Tiểu Luận DT073 - Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của hình thức hợp tác liên doanh v

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội diễn ra ở cả hai cấp độ khu vực hoá và toàn cầu hoá hơn nữa để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoấ đất nước thì điều cần thiết là phải có vốn theo tính toán sơ bộ thì để duy trì chế độ tăng trưởng GDP 9-10%/năm như mục tiêu mà Đảng và chính phủ đề ra từ nay đến năm 2000 thì Việt Nam cần đầu tư khoảng 40-42 tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa từ Việt Nam hiện nay thì con số này thực sự là khổng lồ. Chính vì vậy mà chúng ta phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà hoạt động hợp tác liên doanh với nước ngoài (hình thức doanh nghiệp liên doanh - DNLD) là quan trọng.

    Bộ xây dựng là một cơ quan quản lý nhà nước thuộc chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đã hoà nhập cùng với xu hướng chung của cả nước và trên thế giới, Bộ đã lãnh đạo các đơn vị thuộc bộ quản lý tích cực tham gia hoạt động hợp tác liên doanh với nước ngoài. Tính đến nay còn tồn tại khoảng 50 doanh nghiệp liên doanh hoạt động xây dựng thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 2 % từ số doaah nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ nước ta, trong đó có 12 doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp của Bộ xây dựng, 12 doanh nghiệp thuộc các công ty trách nhiệm hữu hạn, 8 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và chủ yếu nằm ở địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng nai, đã có một số doanh nghiệp bị giải thể trước thời hạn do đó hợp tác không có hiệu quả. Cac doanh nghiệp thuộc bộ xây dựng đã đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của bên ngoài xây dựng nói chung và của Bộ xây dựng nói riêng. cũng như đã góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân (tăng GDP) chủ yếu thông qua các lĩnh vực sau : sản xuất nguyên vật liệu và cơ khí xây dựng. xây lắp công trình xây dựng, kinh doanh khách sạn, văn phòng (bất động sản); sản xuất xi măng, tư vấn xây dựng.

    Việt Nam đã chính thức là thành viên của liên hiệp các nước Đông Nam Á ASEAN (AFTA) ngày 28/7/1995 và tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ngày 14/11/1998. Điều này cho thấy chắc chắn sẽ làm tăng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào ngành xây dựng nói riêng. Cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tác thuộc nhiều quốc gia và lãnh thổ sẽ liên doanh với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng. Như vậy sẽ tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng gặp phải những thách thức mới. Chính vì vậy mà cần phải xem xét đánh giá những mặt đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục của các liên doanh thuộc Bộ xây dựng để từ đó có các giải pháp để nâng cao hiệu quả lao động của hợp tác liên doanh với nước ngoài.

    Đề tài “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của hình thức hợp tác liên doanh với nước ngoài trong các đơn vị thuộc Bộ xây dựng" được lựa chọn là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay bởi vì như chúng ta đã biết trong giai đoạn hiện nay quá trình hợp tác liên doanh với nước ngoài của các đơn vị thuộc Bộ xây dựng đã gặp phaỉ những hạn chế đáng kể mà lý do chủ yếu là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, cùng với những đột biến về khí hậu đã làm cho các liên doanh làm ăn thua lỗ và có liên doanh phải giải thể. Như vậy để làm thế nào cho các liên doanh này tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì thật không dễ. Tuy nhiên qua đề tài này em cũng đưa ra một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những hạn chế của các liên doanh thuộc Bộ xây dựng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...