Tiểu Luận ĐTM - Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện ở TP.HCM

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG

    Ở Việt Nam, tình trạng vệ sinh môi trường hiện nay đang bị sa sút nghiêm trọng. Bên cạnh tình trạng rác thải tại các bệnh viện không được xử lý đúng quy định (nơi thì không đăng ký với môi trường để thu gom, xử lý; nơi thì tùy tiện bán cho vựa ve chai để tái chế đồ gia dụng), việc xử lý nước thải y tế cũng hầu như không được các bệnh viện quan tâm. Việc xử lý nước thải kém hiệu quả do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đã gây sự trở ngại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
    TP Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế , ứng dụng khoa học đi đầu trong nước,với mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai dẫn đến các bệnh viện được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe của người dân thành phố mà còn cho 20 tỉnh, thành phía Nam, chính vì thế, lượng bệnh nhân được tiếp nhận mỗi ngày tại các bệnh viện này không hề nhỏ và hiển nhiên lượng nước thải cũng được tăng một cách đáng kể Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Vì vậy vấn đề về nước thải bệnh viện và là mối đe dọa đối với cộng đồng và môi trường sống của chúng ta.
    Trước đây, chúng ta đã từng nghe cảnh báo về tình trạng nước thải ở các bệnh viện mang nhiều mầm bệnh nhưng không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Cùng với cảnh báo ấy, lãnh đạo Sở Y tế cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị khắc phục tình trạng này, thế nhưng Hầu hết các BV, cơ sở y tế không trang bị hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn
    Nước thải y tế được xem là chất thải nguy hại, ẩn chứa vô số loại virus, vi khuẩn và nhiều mầm bệnh khác, nếu xả trực tiếp ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và tăng cao khả năng lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho những người dân và môi trường sống quanh đó.
    Từ trước đến nay tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, một nghịch lý vẫn tồn tại là quy mô giường bệnh không ngừng tăng lên, bệnh viện đầu tư trang thiết bị, mở rộng phòng ốc nhưng hệ thống xử lý nước thải y tế vẫn y như cũ, thậm chí có nơi còn không có hệ thống này.





    Phần 1

    XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
    Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề môi trường hiện tại thì chắc chắn rằng trong tương lai không xa loài người sẽ bị diệt vong, sự sống không tồn tại Nên câu hỏi đặt ra là: “chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?”, đòi hỏi chúng ta hãy quan tâm đến môi trường ngay bây giờ nhằm giảm thiểu các tác động gây ảnh hưởng.
    1. Tên Đề Tài Nghiên Cứu
    “Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Bệnh Viện Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.”
    2. Cơ Quan Quản Lý
    Khoa Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường – Đại học Dân Lập Văn Lang.
    Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.
    3. Cơ Quan Phối Hợp.
    Không có cơ quan cùng phối hợp thực hiện.
    4. Tình Hình Nghiên Cứu
    Trong nước
    Hiện TP. Hồ Chí Minh có 107 bệnh viện đang đóng trên địa bàn. Trong đó có 21 bệnh viện trực thuộc Trung ương, 29 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP, 34 bệnh viện ngoài công lập và 23 bệnh viện thuộc tuyến quận, huyện. Thế nhưng theo số liệu của Sở Y tế thành phố, vẫn còn hơn 40% các trung tâm y tế vẫn chưa đạt chuẩn về xử lý nước thải. Đặc biệt, trong tổng số 21 bệnh viện trực thuộc Trung ương vẫn còn có các cơ sở lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh y tế công cộng . hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa đạt chuẩn khi thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn đang là thực tế báo động .

    Không chỉ những trung tâm y tế lớn chưa đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải mà những tuyến dưới, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vẫn bị bỏ ngỏ, như bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Bưu Điện II, bệnh viện Bưu Điện II, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc Bộ LĐTB&XH và bệnh viện Giao thông vận tải 8. Ở tuyến phường, xã vẫn còn có 322 trạm y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn môi trường. Riêng các cơ sở y tế tư nhân, ngoài một số bệnh viện có đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế theo tiêu chuẩn, hầu hết 7.200 phòng khám chỉ xử lý nước thải đơn giản qua bể tự hoại, khử trùng và thải ra cống rãnh.

