Đồ Án ĐTM 2000ha rừng nguyên liệu giấy

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1.Xuất xứ dự án
    Theo số liệu dự báo của Hiệp hội giấy Việt Nam tháng 5/2007 thì nhu cầu sử dụng giấy vào năm 2007 là 21,08 kg/người/năm và sẽ tăng lên 26,86 kg vào năm 2010. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành giấy là trở thành một nền kinh tế mạnh, có vị trí then chốt trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và quốc tế. Nhưng nguồn nguyên liệu hiện nay chưa đáp ứng đủ cho các nhà máy hoạt động hết công suất. Mặt khác, thực hiện quyết định số 07/2007/QĐ- BCN ngày 31/01/2007 của Bộ Công thương về việc quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 600 ngàn tấn bột giấy vào năm 2010 và 1.800 tấn vào năm 2020, khai thác và phát triển các nguồn lực sản xuất đảm bảo 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực. Do đó, việc đầu tư phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu giấy là cần thiết và cấp bách.
    Dự án đầu tư phát triển khu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn biên giới huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk (dự án KT-QP Ea Súp) do Binh đoàn 16 làm chủ dự án đã được thực hiện từ năm 2002, đến nay có thể khẳng định dự án KT-QP Ea Súp là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Chỉ sau hơn 5 năm, nơi đây đã trở thành một khu dân cư rộng lớn. Cuộc sống của người dân dần đi vào ổn định và đang từng bước phát triển.
    Lấy cây điều làm trọng điểm để phát triển kinh tế, tuy nhiên thời gian qua nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, Lãnh đạo Binh đoàn 16 đã phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển khai dự án đầu tư trồng
    2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008-2013 trên những khu vực cây
    điều đạt năng suất thấp. Với phương thức Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chịu trách nhiệm về giống cây, kỹ thuật chăm sóc, cung ứng vốn để mua phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và thu mua sản phẩm, Binh đoàn 16 và người dân có quỹ đất, tổ chức trồng, chăm bón và thu hoạch.
    Việc Binh đoàn 16 phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển khai dự án trồng 2.000 ha rừng làm nguyên liệu giấy không những góp phần hoàn thành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ mà còn cung ứng nguyên liệu cho nhà máy bột và giấy tại Tây nguyên theo quyết định
    168/2001/QĐ-TTg ngày 30/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra một
    hướng mới nhằm đa dạng hóa nông lâm nghiệp trong vùng, tăng độ che phủ của rừng, phát triển kinh tế vùng biên giới và đặc biệt là cải tại môi trường.
    Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Phụ lục I danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án trồng rừng và khai thác rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên). Công ty cổ phần giấy Tân Mai phối hợp với Trung tâm Tư Vấn Tài nguyên và Môi trường tỉnh ĐắkLắk lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk thẩm định và phê duyệt.


    . TÊN DỰ ÁN
    Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 –
    2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk.

    . CHỦ DỰ ÁN

    Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
    - Địa chỉ: Phường Thống Nhất – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
    - Điện thoại : 061 3 822 257 Fax: 061 3 824 915
    - Đại diện: : Ông Trần Đức Thịnh
    - Chức vụ: : Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty.

    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
    Phụ lục hình 1: Sơ đồ vị trí vùng dự án tại xã Ia R’vê và xã Ia Lôp, huyện
    Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk)
    Vùng dự án nằm trong các tiểu khu 136, 140, 141, 152, 153, 159, 162,
    170, 191, 197, 199, 200, 209, 211, do các trung đoàn 725, 736, 737, 739 – Binh đoàn 16 quản lý. Dự án nằm trên địa giới hành chính của 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, nằm phía Tây Bắc của huyện Ea Súp và cách trung tâm huyện khoảng 50 km theo đường tỉnh lộ 1, có tọa độ địa lý:
    - Từ 13o12'13 " đến 13o22'32 " vĩ độ Bắc
    - Từ 107o36'39 " đến 107o44'58 " kinh độ Đông
    Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
    - Phía Bắc: giáp tỉnh Gia Lai
    - Phía Đông: giáp xã Ia lơi và xã Ya Tờ Mốt
    - Phía Nam: giáp xã Ea Bung.
    - Phía Tây: giáp biên giới Campuchia.
    Đây là vùng đất đã được UBND tỉnh ĐắkLắk giao cho Binh đoàn 16 quản lý, đã được chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp. Hiện đang được trồng điều. Hiện tại khu vực dự án nằm xa khu dân cư, xung quanh dự án các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, y tế, cấp điện, cấp nước, hầu như đã được đầu tư xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...