Thạc Sĩ Đồng tiền chung ASEAN – Giải pháp cho sự phát triển kinh tế khu vực

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:
    Thế giới chúng ta đang chứng kiến một sự hội nhập mạnh mẽ về kinh tế
    giữa các quốc gia với sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu vực mậu dịch tự do
    như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    (AFTA), Liên minh Châu Âu (EU), Những khu vực mậu dịch tự do này không
    những giúp cho nền kinh tế của các nước thành viên tăng trưởng, mà còn góp
    phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển.
    Là một trong những yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế, thị trường tài
    chính cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn. Từ phạm vi quốc gia, thị
    trường tài chính đã dần mở rộng sang phạm vi quốc tế. Nhờ thị trường tài chính
    quốc tế mà vốn đã được luân chuyển một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
    Tuy nhiên, chúng ta lại đang chứng kiến sự độc tôn gần như toàn phần
    trong thanh toán quốc tế của USD trên thế giới. Gần như mọi biến động của nó
    cũng đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính quốc tế. Qua thời gian, không biết từ
    lúc nào, sự biến động của đồng USD đã được mọi người ví như là nhịp tim của
    thị trường tài chính thế giới. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị
    trường tài chính quốc nội của các quốc gia.
    Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện đồng EURO của Liên minh
    tiền tệ Châu Âu, thị trường tài chính thế giới hứa hẹn có nhiều thay đổi. Khác
    với đồng yen của Nhật Bản (JPY), hoặc đồng bảng của Anh (GBP), hay đồng đô
    la của Úùc AUD, đồng EURO đã được các nước thành viên trong Liên minh tiền
    tệ Châu Âu (EMU) sử dụng như là một đồng tiền chính thức. Không những thế,
    đồng EURO cũng đã nhanh chóng mở rộng sang phạm vi quốc tế. Nó dường như
    trở thành lối thoát mới cho các nước trước sự phụ thuộc quá lớn vào USD. Mặc
    dù có nhiều biến động bất lợi cho EURO ngay từ những buổi đầu mới hình
    thành, nhưng không có gì có thể phủ nhận rằng thế giới tài chính trong tương lai
    sẽ không còn được thống trị hầu như hoàn toàn của USD, mà nó sẽ là một sự
    phối hợp của nhiều đồng tiền mạnh khác của một nhóm các quốc gia hoặc khu
    vực.
    Là một trong những khu vực hoạt động khá tấp nập và hiệu quả trong thời
    gian qua, ASEAN đang dần khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Tuy
    nhiên, đứng trước người khổng lồ Trung Quốc đang thu hút mạnh mẽ FDI trên
    thế giới, ASEAN cần thiết phải thắt chặt hơn nữa sự hợp tác kinh tế cũng như
    tài chính của các nước thành viên. Sự hợp tác này đòi hỏi phải hướng vào chiều
    sâu nhiều hơn để không những tạo ra một thị trường hoạt động hiệu quả hơn,
    cạnh tranh hơn, mà còn góp phần tạo tăng trưởng kinh tế cho các nước. Một sự
    ra đời của đồng tiền chung ASEAN sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất cho mục tiêu
    này.
    Là một trong những nước thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể
    đứng ngoài khuynh hướng này. Sự chuẩn bị trước sẽ rất hữu hiệu cho Việt Nam
    trong việc đón đầu những cơ hội, và hạn chế những rủi ro khi mà đồng ASEAN
    trở thành hiện thực. Điều này đã khiến cho tác giả quyết định chọn đề tài “Đồng
    tiền chung ASEAN – Giải pháp cho sự phát triển kinh tế khu vực” để nghiên cứu.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Thông qua việc nghiên cứu đồng EURO, cũng như những nỗ lực của các
    nước ASEAN trong việc hướng tới một đồng tiền chung, luận văn sẽ giúp chúng
    ta thấy rõ hơn cơ hội cũng như thách thức mà đồng ASEAN có thể mang lại. Qua
    đó, tìm ra giải pháp cho ASEAN tiến tới nhất thể hóa trong lĩnh vực tiền tệ; cũng
    như Việt Nam trong công tác chuẩn bị cho sự hội nhập, và hợp tác mạnh mẽ hơn
    về tài chính với các nước thành viên khác trong ASEAN. Từ đó, tạo điều kiện
    thuận lợi để Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội này để tạo bước nhảy vọt
    cho nền kinh tế quốc nội.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn này thực hiện việc phân tích các vấn đề về tình hình, và diễn
    biến của xu thế hình thành đồng ASEAN trên phạm vi thế giới. Đồng thời thông
    qua mẫu hình tiền tệ EURO, để nhận thức được những gì mà ASEAN cần chuẩn
    bị và cần thực hiện cho việc biến đồng ASEAN thành hiện thực. Bên cạnh đó,
    căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, luận văn xác định nhu cầu và giải
    pháp cho một sự gia nhập đồng ASEAN một cách hiệu quả và có lợi nhất.


    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn này sử dụng các phương pháp như phương pháp hệ thống,
    phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận logic, phân tích, so sánh, thống
    kê, để phân tích tình hình thực hiện đồng tiền chung EURO, và triển vọng của
    một đồng tiền chung ASEAN. Từ đó, tìm ra giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong
    việc đón nhận một xu hướng hợp tác kinh tế mới.


    5. Kết cấu luận văn:
    Luận văn này được sắp xếp thành ba phần gồm phần mở đầu, phần trọng
    tâm (thân bài), và phần kết luận. Trong đó, phần trọng tâm được kết cấu theo
    hướng gồm ba chương như sau:
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀØ ĐỒNG TIỀN CHUNG VÀ
    THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
    CHƯƠNG II: ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
    CỦA NỀN KINH TẾ KHU VỰC
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO ASEAN VÀ VIỆT NAM ĐỂ
    HƯỚNG TỚI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...