    Hầu hết hệ thống xử lý nước thải y tế của các bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện trực thuộc Trung ương đều xây dựng theo kiểu truyền thống, sử dụng công nghệ sinh học thông thường nên đã lạc hậu và không đáp ứng được tình hình thực tế. Chính vì vậy, nước thải y tế chưa qua xử lý vẫn được chảy thẳng ra môi trường. Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, trong năm 2011 sẽ tập trung cho việc chống ô nhiễm môi trường, trong đó vấn đề chất thải y tế được quan tâm hàng đầu. Cụ thể đến năm 2012, ngành y tế phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải ở tất cả các cơ sở y tế. Thành phố sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho tuyến phường, xã với công suất 2 m[SUP]3[/SUP]/ngày, tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng/322 dự án
    Ngoài nước.
    Phần lớn các bệnh viện của nước ngoài đều có hệ thống xử lý đạt yêu cầu trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, nước ngoài có một hệ thống quản lý vệ sinh môi trường rất nghiêm ngặc, hơn thế thế nữa ý thức của người dân về môi trường rất cao. Chính vì vậy môi trường của họ được bảo vệ rất tốt. Bệnh viện Shevom Shaban ở Mỹ.
    Tuy nhiên có một số nước tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là mối lo ngại như Nhật Bản. Người ta đã chứng minh được rằng nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp giống như hen suyễn ở thành phố Yokkaichi, thuộc tỉnh Mie, là khói thoát ra từ khu công nghiệp dầu khí ở địa phương. Cả bệnh minamata ở tỉnh Kumamoto do nhiễm độc thủy ngân, và bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama do nhiễm độc catmi đều do nước thải từ các nhà máy gần đó.
    5. Mục Tiêu Của Đề Tài.
    Mục Tiêu Lâu Dài.
    - Đưa ra lời cảnh báo về tình trạng nước thải BV hiện nay tại TP.HCM.
    - Đề ra phương pháp xử lý cho các BV.
    - Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do nước thải BV gây ra.
    Mục Tiêu Cụ Thể.
    - Điều tra số liệu về tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
    - Dự báo các tác động tìm tàng của ô nhiễm do nước thải của BV gây ra nếu không có biện pháp giám sát kịp thời.
    - Đề suất các biện pháp giảm thiểu và hạn chế các chất ô nhiễm do nước thải BV.
    6. Các Nội Dung Nghiên Cứu
    6.1 Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu và thành phần về môi trường
    Môi trường tự nhiên của khu vực TPHCM
    + Vị trí địa lý (địa hình, địa chất, )
    + Điều kiện tự nhiên (khí hậu,nhệt độ, độ ẩm, lượng mưa), năm 2011.
    Môi trường xã hội khu vực TPHCM, năm 2011.
    + Đặc điểm dân số, lao động, tình hình nhập cư
    + Sự phát triển của các bệnh viện
    + Hiện trạng các bệnh viện thành phố
    + Tình hình các bệnh viện (số lượng, chất lượng, )
    6.2 Khảo sát, thu mẫu, phân tích về môi trường nước trong khu vực TPHCM
    Khảo sát, phân tích, đánh giá sơ bộ mức ô nhiễm môi trường nước ở những tuyến cống có nước thải BV đi qua.
    Tiêu chuẩn nước thải BV sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu chuẩn loại II nước thải BV quy định chỉ số độ pH = 6 - 9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sun-phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và ni-tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD[SUB]5[/SUB] nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000.
    Tiến hành thu mẫu nước
    Sau khi khảo sát nước thải của BV Chấn thương chỉnh hình, Chợ rẫy, Ung bướu, Nguyễn Tri Phương. Ta tiến hành lấy mẫu tại nguồn thải của BV ra hệ thống cống thoát nước chung của thành phố HCM.
    Phân tích mẫu để đánh giá mức độ ô nhiễm
    Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sun-phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và ni-tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD5 nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000.
    6.3 Điều tra hiện trạng nước thải tại một số bệnh viện trong thành phố
    Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, gần 50% bệnh viện trên địa bàn có hệ thống xử lý nước thải (xử lý nước thải) không đạt chuẩn môi trường, trong đó có nhiều cơ sở trực thuộc trung ương rất lớn như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, Viện Pasteur TP HCM, .
    4 bệnh viện thuộc trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải và 322 trạm y tế phường xã chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
    Đáng lưu ý là hiện còn 4 bệnh viện thuộc Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải, đó là: bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Bưu Điện II, bệnh viện Bưu Điện II, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc Bộ LĐTB-XH, bệnh viện Giao thông vận tải 8.

