Tiểu Luận DOwnload: Tiểu luận kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên, tốt n

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUẢN LÝ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
    NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
    CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS

    Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân tộc đã chịu bao mất mát nhưng chưa bao giờ chịu mất đạo lý, đã từng chịu bao thiếu thốn nhưng chưa bao giờ thiếu nghĩa tình. Thực có ý nghĩa khi đạo lý và tình nghĩa ấy, dân tộc đã giành được một phần quan trọng cho những người làm nghề dạy học. Bởi vì, xét trong ý nghĩa sinh thành lẫn nhau của nhề nghiệp thì nghề dạy học được xem như là mẹ của tất cả các nghề. Có nhà bác học, nhà văn, nhà chính trị nào là không đã từng là học sinh được người thầy khai tâm, dìu dắt. Truyền thống ấy, được dân ta, Đảng ta gìn giữ, trân trọng và phát huy mãi mãi trường tồn.
    Nghề dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ. Nghề dạy học không chỉ quan trọng là phát triển trí tuệ, nhân cách con người, mà còn ở mức cao hơn là góp phần nâng cao đời sống xã hội và kinh tế Quốc dân.
    Tập thể sư phạm trong nhà trường là tập thể lao động, đặc biệt trong đó có đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quí báu, có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà truờng, góp phần to lớn tạo nên “tiềm lực trí tuệ” của con người Việt Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn đến vị trí, vai trò của người thầy giáo đã từng nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định tạo nên những con người mới XHCN. Vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện, tu duỡng về mọi mặt để xứng đáng là người thầy giáo XHCN”. Cố Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất của giáo dục chúng ta hiện nay là: “Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...