Luận Văn ĐTM dự án “Đầu tư, nâng cấp mở rộng khách sạn công đoàn Giao thông vận tải”

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Xuất xứ của dự án

    Khách sạn công đoàn Giao thông vận tải (GTVT), với diện tích 7.500 m2 thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được xây dựng và hoạt động từ những năm 50 của thế kỷ XX.

    Đầu năm 2006, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được giao nhiệm vụ quản lý khai thác và vận hành khách sạn công đoàn GTVT. Sau đó khách sạn đã được Tổng Công ty đã chỉ định Công ty TNHH đầu tư và du lịch Vinashin - Nam Sơn được phép khai thác kinh doanh.

    Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, cách Hà Nội khoảng 170km, cách Nghệ An khoảng 150km, cách TP Thanh Hóa 16 km, cùng với vẻ đẹp tự nhiên do thiên nhiên hào phóng ban tặng có núi, rừng, biển, đặc biệt là bãi cát dài, thoải, cát trắng và mịn, Sầm Sơn đang trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

    Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Chính phủ thể hiện bằng chủ trương phê duyệt Phát triển du lịch, xây dựng thị xã Sầm Sơn thành đô thị du lịch chất lượng cao của Thủ tướng, Sầm Sơn sẽ ngày8 càng được đầu tư, trong tương lai không xa sẽ trở thành một nơi du lịch đầy hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

    Mặc dù hiện nay tại Sầm Sơn có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ khách du lịch nhưng toàn thị xã vẫn chưa có một khách sạn tầm cỡ, có quy mô lớn có khả năng đáp ứng yêu cầu của du khách với các dịch vụ khép kín: ăn nghỉ, giải trí đạt chất lượng cỡ từ 3 sao trở lên. Điều này khiến cho thị trường kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ở Sầm Sơn đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư trong lĩnh vực này.

    Để đón đầu thị trường Công ty TNHH đầu tư và du lịch Vinashin - Nam Sơn lập dự án “Đầu tư, nâng cấp mở rộng khách sạn công đoàn Giao thông vận tải” và đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phê duyệt.

    2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

    2.1. Các văn bản pháp luật

    - Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 (Điều 18 quy định các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM).

    - Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường".

    - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

    - Chỉ thị 01/ CT-UB ngày 27/2/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường”.

    2.2. Văn bản kỹ thuật

    - Hợp đồng thuê 7.500 m2 đất đã ký kết với Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.

    - Bản đồ đo đạc hiện trạng do Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa thực hiện.

    - Báo cáo khả thi dự án “Đầu tư, nâng cấp, mở rộng khách sạn công đoàn Giao thông vận tải” - Công ty TNHH đầu tư và du lịch Vinashin - Nam Sơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...