Thạc Sĩ Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực
    Trang : 1
    CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG
    1.1Tiền tệ
    1.1.1 Bản chất :
    Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
    lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác; đồng thời nó thể hiện lao
    động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất.
    Bản chất này xuất phát từ việc ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của
    các hình thái giá trị :
    ã Ở hình thái giá trị giản đơn ngẫu nhiên của giá trị, giá trị của một vật được
    biểu hiện bằng giá trị sử dụng của một vật khác đóng vai trò là vật ngang giá.
    ã Ở hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng, giá trị của một vật được biểu hiện ở
    giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác có tác dụng làm vật ngang giá.
    ã Ở hình thái chung của giá trị, giá trị của tất cả hàng hoá được biểu hiện bằng
    giá trị của một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung
    này được chọn tùy theo tập quán địa phương mang ý nghĩa tượng trưng như lông
    thú, da thú, vòng đá, vỏ sò .
    ã Ở hình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều vật
    ngang giá chung gây khó khăn cho thị trường trao đổi hàng hoá. Điều này dẫn đến
    sự ra đời của vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần cho các vật ngang giá
    chung khác, mà đáng kể nhất đó là bạc, sau đó là vàng (kim tệ)
    Như vậy, tiền tệ là một sản phẩm tự phát và tất yếu. nó gắn liền vời sự tồn tại
    và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Không những thế, nó còn chứa đựng và
    biểu hiện nhiều mối quan hệ xã hội giữa người với người.
    1.1.2 Chức năng :
    Tiền tệ có 5 chức năng như sau :
    a./ Chức năng thước đo giá trị : Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ. Chức năng này
    được thể hiện thông qua việc tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị cho các
    hàng hoá khác và chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả hàng hoá. Để thực hiện chức
    năng này, tiền tệ đòi hỏi phải có giá trị đầy đủ, có tiêu chuẩn giá cả, và được thểTrang : 15
    Kết luận chương I.
    Có thể nói thế giới chúng ta đang chứng kiến một xu thế khu vực hoá, toàn
    cầu hoá hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Chính xu thế này đã góp phần
    nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư quốc tế bằng cách chuyển chúng đến những
    nơi hứa hẹn có nhiều lợi nhuận nhất.
    Sự ra đời của đồng EURO đang được là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm
    của đồng USD. Ảnh hưởng đến vị trí độc tôn của đồng USD trên thị trường thanh
    toán quốc tế. Do đó, cũng không khó hiểu khi đồng EURO ra đời đã vấp phải nhiều
    sự phản ứng từ phía Mỹ.
    Từ lúc ra đời cho đến nay, đồng EURO đang biến động khá phức tạp. Lúc
    đầu, nó liên tiếp giảm giá trị so với đồng USD nhưng sau đó lại vượt lên mạnh mẽ
    và vượt qua luôn cả mức quy định ban đầu. Điều này xuất phát từ xu hướng muốn
    cải thiện cán cân thương mại đang bị thâm hụt lớn của Mỹ bằng cách giảm giá đồng
    USD để kích thích xuất khẩu cộng với tình hình tăng trưởng chậm chạp và kém ổn
    định của các nước EU.
    Nhưng dù sao, với sự ra đời của đồng EURO, bản đồ tài chính quốc tế kể từ
    đó đang được vẽ lại, hứa hẹn sự sôi động hơn và bình đẳng hơn trong các giao dịch
    tài chính trên thế giới. Trong tương lai, các đồng tiền đựơc sử dụng quốc tế và được
    chấp nhận rộng rãi trong thanh toán quốc tế sẽ không còn là sự độc tôn của USD mà
    ít nhất sẽ có một người đồng hành là EURO. Trang : 16
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KINH TẾ TÀI CHÍNH
    ASEAN
    2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế của các quốc gia ASEAN.
    Tình hình kinh tế năm 2003, Chiến tranh và dịch bệnh khiến cho tình hình
    trở nên ảm đạm đến mức vào giữa năm nhiều chính phủ trong khu vực phải hạ thấp
    dự báo mức tăng trưởng. Nhưng rồi những nổ lực mới đã cải thiện tình hình. Tốc độ
    tăng trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương ( bao gồm ASEAN và Đông Bắc Á)
    được coi là nhanh nhất thế giới với 6,1 % vào năm 2003 và đạt đến 6,4% năm 2004
    (số liệu cuả Ngân Hàng Thế Giới). Bên cạnh những nổ lực cải thiện môi trường du
    lịch, từ tháng 10-2003, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản hưá
    hẹn khả năng tăng cường xuất khẩu cuả nền kinh tế ASEAN, nhờ đó tốc độ tăng
    trưởng kinh tế có thể thay đổi nhiều . Các chỉ số kinh tế cơ bản đã nêu phản ánh tình
    hình kinh tế vĩ mô khá lành mạnh cuả nền kinh tế khu vực.
