê đóng hộp/ lon chưa có nhiều trên thị trường

    _ Có khả năng mở rộng thị trường

    _ Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới _ Nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

    _ Người tiêu dùng chưa biết nhiều về sản phẩm







    Bảng kết hợp của Ma Trận SWOT:


    S/O S/T

    _ Đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất mới ở KCN Mỹ Phước

    _ Sản xuất sản phẩm cà phê đóng hộp, đây là dòng sản phẩm mới  nhanh chóng chiếm được thị trường _ Mở rộng kênh phân phối, quảng cáo trên các phương tiện thông tin truyền thông

    _ Các chiến dịch Maketing rộng khắp

    W/O W/T

    _ Quản lý chặt chẽ khâu thu mua nguyên vật liệu

    _ Tìm kiếm nguồn cung cấp cà phê nhân có chất lượng tốt nhất Các khóa đào tạo nhân viên sử dụng máy móc thuần thục hơn




    CHƯƠNG 2 KĨ THUẬT CỦA DỰ ÁN


    Bảng 2.1 : Sơ đồ GANTT

    Hạng mục 2009 2010 2011 2012

    11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4

    Xin giấy phép đầu tư

    sản phẩm mới

    Tìm nguồn tài trợ

    Thuê đất

    Xây nhà xưởng, tìm văn

    phòng đại diện ở Dak Lak

    Chọn nguồn cung cấp máy

    Đặt mua & nhận máy móc

    Bố trí máy móc

    Chọn nguồn cung NVL

    Đặt mua NVL

    Chạy thử - điều chỉnh

    Xin giấy phép vệ sinh an

    toàn thực phẩm

    Đưa vào hoạt động




    Bảng 2.2 : Phân tích liệt kê các phần việc của dự án

    STT Công việc Hạng mục công việc TG(tháng) Ghi chú

    1 (1) Xin giấy phép đầu tư sản phẩm mới 1 Bđ 1/11/2009

    2 (2) Tìm nguồn tài trợ 5 tt

    3 (3) Thuê đất 3 tt

    4 (4) Xây nhà xưởng, tìm văn phòng đại diện

    ở Dak Lak 8 tt

    5 (5) Chọn nguồn cung cấp máy 3 Bđ 1/4/2010

    6 (6) Đặt mua & nhận máy móc 12 tt

    7 (7) Bố trí máy móc 3 tt

    8 (8) Chọn nguồn cung NVL 4 Bđ 1/6/2011

    9 (9) Đặt mua NVL 2 Bđ 1/7/2011

    10 (10) Chạy thử - điều chỉnh 1 tt

    11 (11) Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 1 tt

    12 (12) Đưa vào hoạt động

     Kỹ thuật chế biến cà phê pha sẵn đóng hộp

    ã Với loại cà phê Robusta thích hợp với thổ nhưỡng Tây Nguyên Việt Nam: mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt. Và mới năm thứ hai, người trồng đã thu hoạch.

    ã Cà phê là là nguồn quan trọng cung cấp các chất chống oxi hóa (antioxidant) cho cơ thể

    ã Và làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người

    ã Nguồn nguyên liệu là cà phê đã chế biến thành dạng bột theo tiêu chuẩn TCVN4193-2001









    Quy trình công nghệ VN551 1679:
















    Quy trình chung:







     Sản phẩm














    CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VÀ NHÂN SỰ


    BẢNG LƯƠNG TRONG CÔNG TY: ( ĐVT:TRIỆU ĐỒNG)



    CHỨC VỤ SỐ LƯỢNG LƯƠNG/THÁNG LƯƠNG/ NĂM

    GIÁM ĐỐC 1 8 96

    PHÓ GIÁM ĐỐC 1 6 62

    TRƯỞNG BỘ PHẬN 4 3 144

    LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 20 2 480

    LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP 26 1.2 240

    LAO ĐÔNG KHÁC 5 0.8 48



    LOẠI LAO ĐỘNG THÙ LAO

    1 2 3 4-10

    GIÁM ĐỐC 96 96 96 96

    PHÓ GIÁM ĐỐC 62 62 62 62

    TRƯỞNG PHÒNG 144 144 144 144

    LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 480 480 480 480

    LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP 240 240 240 240

    LAO ĐỘNG KHÁC 48 48 48 48

    TỔNG LƯƠNG HÀNG NĂM 1047 1047 1047 1047

    BHXH 203.3 203.3 203.3 203.3

    PHẦN THÙ LAO THỰC TẾ 843.7 843.7 843.7 843.7























    CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN


    BẢNG 4.1 NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN

    ĐVT: 1000 đồng

    STT Khoản mục Tiền Ghi chú

    I Nhu cầu vốn 30,000,000.00 Đầu tư năm 0

    1 Đất đai 4,000,000.00

    2 Nhà xưởng 3,500,000.00

    3 Máy móc thiết bị 20,000,000.00

    4 Tài sản cố định khác 2,500,000.00

    II Nguồn vốn 30,000,000.00

    1 Vốn chủ sở hữu 21,000,000.00 70.00%

    2 Vốn vay 9,000,000.00 30.00%


    BẢNG 4.2 LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN

    ĐVT: 1000 đồng



    STT NGUỒN VỐN LƯỢNG TIỀN (Ci) LÃI SUẤT (ri) (%) TIỀN LÃI (Ci x ri)