    6.4 Tác động của ô nhiễm do nước thải bệnh viện đến con người và môi trường khu vực thành phố HCM
    Đánh giá tác động nước thải BV đến nguồn nước.
    Đánh giá tác động của nước thải BV đến môi trướng đất
    Đánh giá tác động của nước thải BV đến sức khỏe của người dân
    Đánh giá và dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm đến những vùng lân cận
    6.5 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
    Đề xuất các giải pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước
    Đề xuất các biện pháp về quy hoạch mạng lưới thoát nước
    Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
    Đề xuất các biện pháp kiểm soát hoạt động và XLNT ở các BV
    7. Phương Pháp Nghiên Cứu
    - Thu thập, lựa chọn thông tin cần thiết, sắp xếp theo một dàn bài.Kết hợp đi khảo sát thực tế và tìm thông tin trên mạng.
    - Sử dụng phương pháp liệt kê để đánh giá tác động.
    - Phân tích, tổng hợp số liệu.
    - Tập hợp các số liệu đã có, so sánh xác định độ tin cậy của số liệu.
    - Khảo sát và phân tích các thành phần nước thải theo các tiêu chuẩn xả thải của Bộ Tài nguyên – Môi trường.
    - Đánh giá tổng hợp.
    8. Dự Đoán Kinh Phí.
    [TABLE="width: 638"]
    [TR]
    [TD]STT [/TD]
    [TD]Nội dung nghiên cứu [/TD]
    [TD]Thành viên thực hiện [/TD]
    [TD]Kinh phí [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1 [/TD]
    [TD]Thu thập số liệu về:
    Tình hình xả thải cùa các bệnh viện

    Tìm hiểu nguyên nhân

    Thu thập tài liệu từ internet
    (Thực hiện trong 1 tuần)
    Đi khảo sát thực tế
    + Phí gửi xe
    + Tiền xăng
    + Chi phí ăn uống
    + Phí văn phòng phẩm [/TD]
    [TD]4 thành viên
    4 thành viên [/TD]
    [TD]350.000[SUP]đ[/SUP]
    50.000[SUP]đ[/SUP]
    500.000[SUP]đ[/SUP]
    350.000[SUP]đ[/SUP]
    150.000[SUP]đ[/SUP] [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2 [/TD]
    [TD]Kiễm tra chỉ tiêu nước thải của bệnh viện [/TD]
    [TD]4 thành viên [/TD]
    [TD]2.000.000[SUP]đ[/SUP] [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3 [/TD]
    [TD]Nghiên cứu những ảnh hưởng của nước thải làm ô nhiễm môi trường xung quanh (Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí)
    (Thực hiện trong vòng 1 tháng) [/TD]
    [TD]4 thành viên [/TD]
    [TD] 2.000.000[SUP]đ[/SUP] [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4 [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tổng chi phí [/TD]
    [TD]5.400.000[SUP]đ[/SUP] [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    9. Tiến độ thực hiện
    - Thời gian thực hiện 2 tuần
    - Ngày bắt đầu 29/04/2011 ( Đăng kí danh sách và đề tài)
    - Ngày 5/5/2011 nộp mở đầu và Phần I ( sau 1 tuần)
    - Ngày nộp bài 12/5/2011 nộp đầy đủ mở đầu, phần I, phần II ( sau 2 tuần kể từ ngày bắt đầu) + file powerpoint ( trình bày)




