Báo Cáo DT051 - Phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng (GDP) của Việt Nam trong

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong cuộc đổi mới kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và bước đầu có tích luỹ. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Đến nay, thế và lực của đất nước đã có sự biến đổi rõ rệt về chất. Chúng ta đã tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những thành tựu đó có sự dóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Đối quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đẩy mạnh nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Mặt khác, ngày nay trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng, là một công cụ ngoại giao đắc lực mà các nước phát triển sử dụng, do đó ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lớn đến sự phát triển kinh tế bền vững. Đánh giá ảnh hưởng, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là một nhiệm vụ rất khó khăn vì trong khi mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có sự gia nhập hay những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của nước ta.

    Trong thời gian thực tập em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng (GDP) của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

    Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, cùng với các hạn chế về mặt số liệu nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được sự góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô và các anh trong Viện nghiên cứu quản lý trung ương. Em xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...