Báo Cáo ĐTM Nhà máy Sản xuất dăm gỗ rừng trồng và hàng mộc mỹ nghệ xuất khẩu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. XUẤT XỨ DỰ ÁNNhững năm qua, chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm cải thiện môi trường sinh thái ở các vùng đồi và ven biển của các tỉnh miền Trung đã đạt được kết quả đáng kể với nhiều diện tích và chủng loại cây trồng dưới dạng tập trung và phân tán. Loại cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn sử dụng trong công nghiệp chế biến, làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giấy. Đến nay, diện tích trồng rừng ngày càng tăng, giống cây trồng được chọn lọc tốt cho sản lượng gỗ nhiều và chất lượng cao, trữ lượng gỗ khai thác hàng năm ngày càng lớn hơn. Thời gian gần đây, một khối lượng lớn gỗ cây phục vụ làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giấy trong tỉnh Quảng Nam bán ra ngoài tỉnh do chưa có nơi tiêu thụ, vì thế hiệu quả trồng rừng chưa cao.
    Nắm bắt thời cơ đó, Công ty TNHH SX TM DV Đại Hiệp đầu tư xây dựng Nhà máy “Sản xuất dăm gỗ rừng trồng và hàng mộc mỹ nghệ xuất khẩu” tại Cụm CN Hòa An – Đại Lộc – Quảng Nam làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất giấy tại tỉnh Quảng Nam. Với những ý nghĩa về kinh tế nêu trên, dự án cần được các cấp, các ngành quan tâm xem xét để khi đi vào hoạt động dự án sẽ góp phần giải quyết những mục tiêu lớn về kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
    Đây là dự án đầu tư mới hoàn toàn, do Chủ dự án tự phê duyệt dự án.
    Thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì dự án sẽ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình lên cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
    2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    - Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;
    - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
    - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
    - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
    - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
    - Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
    - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
    - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
    - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
    - Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
    2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam áp dụng* Các tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng:
    - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
    - QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
    - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
    - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
    - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
    - QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
    - QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
    - QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
    - QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
    2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập
    - Dự án đầu tư đã được phê duyệt.
    - Các bản vẽ liên quan đến nhà máy.
    3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM - Phương pháp thống kê: sử dụng nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến hành điều tra, khảo sát địa điểm khu vực dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án, đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án.
    - Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và tài ng uyên sinh vật tại khu vực dự án.
    - Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993, nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
    - Phương pháp liệt kê: liệt kê các tác động phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
    - Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
    - Phương pháp mô hình: Sử dụng để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền của tiếng ồn và các chất ô nhiễm (bụi, SO[SUB]2[/SUB], NO[SUB]x[/SUB], CO, VOC ) trong môi trường không khí.
    - Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình điều tra các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQ xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...