    Phần 2

    SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG
    NGHIÊN CỨU CHÍNH

    2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TPHCM
    2.1.1 Giới thiệu chung
    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km²,dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người.Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
    Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
    2.1.2 Điều kiện tự nhiên:
    a.Vị trí, địa hình

    Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

    b.Địa chất, thủy văn

    -Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố
    -Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km²

    Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố và bán đảo Thủ Thiêm
    c.Khí hậu, thời tiết

    -Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
    -Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s
    2.1.3 Kinh tế xã hội
    a.Kinh tế
    -Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài
    -Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính . Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
    -Theo thống kê,hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND
    -Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng
    b.Xã hội
    -Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm.Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km²
    -Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường . gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn . hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần . đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
    -Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất.Theo thống kế,thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục.
    2.2 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐANG THÁCH THỨC
    Theo dự kiến đến cuối năm 2010, hệ thống xử lý nước thải y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải đạt từ 90 - 100%; tuy nhiên đến nay, nhiều bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải chưa đạt chuẩn.


    Phần lớn các bệnh viện ở TP.HCM chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
    Theo Sở Y tế, tình trạng nhiều bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng không đạt chuẩn là do bệnh viện nào cũng quá tải công suất khám chữa bệnh. Nhiều bệnh viện trước đây chỉ tiếp nhận vài trăm lượt bệnh nhân/ngày, thì nay tăng lên từ 2.000 - 3.000 bệnh nhân, kéo theo lượng nước thải đã vượt xa công suất thiết kế của hệ thống. Nhiều bệnh viện đầu tư hệ thống xử lý nước thải chỉ có công suất 250m[SUP]3[/SUP]/ngày, nhưng lượng nước thải ra mỗi ngày trên 350m[SUP]3[/SUP].
    Và theo BS.Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đa số hệ thống xử lý nước thải y tế của các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện thuộc trung ương chủ yếu xây dựng theo kiểu truyền thống sử dụng công nghệ sinh học thông thường và hiện đã xuống cấp. Ngoài ra, theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, 322 trạm y tế phường xã cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, vẫn còn tình trạng nước thải chưa được xử lý tuồn thẳng ra môi trường.
    Thêm vào đó, mỗi ngày các bệnh viện ở TP HCM thải từ 17.000 - 20.000 m[SUP]3[/SUP] nước thải ra ngoài, phần lớn trong số này không được xử lý, đi trực tiếp đi từ bệnh viện ra hệ thống cống chung của thành phố.
    Hiện chỉ có 9/21 bệnh viện thuộc trung ương có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường, số còn lại đang xây dựng hoặc chỉ trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Nhiều bệnh viện công lập do thành phố quản lý cũng đang trong giai đoạn nâng cấp hoặc lập kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
    Tại TP HCM, nhiều bệnh viện lớn mỗi ngày phẫu thuật hơn 100 bệnh nhân, nhưng lại không đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải. Chất thải từ các ca phẫu thuật đó cộng với bao nhiêu rác thải từ xét nghiệm, dịch tiết, máu mủ, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh . cứ thế xả trực tiếp ra môi trường.
    Vậy tại sao các bệnh viện không đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải?