    1 VỐN TỰ CÓ 21000000 8.4 1764000

    2 VỐN VAY 9000000 11.4 1026000

    3 TỔNG 30000000 9.3 2790000



    ri 9.30%




    BẢNG 4.3 BẢNG HẠCH TOÁN LỖ LÃI

    ĐVT: 1000 đồng



    STT CHỈ TIÊU NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4-10

    1 Doanh thu 26,850,000.00 34,905,000.00 45,645,000.00 53,700,000.00

    1.1 Từ sản phẩm chính 26,850,000.00 34,905,000.00 45,645,000.00 53,700,000.00

    a Sản lượng (ĐVSP) 5,370,000.00 6,981,000.00 9,129,000.00 10,740,000.00

    b Đơn giá ( ngàn đồng) 5.00 5.00 5.00 5.00

    1.2 Giá trị sản phẩm phụ 0.00 0.00 0.00 0.00

    2 Các khoản giảm trừ 1,342,500.00 1,745,250.00 2,282,250.00 2,685,000.00

    3 Doanh thu thuần 25,507,500.00 33,159,750.00 43,362,750.00 51,015,000.00

    4 Tổng giá thành (GVHB) 25,378,718.00 29,165,653.00 35,874,900.00 40,731,360.00

    5 Lợi nhuận gộp 128,782.00 3,994,097.00 7,487,850.00 10,283,640.00

    6 Chi phí quản lý 1,164,000.00 1,125,000.00 1,138,000.00 1,148,000.00

    7 Chi phí bán hàng 1,962,000.00 2,316,000.00 2,668,800.00 2,918,000.00

    8 Chi phí hoạt động tài chính 1,508,000.00 1,220,000.00 860,000.00 500,000.00

    9 Lợi nhuận trước thuế -4,505,218.00 -666,903.00 2,821,050.00 5,717,640.00

    10 Thuế TNDN 0.00 0.00 789,894.00 1,600,939.20

    11 Lợi nhuận sau thuế -4,505,218.00 -666,903.00 2,031,156.00 4,116,700.80

    12 Khấu hao tài sản cố định 3,840,000.00 3,852,000.00 3,869,000.00 3,928,000.00

    13 Thu nhập ròng -665,218.00 3,185,097.00 5,900,156.00 8,044,700.80

    Thu nhập ròng năm cuối 18,627,700.800


    Thời gian hoàn vốn có CK 8.00 9.31 = 8 năm 9 tháng 15 ngày

    NPV = 6,648,877.954 BC = 1.229




    BẢNG 4.4 ĐỊNH PHÍ, BIẾN PHÍ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

    ĐVT: 1000 đồng

    STT CHỈ TIÊU NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4-10

    1 Tổng chi phí 30,012,718.00 33,826,653.00 40,541,700.00 45,297,360.00

    1.1 Định phí 4,086,000.00 4,148,000.00 4,015,000.00 3,928,000.00

    1.2 Biến phí 25,926,718.00 29,678,653.00 36,526,700.00 41,369,360.00

    2 Doanh thu - Biến phí 923,282.00 5,226,347.00 9,118,300.00 12,330,640.00

    3 Nợ gốc dài hạn 2,250,000.00 2,250,000.00 2,250,000.00 2,250,000.00

    4 Thuế TNDN 0.00 0.00 789,894.00 1,600,939.20

    5 Khấu hao TSCĐ 3,840,000.00 3,852,000.00 3,869,000.00 3,928,000.00

    6 Đ - KH 246,000.00 296,000.00 146,000.00 0.00

    7 Đ - KH + Ng + Ttn 2,496,000.00 2,546,000.00 3,185,894.00 3,850,939.20

    8 Sản lượng (ĐVSP) 5,370,000.00 6,981,000.00 9,129,000.00 10,740,000.00


    BẢNG 4.5 ĐIỂM HOÀ VỐN

    ĐVT: 1000 đồng

    CHỈ TIÊU NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4-10

    1.Điểm hòa vốn lý thuyết

    ĐHVlt= Đ/(D-B) 4.426 0.794 0.440 0.319

    Qo = ĐHVlt*Q 23,765,025.20 5,540,617.18 4,019,711.46 3,421,292.00

    Do = ĐHVlt*D 118,825,126.02 27,703,085.92 20,098,557.30 17,106,460.01

    2. Điểm hòa vốn tiền tệ

    ĐHVtt = (Đ-KHCB)/(D-B) 0.266 0.057 0.016 0.000

    Qo = ĐHVtt*Q 1,430,787.13 395,376.73 146,171.33 0.00

    Do = ĐHVtt*D 7,153,935.63 1,976,883.66 730,856.63 0.00

    3. Điểm hòa vốn trả nợ

