Tiểu Luận Động thái của cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch – đường cong j

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: ĐỘNG THÁI CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ LỆ MẬU DỊCH – ĐƯỜNG CONG J?

    Sự biến động giữa cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch: Đường cong J? (gồm bài luận + file powerpoint thuyết trình)

    Lời mở đầu
    Như chúng ta đã biết, cán cân thương mại hay còn gọi là cán cân mậu dịch (CCTM) - Trade Balance là một thành phần chính và chiếm tỉ trọng lớn trong tài khoản vãng lai của mỗi quốc gia. Nó ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
    Sự cân bằng trong cán cân thương mại và các tỷ lệ mậu dịch (TLMD) vẫn luôn là điều mà chính phủ các quốc gia hướng tới, bởi lẽ một sự gia tăng trong xuất khẩu hay nhập khẩu có thể dẫn đến tình trạng xuất siêu hay nhập siêu đều sẽ mang lại những hậu quả xấu cho nền kinh tế.
    Tuy nhiên, để có thể điều chỉnh cán cân thương mại một cách có lợi theo ý muốn chủ quan của con người thật không phải dễ dàng. Chúng ta cần phải nắm rõ những đặc thù, tính chất và các nhân tố tác động, từ đó hình thành nên cách xử lý phù hợp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
    Nhằm đáp ứng những nhu cầu đó, bài nghiên cứu sau đây của 3 tác giả: David K. Backus, Patrick J. Kehoe và Finn E. Kydland sẽ cung cấp những giải thích mang tính lý thuyết làm nền tảng để chúng ta tìm hiểu về 2 đặc tính quan trọng có được từ nguồn dữ liệu quốc tế: đó là các hoạt động ngược chu kỳ trong xuất khẩu ròng và xu hướng của cán cân thương mại. Họ thấy rằng cán cân thương mại là ngược chu kì và tương quan phủ định, với các hoạt động hiện tại và tương lai trong tỷ lệ mậu dịch, nhưng rõ ràng tương quan xác định với những vận động trong quá khứ theo dạng không đối xứng của hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và các tỷ lệ mậu dịch của đường cong_S, vì nó trông giống như một chữ S nằm ngang. Một điều quan trọng được rút ra là: mối quan hệ giữa cán cân thương mại và các tỷ lệ mậu dịch phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của sự biến động.
    Những nghiên cứu này được thực hiện trên 1 mô hình được giả thiết mang tên Nền kinh tế lý thuyết, được hình thành bằng cách đưa ra dữ liệu về một số thuộc tính của các biến động ngắn hạn trong cán cân thương mại và các tỷ lệ mậu dịch trong 11 nước phát triển và giải thích chúng theo quan điểm của một mô hình tăng trưởng ngẫu nhiên của 2 nước (theo Kydland và Prescott, 1982)
    Mục tiêu cao hơn của bài nghiên cứu này là cung cấp một sự giải thích linh hoạt trong sự cân bằng tổng quát về những thuộc tính này, bằng cách nghiên cứu các phản hồi khi tính đến những thay đổi trong tiêu dùng và đầu tư sẽ tác động như thế nào đến sản lượng. Mô hình phản ứng động này làm gia tăng các vận động ngược chu kì trong cán cân thương mại và 1 hàm tương quan chéo không đối xứng giống như những gì nhìn thấy trong các dữ liệu, đồng thời cho thấy các động thái đầu tư đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra các đặc tính này của nền kinh tế lý thuyết.
    Sự cân bằng theo nghĩa là sự tương quan giữa thương mại và giá cả tương đối phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của sự biến động, và sẽ được minh họa rất rõ qua những đột biến trong chi tiêu chính phủ. Trong trường hợp này, hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch là hình lều, chứ không phải hình chữ S. Những điểm này được phát triển trong phần còn lại của bài, tại Mục I, với một mô tả về dữ liệu hàng quý sau chiến tranh, bao gồm các diễn biến có tính chu kỳ của xuất khẩu ròng và các mối tương quan giữa xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch tại 11 nước phát triển. Tiếp theo đó, Phần II sẽ mô tả một lý thuyết nền kinh tế với hai nước sản xuất hàng hoá khác nhau có vốn đầu tư và lao động và những đột biến trong chi tiêu chính phủ. Phần III sẽ làm rõ về việc lựa chọn các giá trị tham số và phương pháp để tính tóan thời gian cân bằng theo hướng xuất khẩu ròng, tỉ lệ mậu dịch và các biến khác. Trong phần IV sẽ hướng về các thuộc tính của mô hình, bao gồm các mối tương quan giữa xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch. Mục V được dành cho hai thí nghiệm cực: nền kinh tế không có vốn và đầu tư và nền kinh tế với những cú sốc để mua hàng chính phủ một mình. Phần VI được dành cho một số tính năng bổ sung về lý thuyết.
    Với số lượng trang ít nhưng hàm chứa khối lượng kiến thức khá nhiều, cùng với lối viết của các vị giáo sư người Mỹ, đôi khi gây khó khăn cho việc hiểu rõ các vấn đề trong bài. Chính vì thế, nhóm thuyết trình đã cố gắng tìm đọc rất nhiều các tài liệu tham khảo có liên quan, với mục tiêu cuối cùng là làm sao có thể chuyển tải một cách rõ ràng tinh thần của bài viết đến người đọc theo văn phong của người Việt.
    Tuy nhiên, với trình độ của sinh viên, cùng với những hạn chế về kiến thức cũng như ngôn ngữ nên khó có thể tránh khỏi sai sót. Nhóm thuyết trình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa chân thành của quý thầy cô để các bài nghiên cứu sau sẽ được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.

    Nội dung chính trong bài thuyết trình của chúng ta đó là tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
    Thứ 1: Sự vận động của CCTM là như thế nào?
    Thứ 2: Sự tương quan giữa CCTM và TLMD là như thế nào ?
    Thứ 3: Các nhân tố tác động lên sự tương quan giữa CCTM và TLMD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...