    Theo lãnh đạo các cơ sở y tế, nguyên nhân các cơ sở không đầu tư hệ thống xử lý nước thải là do khó khăn về kinh phí và quỹ đất. Ông Đặng Thế Hệ, Trung tâm y tế dự phòng Q.8, cho hay: “13/16 trạm y tế tại Q.8 chưa có hệ thống xử lý nước thải, hầu hết các trạm gặp khó khăn trong việc tìm quỹ đất để xây dựng”.
    Ông Đặng Dương Bình, Trưởng phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất) cho biết: "Vấn đề đặt ra là kinh phí xây dựng trạm xử lý nước thải. Chi phí trung bình đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải ở bệnh viện nhỏ là 1-2 tỷ đồng, còn cho một bệnh viện lớn là 5-7 tỷ đồng. Một vấn đề nữa là chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải".
    Trước yêu cầu trên bệnh viện quận Thủ Đức lo lắng không hoàn thành chỉ tiêu vì thiếu vốn. Trong khi đó, cái khó của quận 8 là “trung tâm y tế dự phòng đang nằm trong khu đền bù giải toả nên không dám xây, và nếu xây cũng không đủ đất”. Bệnh viện quận Phú Nhuận từ trước đến nay chưa có hệ thống xử lý nước thải và đang xả thải trực tiếp ra môi trường. Bệnh viện đang có kế hoạch di dời nhưng cũng chưa tìm được đất để di dời, nên vấn đề xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn.
    Nhưng trên thực tế, các bệnh viện không quan tâm đúng mức về vấn đề xử lý nước thải, cũng như không quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi chất thải do mình gây ra. Nói như vậy là bởi, các bệnh viện luôn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh, trong khi đó lại "quên" xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tình trạng này đã được phía tài nguyên, môi trường cảnh báo, nhắc nhở từ lâu nhưng vẫn không có chuyển biến. TP HCM đã quá ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải trên mặt đất, giờ còn ô nhiễm nặng bởi nước thải dưới lòng đất, sức khỏe con người đang bị đe dọa nghiêm trọng
    2.3 QUY MÔ, PHẠM VI CỦA VẤN ĐỀ, VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
    2.3.1 Quy mô của vấn đề nước thải bệnh viện
    TP Hồ Chí Minh hiện có 107 bệnh viện, không chỉ đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người dân thành phố mà còn cho 20 tỉnh, thành phía Nam, chính vì thế, lượng bệnh nhân được tiếp nhận mỗi ngày tại các bệnh viện này không hề nhỏ. Mặc dù thành phố đã yêu cầu các bệnh viện phải có hệ thống xử lý nước thải y tế trước khi thải ra môi trường, nhưng nhiều bệnh viện đến nay vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống này, hoặc có xây dựng nhưng chưa đạt chuẩn. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày các bệnh viện đã thải ra môi trường khoảng 17.000 – 20.000 m3 nước thải, phần lớn trong số này chưa qua xử lý. Thành phố hiện có gần 70 bệnh viện công lập, trong đó có 20 bệnh viện đạt chuẩn về xử lý nước thải nhưng chuẩn như thế nào thì chưa được biết. Các bệnh viện còn lại, có bệnh viện hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng 10 – 15 năm, đã cũ, quá tải, xuống cấp và không đáp ứng nhu cầu. Đây là một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm và bức xúc.
    2.3.2 Phạm vi của vấn đề
    Xử lý nước thải bệnh viện hiện là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, nên ngành y tế TP.HCM cần phải quyết tâm giải quyết dứt điểm trong năm 2011, trong đó mục tiêu đặt ra là phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải để báo cáo với UBND thành phố.Được biết, từ trước đến nay, nhiều chất thải lỏng y tế tại các bệnh viện của TP.HCM chưa được xử lý đã xả thẳng ra môi trường. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân viên ngành y tế, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người dân.
    Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sun-phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và ni-tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD5 nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000.
    Nhưng trên thực tế các bệnh viện, phòng khám đa khoa hiện nay vẫn chưa có mô hình chuẩn để xây dựng hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn. Nước thải nhiễm khuẩn có nguy cơ truyền bệnh cao là vậy nhưng chỉ có 1/3 số bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải.
    Mặc dù, việc nâng cấp, xây mới hệ thống xử lý nước thải ở bệnh viện hiện nay đều được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của thành phố, nhưng các bệnh viện đều kêu khó ,theo lãnh đạo các cơ sở y tế, nguyên nhân các cơ sở không đầu tư hệ thống xử lý nước thải là do khó khăn về kinh phí và quỹ đất.Nhưng vấn đề quan trọng nhất là vấn đề sức khỏe.môi trường sống mà người dân ở nơi đây đang phải hứng chịu
    2.3.3 Ảnh hưởng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng
    Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Trong nước thải bệnh viện có 20% chất thải nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường.
    Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng,các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và vi sinh với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm . Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước,. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại . Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh,
    Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng (các công nhân nạo vét cống thoát nước là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm độc các chất thải này nhất). Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ . làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1.000 tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.