    Tuy nhiên, Các thành viên ASEAN vẫn tiếp tục thực hiện tích cực tiến trình
    hợp nhất khu vực , coi đó là việc cấp thiết trước những thách thức toàn cầu hiện
    nay. Mục tiêu mới bây giờ là tiến tới 2010 xoá bỏ thuế nhập khẩu giữa các thành
    viên cũ và tới năm 2015 đối với các thành viên mới bao gồm Campuchia, Lào,
    Myanmar và Việt nam. Thương mại giữa các thành viên ASEAN đã tăng từ 44 tỷ
    USD năm 1993 lên 87 tỷ USD năm 2001 nhờ giảm thuế theo AFTA. Với những
    mục tiêu đặt ra như thế, các nước thành viên đang xúc tiến thúc đẩy nhanh quá trình
    kinh tế, thông qua hàng loạt chính sách kinh tế khu vực như khu vực đầu tư ASEAN
    (AIA), hợp tác công nghiệp (AICO) . tạo thuận lợi thu hút đầu tư FDI từ cả các
    nước ASEAN lẫn ngoài ASEAN. Theo hiệp định AIA , các nước ASEAN cam kết
    dành ưu đãi huệ quốc cho các nhà đầu tư ASEAN. Thời hạn rút ngắn từ 2020 thành
    2010. Trang : 43
    Kết luận chương II.
    Có thể nói rằng các nước ASEAN chỉ mới ở vị trí “ xuất phát “ trong lộ trình
    thành lập liên minh kinh tế cũng như tài chính. Lộ trình này chịu nhiều tác động từ
    sự chuyển biến của kinh tế khu vực và quốc tế.
    a./ Lĩnh vực kinh tế :
    Nhằm mở rộng thương mại nội khối, hàng lọat các hiệp định thượng mại ra
    đời từng bước mở rộng thị trường buôn bán nội khối, có thể kể đến các hiệp định
    như AFTA, AICO, ECA, AIA.
    Bên cạnh đó, để mở rộng liên kết với ngòai khối nhất là các cường quốc như:
    Mỹ, Nhật, Trung quốc. khối ASEAN đã chủ động liên kết thông qua các hiệp định
    như ARF, FTA.
    b./ Lĩnh vực tài chính tiền tệ :
    Bài học từ cuộc khủng hỏang tài chính tiền tệ đã giúp các nước trong khu
    vực “xích lại” gần nhau, mở rộng hợp tác thêm trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh
    vực tài chính tiền tệ, từng bước hình thành hệ thống tài chính tiền tệ khu vực theo
    hướng hội nhập cụ thể như :
    ã Cơ chế giám sát ASEAN, hệ thống tiền tệ và tỷ giá khu vực
    ã Các thể chế tín dụng : Sáng kiến Chiangmai nhằm cung cấp vốn tức thời khi
    xảy ra vấn đề thanh tóan ; Phòng theo dõi, giám sát : Theo dõi biến động của thị
    trường; Phương thức thanh tóan: Sử dụng nội tệ để thanh tóan giữa các quốc gia
    khu vực hạn chế sử dụng ngọai tệ mạnh.
    c./ Đánh giá khu vực tiền tệ tối ưu : Những điều kiện đảm bảo hình thành khu vực
    tiền tệ tối ưu của khu vực ASEAN trên thực tế còn chưa đầy đủ.
    Tuy nhiên Những kết quả này chỉ là những bước khởi đầu một cách thận
    trọng và khá đơn giản mang tính đối phó hơn là giải quyết những vấn đề cốt lõi.
    Thực tế đã chứng minh chỉ khi những vấn đề cốt lõi được giải quyết thì các nước
    mới có thể hình thành một liên minh vững chắc trên các mặt kinh tế, tài chính. Trang : 44
    CHƯƠNG III : ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN SỰ CẦN
    THIẾT PHÁT TRIỂN KHU VỰC
    Mặc dù các mối quan hệ về kinh tế thương mại khu vực Đông Nam Á ngày
    càng được cải thiện. Tuy nhiên, có thể hướng đến một thị trường chung về hàng hoá
    và dịch vụ mà mục tiêu cuối cùng la m̀ ột đồng tiền chung khu vực đòi hỏi các nước
    ngay từ bây giờ phải đặt những nền tảng đầu tiên cho thị trường khu vực. Thật vậy,
    liên minh kinh tế và tiền tệ là đỉnh điểm của tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá
    kinh tế theo 5 cấp độ :
    1./ Khu vực mậu dịch tự do
    2./ Liên minh hải quan
    3./ Khối thị trường chung
    4./ Liên minh kinh tế
    5./ Liên minh kinh tế và tiền tệ.