    ĐHVtn = (Đ-KHCB+Ng+Ttn)/(D-B) 2.703 0.487 0.349 0.312

    Qo = ĐHVtn*Q 14,517,254.75 3,400,774.19 3,189,632.53 3,354,171.97

    Do = ĐHVtn*D 72,586,273.75 17,003,870.96 15,948,162.67 16,770,859.83





    BẢNG 4.6 THỜI GIAN HOÀ VỐN KHÔNG CHIẾT KHẤU

    ĐVT: 1000 đồng

    STT Vốn đầu tư TNR Lũy kế Chênh lệch

    (Co) (LR+De) TNR (TC-LKTNR)

    (1) (2) (5) (6) (7)

    0 21,000,000.00

    1 9,000,000.00 -665,218.000 -665,218.000 30,665,218.000

    2 3,185,097.000 2,519,879.000 27,480,121.000

    3 5,900,156.000 8,420,035.000 21,579,965.000

    4 8,044,700.800 16,464,735.800 13,535,264.200

    5 8,044,700.800 24,509,436.600 5,490,563.400

    6 8,044,700.800 32,554,137.400 -2,554,137.400

    7 8,044,700.800 40,598,838.200 -10,598,838.200

    8 8,044,700.800 48,643,539.000 -18,643,539.000

    9 8,044,700.800 56,688,239.800 -26,688,239.800

    10 18,627,700.800 75,315,940.600 -45,315,940.600

    Tổng 30,000,000.00 75,315,940.600



    Thời gian hoàn vốn không CK 5.00 8.19 =5 năm 8 tháng 6 ngày









    BẢNG 4.7 THỜI GIAN HOÀN VỐN CÓ CHIẾT KHẤU, NPV VÀ BC

    ĐVT: 1000 đồng


    STT Vốn đầu tư PC TNR PV Lũy kế Chênh lệch

    (Co) 1/(1+r)i (LR+De) PV T(FC+PC)-LKPV

    (1) (2) (3) (4) (5) (8) (9) (10)

    0 21,000,000.00 1.000 21,000,000.000

    1 9,000,000.00 0.893 8,035,714.286 -665,218.000 -593944.643 -593944.643 29,629,658.929

    2 0.797 3,185,097.000 2539139.828 1945195.185 27,090,519.101

    3 0.712 5,900,156.000 4199614.500 6144809.685 22,890,904.601

    4 0.636 8,044,700.800 5112552.794 11257362.479 17,778,351.807

    5 0.567 8,044,700.800 4564779.280 15822141.759 13,213,572.527

    6 0.507 8,044,700.800 4075695.786 19897837.545 9,137,876.741

    7 0.452 8,044,700.800 3639014.095 23536851.639 5,498,862.647

    8 0.404 8,044,700.800 3249119.727 26785971.366 2,249,742.919

    9 0.361 8,044,700.800 2900999.756 29686971.123 -651,256.837

    10 0.322 18,627,700.800 5997621.117 35684592.240 -6,648,877.954

    Tổng 30,000,000.00 29,035,714.286 75,315,940.600 35684592.240



    Thời gian hoàn vốn có CK = 8.00 9.31 = 8 năm 9 tháng 10 ngày

    NPV = 6,648,877.954 BC = 1.229





    BẢNG 4.8 TỶ SUẤT DOANH LỢI NỘI BỘ (IRR)

    ĐVT: 1000 đồng

    STT Vốn đầu tư PC1o PC2o TNR PV1 PV2

    (Co) 1/(1+r1)i (Ứng với r1) 1/(1+r2)i (Ứng với r2) (LR+De)

    (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

    0 21000000.000 1.000 21,000,000.000 1.000 21,000,000.000

    1 9000000.000 0.877 7,894,736.842 0.855 7,692,307.692 -665,218.000 -583524.561 -568562.393

    2 0.769 0.731 3,185,097.000 2450828.717 2326756.520

    3 0.675 0.624 5,900,156.000 3982437.241 3683883.685

    4 0.592 0.534 8,044,700.800 4763108.681 4293054.970

    5 0.519 0.456 8,044,700.800 4178165.510 3669277.752

    6 0.456 0.390 8,044,700.800 3665057.465 3136134.831

    7 0.400 0.333 8,044,700.800 3214962.688 2680457.120

    8 0.351 0.285 8,044,700.800 2820142.709 2290988.992

    9 0.308 0.243 8,044,700.800 2473809.394 1958110.249

    10 0.270 0.208 18,627,700.800 5024706.976 3875258.131

    Tổng 30000000.000 28,894,736.842 28,692,307.692 75,315,940.600 31,989,694.819 27,345,359.857