    Từ lỗ nhỏ này nước thải của Bệnh viện bị tuồn ra “thiên nhiên

    Nước thải bệnh viện ra môi trường
    Hiện các hệ thống xử lý nước thải của một số bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp lắng lọc qua 3 tầng nên chỉ lọc được vi trùng thương hàn, tả mà không xử lý được vi khuẩn yếm khí. Mặc dù nhiều bệnh viện cũng xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn nhưng cũng chỉ xử lý được về mặt vi sinh, còn chỉ tiêu về ammoniac lại gấp đôi so với quy định. Nếu chất này được thải nhiều ra môi trường sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa, thúc đẩy rong, tảo phát triển khiến một số loại thủy sản chết.Ngoài ra bèo,tảo,rau muống trên các ao tù này có thể được đem về làm thức ăn cho gà,nó đã tạo ra một dây truyền lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe của chính chúng ta.
    Có thể thấy rõ, chất thải bệnh viện đã ảnh hưởng đến mức báo động tới môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của nhân viên y tế và cộng đồng. Nếu không được giải quyết sớm, chất thải bệnh viện sẽ chính là nguồn gây bệnh lớn, đe doạ sự an toàn của cả cộng đồng dân cư.
    2.4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN.
    2.4.1 Giải pháp đã thực hiện
    Trong điều kiện mới có khoảng 1/3 trong tổng số 139 bệnh viện trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, Thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho ngành y tế 60 tỷ đồng/năm để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện.

    Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho phép các bệnh viện được thực hiện chủ trương xã hội hoá và áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

    Theo đó, những bệnh viện nào có đủ chuyên môn để lập dự án đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì Sở Tài nguyên-Môi trường phê duyệt phương án kỹ thuật, sau đó chuyển cho Sở Y tế để được cấp vốn đầu tư.

    Đối với những bệnh viện không có đủ chuyên môn để lập phương án xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì giao cho doanh nghiệp, công ty nào có đủ năng lực trực tiếp đầu tư. Phần còn lại, các bệnh viện sẽ trả chi phí xử lý cho đơn vị đầu tư.

    Thực hiện chủ trương này, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Hùng Vương đã khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo hình thức xã hội hoá do Công ty Việt Nhật bỏ vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng và sử dụng công nghệ phân tử, tia hồng ngoại có bước sóng dài để phá huỷ các chất ô nhiễm thay vì sử dụng hoá chất để xử lý nước thải.

    Tương tự, Bệnh viện Từ Dũ, Nhân dân Gia Định cũng đã và đang thực hiện chủ trương xã hội hoá hệ thống xử lý nước thải; nhiều bệnh viện khác đang đẩy nhanh các thủ tục để có thể khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải vào những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010.