    Thực tế đến nay cho thấy, mối liên kết kinh tế giữa các nước, các khu vực
    ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhưng nhìn chung , sự liên kết
    này luôn diễn ra theo một trình tự nhất định, từ liên kết thương mại đến liên kết thị
    trường rồi liên kết kinh tế và sau cùng là liên kết kinh tế tiền tệ. Trong đó liên kết
    kinh tế - tiền tệ là hình thức liên kết cao nhất. Đối với các nước Châu âu việc liên
    kết thị trừơng bắt đầu từ nhăm 1968 khi các thành viên EEC thoả thuận và thống
    nhất thiết lập một biểu thuế quan chung. Đến 1/1/1993 thị trường thống nhất đi vào
    hoạt động chính thức, việc tự do hoá lưu thông hàng hoá dịch vụ , vốn, lao động
    một cách tự do và do đó xuất hiện yêu cầu một chính sách tiền tệ thống nhất.
    Đông Nam á, bước chuyển biến bao trùm nhất trong quan hệ thương mại
    giữa các thành viên ASEAN đánh dấu bằng hiệp định thành lập khu vực tự do
    thương mại ASEAN (AFTA) được ký kết chính thức ngày 28/1/1992. Đây là nấc
    thang thứ hai trong tiến trình hình thành khu vực mậu dịch tự do.
    Bên cạnh đó thúc đẩy thương mại trong khối bằng các thoả thuận như :
    Chương trình bổ sung công nghiệp (AIC), chương trình hợp tác công nghiệp
    ASEAN (AICO), BBC, AIJV Các chương trình hợp tác kinh tế đó đã giúp tạo Trang : 70
    Kết luận chương III.
    Đồng tiền chung ASEAN là mục tiêu cuối cùng cần hướng đến của các nước
    trong khu vực. Tuy nhiên, không phải là bằng mọi giá. Để hình thành nên đồng tiền
    chung còn có rất nhiều việc các nước cần phải làm. Cụ thể trên các lĩnh vực sau :
    a./ Kinh tế các nước thành viên : Cải cách các điều kiện về thị trừơng, quản lý vĩ
    mô, xây cơ sở hạ tầng theo hướng hội nhập kinh tế khu vực tại các quốc gia. Từng
    bước mở rộng liên kết hợp tác không những trong khối ASEAN mà cả các nước
    Đông bắc Á, các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật, Trung quốc.
    b./ Liên kết tài chính : Từng bước bổ sung cơ chế giám sát họat động một cách tích
    cực và hiệu quả hơn. Mở rộng thị trường trái phiếu tạo điều kiện thu hút nguồn
    ngọai tệ dự trữ của các quốc gia khu vực. Đa dạng hóa thêm Quỹ ngọai hối khu
    vực( CMI), xây dựng cơ chế tỷ giá hối đóai Đông Nam Á (ARM).
    c./ Đồng tiền chung : Phát họa về đồng tiền chung khu vực trong tương lai gồm các
    yếu tố như: Chức năng, đặc điểm, vai trò, phương pháp tính ACU và thời hạn ra
    đời. Thời hạn này không thể quá lâu vì với tác động xu hướng tòan cầu hóa hiện
    nay, việc ra đời một đồng tiền ASEAN quá lâu có thể đồng tiền châu Á hay Đông
    Bắc Á ra đời, điều này ảnh hưởng đến vị trí tài chính của ASEAN trong khu vực
    Châu Á Thái Bình Dương.
    Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng nhất là các quốc gia cần
    xem xét lợi ích quốc gia trong lợi ích của khu vực, xem lợi ích khu vực cũng chính
    là lợi ích quốc gia mình, phải biết gác lại những mẫu thuẩn lẫn nhau để “bắt tay“
    nhau cùng hợp tác và cùng phát triển.
    Việt Nam là một thành viên gia nhập sau trong khu vực ASEAN. Chúng ta
    càng cần có những nỗ lực mạnh mẽ trong cải cách và thay đổi phương pháp làm
    việc để từng bước hòa nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...