    NPV1 = 3,094,957.977 r1 (%) = 14

    NPV2 = -1,346,947.835 r2 (%) = 17

    IRR (%) = 16.090




    BẢNG 4.9 CÁC CHỈ TIÊU TỔNG QUÁT ĐVT: 1000 đồng

    STT CHỈ TIÊU NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4-10

    1 Doanh thu 26,850,000.00 34,905,000.00 45,645,000.00 53,700,000.00

    2 Tổng chi phí 30,012,718.00 33,826,653.00 40,541,700.00 45,297,360.00

    a Định phí 4,086,000.00 4,148,000.00 4,015,000.00 3,928,000.00

    b Biến phí 25,926,718.00 29,678,653.00 36,526,700.00 41,369,360.00

    3 Sản lượng (ĐVSP) 5,370,000.00 6,981,000.00 9,129,000.00 10,740,000.00

    4 Thuế TNDN 0.00 0.00 789,894.00 1,600,939.20

    5 Nợ gốc dài hạn 2,250,000.00 2,250,000.00 2,250,000.00 2,250,000.00

    6 Lợi nhuận sau thuế -4,505,218.00 -666,903.00 2,031,156.00 4,116,700.80

    7 Khấu hao tài sản cố định 3,840,000.00 3,852,000.00 3,869,000.00 3,928,000.00

    8 Thu nhập ròng -665,218.00 3,185,097.00 5,900,156.00 8,044,700.80

    9 Điểm hoàn vốn

    ĐHVlt= Đ/(D-B) 4.43 0.79 0.44 0.32

    ĐHVtt = (Đ-KHCB)/(D-B) 0.27 0.06 0.02 0.00

    ĐHVtn = (Đ-KHCB+Ng+Ttn)/(D-B) 2.70 0.49 0.35 0.31

    10 Thời gian hoàn vốn

    a Không chiết khấu =5 năm 8 tháng 6 ngày

    b Có chiết khấu = 8 năm 9 tháng 9 ngày

    11 Hiện giá thuần (NPV) 6,648,877.954

    12 Tỷ suất lợi ích chi phí (BC) 1.229

    13 NPV1 3,094,957.977

    14 NPV2 -1,346,947.835

    15 Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) 16.09



    BẢNG 4.10 BẢNG TỔNG HỢP ĐỘ NHẠY CẢM ĐVT: 1000 đồng


    DIỄN GIẢI TGHV CO CK NPV BC IRR

    I. TÌNH HUỐNG BAN ĐẦU

    II. NHỮNG THAY ĐỔI

    1. Giá bán sp giảm

    1.1 Giá bán giảm 3% 9 năm 10 tháng 1 ngày 926439.44 1.03 12.65

    1.2 Giá bán giảm 5% > 10 năm -2888519.57 0.90 10.30

    1.3 Giá bán giảm 10% > 10 năm -12425917.10 0.57 4.12

    2. Giá NVLTT tăng

    2.1 Giá NVLTT tăng 5% 9 năm 4 ngày 5898692.42 1.20 15.65

    2.2 Giá NVLTT tăng 10% 9 năm 1 tháng 16 ngày 5148506.88 1.18 15.20

    2.3 Giá NVLTT tăng 15% 9 năm 3 tháng 4398321.35 1.15 14.73

    3. Giá bán sp giảm và NVLTT tăng

    3.1 Giá bán sp giảm 3% và NVLTT tăng 5% 6 năm 11 tháng 19 ngày 176253.90 1.01 12.18

    3.2 Giá bán sp giảm 5% và NVLTT tăng 10% >10 năm -573931.63 0.98 11.73







    PHẦN 3 : KẾT LUẬN


    Trong những năm gần đây, ngoài những sản phẩm cafe rang xay và cafe hòa tan thông thường, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu làm quen với sản phẩm cafe đóng lon có thể uống ngay mà không cần pha chế. Loại sản phẩm này thu hút được nhiều người vì tính tiện dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại luôn bận rộn. Tuy nhiên, cho đến nay các sản phẩm cafe uống liền đóng lon tại thị trường Việt Nam hầu hết là những sản phẩm nhập khẩu . Do vậy sản phẩm cà phê đóng hộp là 1thị trường đầy tiềm năng.

    Và qua các kết quả nghiên cứu trên thì đây là 1 dự án kinh doanh có tính khả thi về mặt tài chính với các chỉ số đều thỏa các điều kiện.

    NPV= 6,648,877.954 > 0

    IRR= 16.09 % > r = 9.3%

    BC=1.229 > 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...