    2.4.2 Giải pháp và dự định sẽ thực hiện ( nghiên cứu)

    - Cần có các quy định về xử lý vi phạm hành chính rõ ràng từ cấp Trung ương và Thành phố liên quan đến xả thải nước thải bệnh viện chưa xử lý hoặc xử lý chưa đúng chuẩn ra môi trường. Và mức phạt phải nghiêm khắc, triệt để để các cơ sở không dám tái phạm cũng như không dám xả thải không đúng quy định ra môi trường.
    Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho các đơn vị trong ngành y tế trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2011 phải có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, nếu đơn vị nào xả thải ra môi trường không đạt thì phải đóng cửa.
    - Do vấn đề thanh tra, kiểm soát vấn đề xả thải còn ít được quan tâm và thiếu nhân lực nên cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, cũng như lực lượng để xử lý các vi phạm của các cơ quan quản lý từ thành phố đến quận huyện, phường xã .
    - Đầu tư vốn và trang thiết bị để các bệnh viện có điều kiện kinh phí xây dựng và sửa chữa hệ thống xử lý đúng tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp về đất đai phù hợp cũng như hỗ trợ về việc di dời để các cơ sở y tế bệnh viện có điều kiện, đất đai để xây dựng hệ thống xử lý.
    - Nghiên cứu các cách xử lý nước thải bệnh viện phù hợp với tình hình kinh tế, đất đai và điều kiện địa phương.
    Thành phố đang nghiên cứu lắp mới hệ thống xử lý với công nghệ nước ngoài kết hợp với Việt Nam, nhằm xử lý nước thải cho hơn 322 trạm y tế phường, xã đóng trên địa bàn thành phố, với tổng đầu tư giá dự kiến là 100 tỷ đồng, mỗi trạm y tế có hệ thống xử lý nước thải với công suất 2 m[SUP]3[/SUP]/ngày đêm, tuổi thọ thiết bị trên 30 năm. Riêng 24 trung tâm y tế dự phòng và các bệnh viện quận, huyện sẽ được kiểm tra và lên kế hoạch đầu tư dứt điểm. Hiện mới có 3 bệnh viện đã và đang được đầu tư xây dựng theo mô hình xã hội hóa xử lý nước thải, dự tính đến hết quý 2 năm nay sẽ đưa vào vận hành. Còn lại 6 bệnh viện công của thành phố sẽ được đầu tư bằng ngân sách để hoàn chỉnh trong năm nay.
    2.5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    2.5.1 Kết luận
    Nước thải y tế được xem là chất thải nguy hại, ẩn chứa vô số loại virus, vi khuẩn và nhiều mầm bệnh khác. Đặc biệt là các loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng gây bệnh . ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và tăng cao khả năng lây lan dịch bệnh nguy hiểm
    Đã đến lúc Sở Y tế và các ban ngành liên quan cần có giải pháp xử lý mạnh tay hơn, thậm chí đóng cửa các BV cố tình không thực hiện. Có như vậy mới chấm dứt tình trạng như hiện nay.
    2.5.2 Kiến nghị
    - Bộ Y tế phải có những biện pháp tức thời để hạn chế tình trạng ô nhiễm do nước thải bệnh viện gây ra.
    - Khuyến khích các cơ sở Y tế đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
    - Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch về việc xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho việc XLNT của đơn vị.
    - Kiểm soát chặt chẽ những bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng để có những biện pháp xử lí thích đáng
    - Có chính sách buộc các bệnh viện phải có hệ thống xử lí nước thải sơ bộ trước khi thải ra nguồn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    http://www.ykhoanet.com/thoisu/thoisu/chatthaibenhvien/nuochaibenhvien.htm
    http://luocbao.com/news/Su-kien-xa-hoi/Kinh-hai-duong-di-cua-nuoc-chua-vi-trung-benh-vien.html
    http://www.meo.vn/nuoc-thai-benh-vien-dang-dau-doc-nguoi-dan.html
    http://*******media.vn/vn/pages/448/217700/giai-quyet-dut-diem-chuyen-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien.html
    http://www.sgtt.com.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/143424/Xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-dut-diem-duoc-khong.html
    http://www.cimsi.org.vn/Default.aspx?action=News&newsId=16986
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...