Tiểu Luận Động lực phát triển của kinh tế thị trường ( phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện c

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật có thể có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi là mâu thuẫn khác lại hình thành.

    Mâu thuẫn là một động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh là một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển nó. Với mong muốn tìm hiểu thêm về phép biện chứng , về những mâu thuẫn là động lực phát triển nền kinh tế thị trường và những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Động lực phát triển của kinh tế thị trường ( phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật ) “ .












    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    I . Lý luận chung về mâu thuẫn.

    1. Khái quát chung về mâu thuẫn và nội dung của qui luật mâu thuẫn.

    a) Khái quát chung về mâu thuẫn.

    Từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại phương đông đã xem vận động là do sự hình thành các đối lập và các đối lập ấy cũng luôn vận động. Tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng trước Mac là học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là Gioocgio Vinhem phridrich Heghen nhà biện chứng đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống. Chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, có xung lực và hoạt động”

    Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn , bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ( Quy luật mâu thuẫn ) - hạt nhân của phép biện chứng

    Các khái niệm chung về mâu thuẫn:

    - Mâu thuẫn: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

    - Mặt đối lập: là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau .

    - Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

    - Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.

    b) Nội dung của quy luật mâu thuẫn.

    Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Lenin gọi nó là “ hạt nhân “ của phép biện chứng, vì nó là cơ sở để hiểu rõ mối quan hệ giữa các phạm trù khác nhau cũng như các quy luật cơ bản khác trong phép biện chứng duy vật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...