Tiểu Luận DT078 - Các chính sách của Việt Nam trong việc thu hút FDI nói chung và từ Nhật Bản nói riêng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​

    Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các nước đang và kém phát triển mà thậm chí cả đối với những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản .

    Riêng đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì FDI đã góp phần tạo nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế đất nước, giúp nước ta có được những công nghệ mới hiện đại, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực mới cho nền kinh tế . Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Nhận thức được điều đó, nước ta đã có những chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài ngày 29/12/1987 và các luật đầu tư sửa đổi cùng các thông tư, nghị định khác. Kể từ đó đến nay các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia khác nhau lần lượt đã tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong số đó phải kể đến nhà đầu tư Nhật Bản.

    Trong suốt 20 năm trở lại đây Nhật Bản luôn đứng trong nhóm các quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Một số lĩnh vực Nhật Bản đầu tư đang trở thành sức sống của nền công nghiệp Việt Nam như sản xuất ô tô, công nghiệp điện tử . Lợi ích to lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản mang lại là không thể phủ nhận. Chính vì thế cho nên việc nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản là một việc làm cần thiết. Điều đó giúp cho nước ta có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm đã giúp cho Nhật Bản sửa chữa những mất cân đối của nền kinh tế và tạo cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng hài hoà với nền kinh tế toàn cầu, từ đó giúp Việt Nam có thể xây dựng được một môi trường đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản mà cả các nhà đầu tư khác. Bởi một thực tế cho thầy hiện nay môi trường đầu tư của nước ta còn nhiều hạn chế đặc biệt là về hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính.

    Với những lý do trên, nhóm thảo luận E30 chúng em nhận thấy việc nghiên cứu về đề tài này rất bổ ích nhưng cũng rất khó khăn. Hơn nữa, với vốn kiến thức hạn hẹp, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy Nguyễn Anh Tuấn để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.

    Chúng em xin chân thành cảm ơn!


    Đề tài: Các chính sách của Việt Nam trong việc thu hút FDI nói chung và từ Nhật Bản nói riêng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...